Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ là một trong những ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội cực linh thiêng. Phủ Tây Hồ mang trong mình những câu chuyện lịch sử, những nét kiến trúc và tâm linh rất riêng. Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, thế nên, những nét kiến trúc mang đậm dấu ấn của thời gian.
Đến với Phủ, du khách còn được chiêm những công trình kiến trúc độc đáo và được thiết kế đầy tỉ mỉ như cổng tam quan, kiến trúc chính xây dựng theo lối 3 nếp,… Phủ Tây Hồ hiện tại còn là nơi lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật khá cao thuộc thế kỷ XIX, XX. Những di vật đặc trưng phải kể đến bộ tượng tròn, hoành phi, câu đối,… và đặc sắc nhất là bức đại tự viết: “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện).
Chùa Phúc Khánh
Khác với nhiều ngôi chùa thông thường, chùa Phúc Khánh tọa lạc trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp. Nhưng vào mỗi dịp lễ Tết, ngôi chùa vẫn thu hút được đông đảo du khách và người dân địa phương đến chiêm bái, cầu bình an và cầu duyên cho năm tới.
Ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc thờ Phật truyền thống. Cách bố trí thờ tự được thiết kế từ ngoài vào trong, với Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai.
Tại Hậu cung thì đặt tượng Cửu Long, tượng Phạm Thiên và Đế Thích, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn và Tam thế. Đặc biệt, các di vật của chùa khá phong phú như 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII, 21 tấm bia đá, chuông đồng, cửa võng 14 bộ,…
Am Mỵ Châu – chùa Cổ Loa
Am Mỵ Châu còn được biết đến với tên gọi khác là Am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu. Theo dân gian, nơi đây được biết đến là am thờ công chúa Mỵ Châu không đầu, được cho là lời hứa của nàng quay về hầu cha. Một trong những dấu tích lịch sử rõ nhất của ngôi chùa này chính là cây đa trước am thờ, được tương truyền là do Ngô Quyền đã trồng.
Khu am thờ của ngôi chùa được xây dựng và chia thành 2 phần chính. Tiền tế là một ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ 3 gian, được lợp mái ngói ta. Tại gian giữa có ban thờ gọi là “hương án tiền”, phía trên có bức cuốn thư đề 4 chữ Hán “Tốn cung diên tuý” (cung thờ người con gái) và có 4 câu đối nói về lòng trung tín của công chúa Mỵ Châu. Tiếp theo là hậu cung, đây là nơi đặt ban thờ bà chúa Mỵ Châu. Phía trên có đặt ngai thờ, gian trong cùng là nơi đặt tượng đá.
Chùa Láng
Chùa Láng đã từng được coi là đệ nhất tùng lâm (rừng thông đẹp nhất) ở chốn Kinh kỳ xưa. Chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ kính, còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ cùng các hiện vật khác. Vì vậy mà người dân Hà Nội luôn tin tưởng rằng đây là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất đất Thăng Long. Nhiều bạn trẻ tìm đến chùa để cầu duyên trong dịp đầu xuân năm mới, và cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia đình.
Chùa Hà
Chùa Hà có lẽ là địa chỉ cầu duyên Hà Nội quá quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Chẳng biết từ bao giờ, người dân Hà Thành đã coi nơi đây như là một nơi để cầu duyên, hy vọng đường tình duyên của mình đỡ phần lận đận. Nhưng ít ai biết rằng, chùa Hà không phải nơi thờ Ông Tơ bà Nguyệt hay gắn với một sự tích nào nói về tình duyên lứa đôi.
Chùa Hà được xây dựng với lối kiến trúc cổ kính, nằm nép mình dưới vòm cây cổ thụ to lớn như là một vị thần che chở, mang lại sự bình yên cho chùa. Ngôi chùa mang đậm những dấu tích của lịch sử với những họa tiết được điêu khắc tỉ mỉ và nổi bật là hình hổ phù, rồng đuôi xoắn,…
Ngoài ra, ngôi chùa còn là nơi lưu giữ chuông đồng Thánh Đức – di vật thời Tây Sơn. Chiếc chuông được đúc tinh tế, trên thân chuông được khắc bài minh do Nguyễn Khuê soạn.
Đi chùa cầu duyên nên cầu thế nào?
Bên cạnh các tín ngưỡng cầu may, cầu bình an của dân phương Đông nói chung và người Việt nói riêng. Cầu duyên là một hoạt động thờ cúng tâm linh là một phong tục truyền thống, đặc biệt vào dịp đầu năm. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, việc cầu duyên đầu năm cũng giống như cầu may, cầu phúc. Nếu may mắn, người cầu sẽ được nửa kia như mong đợi.
Khi đi cầu duyên, nếu muốn xin duyên với một người tâm đầu ý hợp, bạn nên đi lễ một mình và chọn ngày lành. Nếu có thể thì đi vào những ngày rằm, lễ Tết là tốt nhất. Nhưng nếu không có điều kiện, đi ngày thường cũng không sao. Soạn lễ đơn giản, không quá cầu kỳ. Quan trọng nhất là cái tâm, cái phúc của người cầu. Khi cầu duyên cũng không nên quá tham lam giàu sang phú quý, mà nên cầu gặp một người với những phẩm chất nhất định. Ngoài ra, sau khi được trao duyên dẫn mối bởi thần linh, muốn có duyên đẹp, bản thân mình phải cố gắng.
Về trang phục, tới những nơi tâm linh như chùa chiền, bạn chú ý mặc đồ kín đáo. Áo kín cổ, quần dài là tốt nhất. Bên cạnh đó là tắt chuông điện thoại, ăn nói nhỏ nhẹ, giữ phép tắc khi vào chốn linh thiêng nhé.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Phủ Tây Hồ là một trong những ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội cực linh thiêng. Phủ Tây Hồ mang trong mình những câu chuyện lịch sử, những nét kiến trúc và tâm linh rất riêng. Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, thế nên, những nét kiến trúc mang đậm dấu ấn của thời gian.
Đến với Phủ, du khách còn được chiêm những công trình kiến trúc độc đáo và được thiết kế đầy tỉ mỉ như cổng tam quan, kiến trúc chính xây dựng theo lối 3 nếp,… Phủ Tây Hồ hiện tại còn là nơi lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật khá cao thuộc thế kỷ XIX, XX. Những di vật đặc trưng phải kể đến bộ tượng tròn, hoành phi, câu đối,… và đặc sắc nhất là bức đại tự viết: “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện).
Chùa Phúc Khánh
Khác với nhiều ngôi chùa thông thường, chùa Phúc Khánh tọa lạc trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp. Nhưng vào mỗi dịp lễ Tết, ngôi chùa vẫn thu hút được đông đảo du khách và người dân địa phương đến chiêm bái, cầu bình an và cầu duyên cho năm tới.
Ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc thờ Phật truyền thống. Cách bố trí thờ tự được thiết kế từ ngoài vào trong, với Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai.
Tại Hậu cung thì đặt tượng Cửu Long, tượng Phạm Thiên và Đế Thích, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn và Tam thế. Đặc biệt, các di vật của chùa khá phong phú như 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII, 21 tấm bia đá, chuông đồng, cửa võng 14 bộ,…
Am Mỵ Châu – chùa Cổ Loa
Am Mỵ Châu còn được biết đến với tên gọi khác là Am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu. Theo dân gian, nơi đây được biết đến là am thờ công chúa Mỵ Châu không đầu, được cho là lời hứa của nàng quay về hầu cha. Một trong những dấu tích lịch sử rõ nhất của ngôi chùa này chính là cây đa trước am thờ, được tương truyền là do Ngô Quyền đã trồng.
Khu am thờ của ngôi chùa được xây dựng và chia thành 2 phần chính. Tiền tế là một ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ 3 gian, được lợp mái ngói ta. Tại gian giữa có ban thờ gọi là “hương án tiền”, phía trên có bức cuốn thư đề 4 chữ Hán “Tốn cung diên tuý” (cung thờ người con gái) và có 4 câu đối nói về lòng trung tín của công chúa Mỵ Châu. Tiếp theo là hậu cung, đây là nơi đặt ban thờ bà chúa Mỵ Châu. Phía trên có đặt ngai thờ, gian trong cùng là nơi đặt tượng đá.
Chùa Láng
Chùa Láng đã từng được coi là đệ nhất tùng lâm (rừng thông đẹp nhất) ở chốn Kinh kỳ xưa. Chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ kính, còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ cùng các hiện vật khác. Vì vậy mà người dân Hà Nội luôn tin tưởng rằng đây là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất đất Thăng Long. Nhiều bạn trẻ tìm đến chùa để cầu duyên trong dịp đầu xuân năm mới, và cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia đình.
Chùa Hà
Chùa Hà có lẽ là địa chỉ cầu duyên Hà Nội quá quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Chẳng biết từ bao giờ, người dân Hà Thành đã coi nơi đây như là một nơi để cầu duyên, hy vọng đường tình duyên của mình đỡ phần lận đận. Nhưng ít ai biết rằng, chùa Hà không phải nơi thờ Ông Tơ bà Nguyệt hay gắn với một sự tích nào nói về tình duyên lứa đôi.
Chùa Hà được xây dựng với lối kiến trúc cổ kính, nằm nép mình dưới vòm cây cổ thụ to lớn như là một vị thần che chở, mang lại sự bình yên cho chùa. Ngôi chùa mang đậm những dấu tích của lịch sử với những họa tiết được điêu khắc tỉ mỉ và nổi bật là hình hổ phù, rồng đuôi xoắn,…
Ngoài ra, ngôi chùa còn là nơi lưu giữ chuông đồng Thánh Đức – di vật thời Tây Sơn. Chiếc chuông được đúc tinh tế, trên thân chuông được khắc bài minh do Nguyễn Khuê soạn.
Đi chùa cầu duyên nên cầu thế nào?
Bên cạnh các tín ngưỡng cầu may, cầu bình an của dân phương Đông nói chung và người Việt nói riêng. Cầu duyên là một hoạt động thờ cúng tâm linh là một phong tục truyền thống, đặc biệt vào dịp đầu năm. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, việc cầu duyên đầu năm cũng giống như cầu may, cầu phúc. Nếu may mắn, người cầu sẽ được nửa kia như mong đợi.
Khi đi cầu duyên, nếu muốn xin duyên với một người tâm đầu ý hợp, bạn nên đi lễ một mình và chọn ngày lành. Nếu có thể thì đi vào những ngày rằm, lễ Tết là tốt nhất. Nhưng nếu không có điều kiện, đi ngày thường cũng không sao. Soạn lễ đơn giản, không quá cầu kỳ. Quan trọng nhất là cái tâm, cái phúc của người cầu. Khi cầu duyên cũng không nên quá tham lam giàu sang phú quý, mà nên cầu gặp một người với những phẩm chất nhất định. Ngoài ra, sau khi được trao duyên dẫn mối bởi thần linh, muốn có duyên đẹp, bản thân mình phải cố gắng.
Về trang phục, tới những nơi tâm linh như chùa chiền, bạn chú ý mặc đồ kín đáo. Áo kín cổ, quần dài là tốt nhất. Bên cạnh đó là tắt chuông điện thoại, ăn nói nhỏ nhẹ, giữ phép tắc khi vào chốn linh thiêng nhé.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức