Thứ sáu, 23/7/2010, 19:32 GMT+7
Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Vương Hữu Tấn cho rằng người dân không nên lo lắng về việc Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân ở một nơi cách Việt Nam 60 km.
> Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân gần Việt Nam
Một nhà máy điện hạt nhân. Ảnh: wikimedia.org.
Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch xây một nhà máy điện hạt nhân ở Fangchengchang (Phòng Thành Cảng), thành phố duyên hải của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, giáp với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Trong giai đoạn 1 Trung Quốc sẽ bắt đầu xây trước hai lò phản ứng CPR-1000 có công suất 1,08 GW vào cuối tháng 7 này. CPR-1000 là loại lò thuộc thế hệ II+ và do Trung Quốc tự thiết kế.
Viện trưởng Vương Hữu Tấn cho biết, phần lớn nhà máy điện hạt nhân ngày nay sử dụng lò phản ứng thế hệ II và được xây dựng theo các quy trình an toàn nghiêm ngặt nên khả năng xảy ra sự cố là rất thấp. Sau sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Liên Xô cũ), công nghệ hạt nhân thế giới đã có bước tiến vượt bậc. Khả năng kiểm soát an toàn hạt nhân hiện nay cao hơn rất nhiều so với công nghệ được áp dụng trong nhà máy Chernobyl. Trong trường hợp trục trặc xảy ra dẫn tới rò rỉ phóng xạ thì chất phóng xạ sẽ không thoát ra khỏi phạm vi nhà máy. Vì thế, theo ông Tấn, khoảng cách 60 km từ nhà máy tại Phòng Thành Cảng tới Quảng Ninh không gây nguy hiểm. Tại Nhật Bản, có những nơi người dân sống cách nhà máy điện hạt nhân chừng 500 m.
Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tham gia Công ước An toàn hạt nhân. Theo quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hàng năm các nước tham gia Công ước An toàn hạt nhân phải cung cấp báo cáo phân tích an toàn và chia sẻ thông tin. Do đó Việt Nam sẽ nhận được thông tin về an toàn hạt nhân từ Trung Quốc cũng như các nước khác. Ngoài ra Trung Quốc cũng phải tuân theo quy định quốc tế về an toàn khi xây dựng nhà máy tại thành phố Phòng Thành Cảng.
Theo ông Vương Hữu Tấn, phía Trung Quốc luôn sẵn sàng tiếp chuyên gia Việt Nam tham quan và tìm hiểu các nhà máy điện hạt nhân của nước này. Vì vậy việc tìm hiểu nhà máy tại Phòng Thành Cảng để đánh giá mức độ an toàn là việc nằm trong khả năng của chuyên gia Việt Nam.
Viện Năng lượng nguyên tử đã trình Chính phủ kế hoạch lắp đặt mạng lưới các trạm quan trắc ở các tỉnh sát biên giới Trung Quốc để quan trắc thời tiết. Mạng lưới này cũng có thể phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ (nếu có) từ nhà máy điện hạt nhân tại nhà máy Phòng Thành Cảng tới Việt Nam.
Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Vương Hữu Tấn cho rằng người dân không nên lo lắng về việc Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân ở một nơi cách Việt Nam 60 km.
> Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân gần Việt Nam
Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch xây một nhà máy điện hạt nhân ở Fangchengchang (Phòng Thành Cảng), thành phố duyên hải của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, giáp với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Trong giai đoạn 1 Trung Quốc sẽ bắt đầu xây trước hai lò phản ứng CPR-1000 có công suất 1,08 GW vào cuối tháng 7 này. CPR-1000 là loại lò thuộc thế hệ II+ và do Trung Quốc tự thiết kế.
Viện trưởng Vương Hữu Tấn cho biết, phần lớn nhà máy điện hạt nhân ngày nay sử dụng lò phản ứng thế hệ II và được xây dựng theo các quy trình an toàn nghiêm ngặt nên khả năng xảy ra sự cố là rất thấp. Sau sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Liên Xô cũ), công nghệ hạt nhân thế giới đã có bước tiến vượt bậc. Khả năng kiểm soát an toàn hạt nhân hiện nay cao hơn rất nhiều so với công nghệ được áp dụng trong nhà máy Chernobyl. Trong trường hợp trục trặc xảy ra dẫn tới rò rỉ phóng xạ thì chất phóng xạ sẽ không thoát ra khỏi phạm vi nhà máy. Vì thế, theo ông Tấn, khoảng cách 60 km từ nhà máy tại Phòng Thành Cảng tới Quảng Ninh không gây nguy hiểm. Tại Nhật Bản, có những nơi người dân sống cách nhà máy điện hạt nhân chừng 500 m.
Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tham gia Công ước An toàn hạt nhân. Theo quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hàng năm các nước tham gia Công ước An toàn hạt nhân phải cung cấp báo cáo phân tích an toàn và chia sẻ thông tin. Do đó Việt Nam sẽ nhận được thông tin về an toàn hạt nhân từ Trung Quốc cũng như các nước khác. Ngoài ra Trung Quốc cũng phải tuân theo quy định quốc tế về an toàn khi xây dựng nhà máy tại thành phố Phòng Thành Cảng.
Theo ông Vương Hữu Tấn, phía Trung Quốc luôn sẵn sàng tiếp chuyên gia Việt Nam tham quan và tìm hiểu các nhà máy điện hạt nhân của nước này. Vì vậy việc tìm hiểu nhà máy tại Phòng Thành Cảng để đánh giá mức độ an toàn là việc nằm trong khả năng của chuyên gia Việt Nam.
Viện Năng lượng nguyên tử đã trình Chính phủ kế hoạch lắp đặt mạng lưới các trạm quan trắc ở các tỉnh sát biên giới Trung Quốc để quan trắc thời tiết. Mạng lưới này cũng có thể phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ (nếu có) từ nhà máy điện hạt nhân tại nhà máy Phòng Thành Cảng tới Việt Nam.
Minh Long