Khốc liệt đế chế khai thác vàng lớn nhất Châu Phi

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nằm trên bờ vịnh Guinea và Đại Tây Dương, quốc gia Ghana giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản. Trong đại dịch COVID-19, Ghana là quốc gia hiếm hoi ở Châu Phi có tăng trưởng dương (1,1%) trong năm 2020. Thành tựu ấn tượng này có đóng góp của ngành khai thác vàng.Ngành khai thác vàng ở Ghana xuất hiện khá sớm, nổi bật nhất là Vương quốc Ashanti cổ xưa, hiện là một phần của Ghana. Nơi bộ tộc này sinh sống, nguồn tài nguyên vàng rất phong phú.Nhờ khai thác vàng, người Ashanti trở nên giàu có. Họ đeo vàng đầy người: vòng cổ, vòng tay, bông tai, nhẫn và phụ kiện gắn trên tóc... để thể hiện đẳng cấp.Vào thế kỷ thứ XV, người Bồ Đào Nha đặt chân tới vùng đất này. Choáng váng trước trữ lượng vàng khổng lồ, họ đã gọi nơi đây là “Bờ biển Vàng”.Song chính cái tên ấy lại báo hiệu thời kỳ đầy máu và nước mắt ở Ghana. Trong những năm bị đô hộ, đào và buôn vàng, song hành với bóc lột và buôn bán nô lệ đã ghi dấu một giai đoạn lịch sử đen tối của quốc gia này.Trong những năm thuộc địa, hoạt động tìm kiếm và đào vàng được đẩy mạnh, nhất là trong hai cơn sốt vàng đầu thế kỷ XX. Hàng loạt mỏ vàng lớn được phát hiện trên khắp lãnh thổ Ghana.Đến năm 1957, khi Bờ biển Vàng giành độc lập từ Anh và chính thức đổi tên thành Ghana, hoạt động đào vàng vẫn giữ vị trí qua trọng. Hơn 90% sản lượng vàng quốc gia khai thác từ khu vực Ashanti, Ghana.Đào vàng được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp độc hại nhất thế giới. Những người đào vàng phải làm việc trong môi trường bùn lầy, bị phơi nhiễm thủy ngân và các chất độc hại khi chế biến vàng.Ngoài ra, do đa số các mỏ trái phép không có nghiên cứu kỹ lưỡng về cấu trúc địa chất, phu vàng cũng thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ tai nạn, với cái giá phải trả đôi khi là tính mạng.Song đó chưa phải là tất cả. Ngành công nghiệp khai thác vàng của Ghana hiện phải đối phó với vấn nạn nhức nhối “galamsey” chỉ nạn khai thác vàng trái phép.Không chỉ dân địa phương, mà nhiều người đổ về quốc gia này mỗi năm để theo đuổi giấc mộng làm giàu. Họ đều là những người lao động không có giấy phép làm việc, không có visa và giấy phép cư trú. Đáng ngại hơn, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng chạy theo “Giấc mơ vàng”. Song, thứ các em nhận về sau 7-14 giờ làm việc quần quật mỗi ngày chỉ là vài đồng bạc lẻ.Trước tình hình đó, chính phủ Ghana đã triển khai nhiều biện pháp mạnh tay. Từ năm 2017, quân đội và cảnh sát Ghana thực hiện Chiến dịch "Tiên phong" nhằm trấn áp hoạt động khai thác vàng trái phép.Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ. Cuộc chiến chống nạn khai thác vàng trái phép tại Ghana, vì thế sẽ còn dai dẳng và nhiều chông gai.Mời độc giả xem video:Hiện tượng mất tiền qua dịch vụ ví điện tử MoMo. Nguồn: Tin Tức VTV24.


Nằm trên bờ vịnh Guinea và Đại Tây Dương, quốc gia Ghana giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản. Trong đại dịch COVID-19, Ghana là quốc gia hiếm hoi ở Châu Phi có tăng trưởng dương (1,1%) trong năm 2020. Thành tựu ấn tượng này có đóng góp của ngành khai thác vàng.


Ngành khai thác vàng ở Ghana xuất hiện khá sớm, nổi bật nhất là Vương quốc Ashanti cổ xưa, hiện là một phần của Ghana. Nơi bộ tộc này sinh sống, nguồn tài nguyên vàng rất phong phú.


Nhờ khai thác vàng, người Ashanti trở nên giàu có. Họ đeo vàng đầy người: vòng cổ, vòng tay, bông tai, nhẫn và phụ kiện gắn trên tóc... để thể hiện đẳng cấp.


Vào thế kỷ thứ XV, người Bồ Đào Nha đặt chân tới vùng đất này. Choáng váng trước trữ lượng vàng khổng lồ, họ đã gọi nơi đây là “Bờ biển Vàng”.


Song chính cái tên ấy lại báo hiệu thời kỳ đầy máu và nước mắt ở Ghana. Trong những năm bị đô hộ, đào và buôn vàng, song hành với bóc lột và buôn bán nô lệ đã ghi dấu một giai đoạn lịch sử đen tối của quốc gia này.


Trong những năm thuộc địa, hoạt động tìm kiếm và đào vàng được đẩy mạnh, nhất là trong hai cơn sốt vàng đầu thế kỷ XX. Hàng loạt mỏ vàng lớn được phát hiện trên khắp lãnh thổ Ghana.


Đến năm 1957, khi Bờ biển Vàng giành độc lập từ Anh và chính thức đổi tên thành Ghana, hoạt động đào vàng vẫn giữ vị trí qua trọng. Hơn 90% sản lượng vàng quốc gia khai thác từ khu vực Ashanti, Ghana.


Đào vàng được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp độc hại nhất thế giới. Những người đào vàng phải làm việc trong môi trường bùn lầy, bị phơi nhiễm thủy ngân và các chất độc hại khi chế biến vàng.


Ngoài ra, do đa số các mỏ trái phép không có nghiên cứu kỹ lưỡng về cấu trúc địa chất, phu vàng cũng thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ tai nạn, với cái giá phải trả đôi khi là tính mạng.


Song đó chưa phải là tất cả. Ngành công nghiệp khai thác vàng của Ghana hiện phải đối phó với vấn nạn nhức nhối “galamsey” chỉ nạn khai thác vàng trái phép.


Không chỉ dân địa phương, mà nhiều người đổ về quốc gia này mỗi năm để theo đuổi giấc mộng làm giàu. Họ đều là những người lao động không có giấy phép làm việc, không có visa và giấy phép cư trú.


Đáng ngại hơn, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng chạy theo “Giấc mơ vàng”. Song, thứ các em nhận về sau 7-14 giờ làm việc quần quật mỗi ngày chỉ là vài đồng bạc lẻ.


Trước tình hình đó, chính phủ Ghana đã triển khai nhiều biện pháp mạnh tay. Từ năm 2017, quân đội và cảnh sát Ghana thực hiện Chiến dịch "Tiên phong" nhằm trấn áp hoạt động khai thác vàng trái phép.


Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ. Cuộc chiến chống nạn khai thác vàng trái phép tại Ghana, vì thế sẽ còn dai dẳng và nhiều chông gai.


Mời độc giả xem video:Hiện tượng mất tiền qua dịch vụ ví điện tử MoMo. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top