Không quá khó để đạt điểm cao môn Lịch sử

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Thầy Hà Văn Đường hướng dẫn học sinh trong giờ học Lịch sử


Là giáo viên dạy Lịch sử đã có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập, vậy thầy có lưu ý gì cho các em về phương pháp ôn tập từ này đến kỳ thi THPT Quốc gia và thầy có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập?


Ở mỗi một giai đoạn, nội dung, chủ đề, giáo viên cần hướng dẫn chi tiết các nội dụng trọng tâm nhất và yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức.



Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn cách tự làm đề cương câu hỏi theo từng chủ đề, giai đoạn lịch sử. Khi học sinh làm đề cương nhiều lần thì kiến thức sẽ càng khắc sâu.

- Theo tôi, với môn Lịch sử, các em không ôn tập theo kiểu dồn ép nội dung mà cần phân phối đều nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, chủ yếu là lớp 12.
Từ nay đến kỳ thi THPT Quốc gia không còn nhiều thời gian, do đó ở thời điểm này, các em cần học bài nào chắc bài đấy. Tập trung nghe thầy cô, giáo giảng bài trên lớp và về nhà phải ôn lại ngay để kiến thức không bị trôi đi.

Kinh nghiệm hướng dẫn ôn tập của tôi: Đặc thù là học sinh dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế so với mặt bằng chung nên tôi thường lựa chọn nội dung thật ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu để học sinh dễ học, dễ nhớ.

Nếu chúng ta lấy thước đo 10 điểm cho mặt bằng chung thì với đối tượng học sinh của chúng tôi thước đo chỉ là điểm 8. Tất nhiên tôi luôn khuyến khích và động viên các em cố gắng càng nâng cao thành tích thì càng tốt.

Ngoài ra, khi ở trên lớp tôi thường phân tích cho học sinh hiểu các mức độ của câu hỏi, dấu hiệu nhận biết câu hỏi khó, câu hỏi dễ để có cách giải quyết vấn đề sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, tôi cũng cho học sinh làm thử các đề thi, chấm và rút kinh nghiệm chi tiết cho từng học sinh để các em thầy được ưu điểm, hạn chế của mình từ đó rút kinh nghiệm cho những bài thi sau.

Vậy theo thầy để đạt điểm cao môn Lịch sử có khó không và các em nên nắm chắc những nội dung gì?

- Đối với các em học sinh thực sự yêu thích môn Lịch sử thì việc thi và đạt điểm cao ở môn học này không đến mức quá khó. Theo tôi với cách đổi mới thi cử như hiện nay, đặc biệt là đổi mới cách ra đề, để đạt điểm cao môn Lịch sử các em cần chú ý những vấn đề sau:

Phải rèn luyện thật tốt kỹ năng làm các câu hỏi ở mức độ khó (mức độ vận dụng) ở dạng như: so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá…Đây chính là những câu hỏi để phân hóa học sinh.

Theo cấu trúc đề thi có 40% câu hỏi trong đề thi thuộc dạng này. Nếu các em không làm tốt các dạng câu hỏi trên thì chỉ đạt yêu cầu 70% trở xuống.

Ngoài kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao trong sách giáo khoa, các em cần trang bị thêm kiến thức dạng mở rộng (kiến thức nằm ngoài sách vở).

Các em nên tạo thói quen cho mình về việc cập nhật thông tin, thời sự, những vấn đề đang được xã hội quan tâm và tự tìm hiểu thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Ở thời điểm này các em nên tập làm quen với các dạng câu hỏi mở, đòi hỏi vận dụng kiến thức, sau đó nhờ giáo viên, bạn bè nhận xét và tự rút ra kinh nghiệm cho mình.

Mục đích của việc làm này là để các em rèn luyện kỹ năng trình bày và biết cách vận dụng kiến thức vào bài làm của mình. Qua đó các em sẽ không bị lúng túng khi bắt gặp dạng đề thi như thế này ở kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

Song theo tôi, một yếu tố quan trọng khác đó là các em cần rèn luyện kỹ năng trình bày bài thi. Bài thi môn Lịch sử phải được trình bày theo bố cục rõ ràng, mạch lạc có mở bài, thân bài và kết bài. Bài làm phải có lí luận chắc chắn, chính xác và khoa học.

Thực tế học sinh vẫn bị điểm liệt môn Lịch sử. Vậy theo thầy, để tránh điểm liệt các em cần nắm những kiến thức cơ bản nào?

- Để đạt điểm 9, điểm 10 môn Lịch sử có thể không dễ, nhưng để không bị điểm liệt thì không hề khó. Chỉ cần các em nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, chủ yếu là lớp 12 cộng với cách trình bày bài thi rõ ràng, mạch lạc là các em có thể yên tâm “rinh” ít nhất điểm 4 hoặc 5 về cho mình.

Tuy nhiên, ngoài việc nỗ lực, cố gắng của chính bản thân các em học sinh thì giáo viên cũng có vai trò quan trọng. Theo đó, giáo viên cần tạo cho học sinh một ý thức học tập nghiêm túc.

Các em lựa chon môn Lịch sử để học và để thi là vì các em yêu thích nó chứ không phải là chọn nó như một giải pháp bắt buộc. Các em học tập môn này bằng tinh thần tự nguyện.

Các em cũng cần đặc biệt lưu ý là học phải hiểu bản chất chứ không phải học thuộc bài theo kiểu “học vẹt”.

Xin cảm ơn thầy!
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top