Dưới sự chứng minh của HT Thích Gia Quang, PCT Hội đồng trị sự, Trưởng Ban TTTTT TW, trong chiều nay, 18.1.2021 dương lịch, Trưởng BBT Cổng thông tin Phật giáo chỉ đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu, đề xuất thành lập chuyên trang kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
۞ Có thể bạn quan tâm
Chuyên trang Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trưởng Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo chỉ đạo Ban biên tập lập tức triển khai thiết kế giao diện, lập trình các chức năng phần mềm; vận hành hạ tầng kỹ thuật, băng thông, bảo mật; làm văn bản kêu gọi công tác viên trong nước và nước ngoài viết bài cộng tác; mời chuyên gia nghiên cứu lan truyền hoạt động, nội dung chuyên trang Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên các hạ tầng social media.
Tôn chỉ của Cổng thông tin Phật giáo là đem đạo vào đời một cách dễ hiểu, dễ đọc.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo toàn quốc của Việt Nam, là đại diện cho Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, là thành viên các tổ chức Phật giáo Quốc tế mà Giáo hội tham gia, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Giáo hội được thành lập sau Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Quán Sứ, Hà Nội, được triệu tập bởi Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.
Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Ngoài Văn phòng Trung ương Giáo hội đặt tại Chùa Quán Sứ thì Văn phòng Thường trực của Giáo hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Thiền viện Quảng Đức.
Phương châm của Giáo hội PGVN là: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và tuân thủ Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Số lượng Phật tử tại Việt Nam hiện nay
“Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ”, thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019”, phát hành hôm 19-12-2019 của Cục Thống kê cho biết.
Tuy nhiên, ở một số phát biểu chính thức và không chính thức cho rằng, tín đồ Phật giáo Việt Nam ở vào khoảng 45-50 triệu người. Một số người lạc quan hơn thì cho rằng gần 80% dân số Việt Nam có tín ngưỡng Phật giáo…
Nhiều ý kiến từ chư Tăng Ni phản ứng với kết quả điều tra nói trên cho rằng vì tâm lý ngại khai yếu tố tôn giáo nên phần lớn Phật tử không khai mình thuộc tôn giáo nào, nhất là Phật giáo, nên đã dẫn đến tình trạng như vậy.
Ngay trong website chính thức của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo là Ban Tôn giáo Chính phủ, con số ấy dường như cũng được định lượng theo cảm tính của mỗi người.
Cho đến nay, số lượng tín đồ Phật giáo tại Việt Nam là bao nhiêu vẫn còn nhiều tranh cãi.
XEM THÊM:
Trang thông tin về Giáo hội PGVN;
Cơ sở dữ liệu Giáo hội PGVN (trang ngoài).
Phật sự online (trang ngoài)
Nguồn: daophatvietnam.com
۞ Có thể bạn quan tâm
Chuyên trang Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trưởng Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo chỉ đạo Ban biên tập lập tức triển khai thiết kế giao diện, lập trình các chức năng phần mềm; vận hành hạ tầng kỹ thuật, băng thông, bảo mật; làm văn bản kêu gọi công tác viên trong nước và nước ngoài viết bài cộng tác; mời chuyên gia nghiên cứu lan truyền hoạt động, nội dung chuyên trang Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên các hạ tầng social media.
Tôn chỉ của Cổng thông tin Phật giáo là đem đạo vào đời một cách dễ hiểu, dễ đọc.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo toàn quốc của Việt Nam, là đại diện cho Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, là thành viên các tổ chức Phật giáo Quốc tế mà Giáo hội tham gia, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Giáo hội được thành lập sau Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Quán Sứ, Hà Nội, được triệu tập bởi Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.
Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Ngoài Văn phòng Trung ương Giáo hội đặt tại Chùa Quán Sứ thì Văn phòng Thường trực của Giáo hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Thiền viện Quảng Đức.
Phương châm của Giáo hội PGVN là: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và tuân thủ Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Số lượng Phật tử tại Việt Nam hiện nay
“Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ”, thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019”, phát hành hôm 19-12-2019 của Cục Thống kê cho biết.
Tuy nhiên, ở một số phát biểu chính thức và không chính thức cho rằng, tín đồ Phật giáo Việt Nam ở vào khoảng 45-50 triệu người. Một số người lạc quan hơn thì cho rằng gần 80% dân số Việt Nam có tín ngưỡng Phật giáo…
Nhiều ý kiến từ chư Tăng Ni phản ứng với kết quả điều tra nói trên cho rằng vì tâm lý ngại khai yếu tố tôn giáo nên phần lớn Phật tử không khai mình thuộc tôn giáo nào, nhất là Phật giáo, nên đã dẫn đến tình trạng như vậy.
Ngay trong website chính thức của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo là Ban Tôn giáo Chính phủ, con số ấy dường như cũng được định lượng theo cảm tính của mỗi người.
Cho đến nay, số lượng tín đồ Phật giáo tại Việt Nam là bao nhiêu vẫn còn nhiều tranh cãi.
XEM THÊM:
Trang thông tin về Giáo hội PGVN;
Cơ sở dữ liệu Giáo hội PGVN (trang ngoài).
Phật sự online (trang ngoài)
Nguồn: daophatvietnam.com