"Khóc cạn nước mắt" những khoảnh khắc đau lòng nhất trong lịch sử TG

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Bức ảnh một bé gái người Syria giơ tay sợ hãi khi nhìn thấy ống kính máy ảnh - vì nghĩ là một khẩu súng đã nói lên sự thật đau lòng và khốc liệt của chiến tranh tại Syria.Bức ảnh một người đàn ông đói khát tuyệt vọng gặm vỏ cây bên ngoài đại sứ quán Anh cho thấy sự tàn khốc của nạn đói ở Hà Nam (Trung Quốc) kéo dài từ mùa hè năm 1942 đến mùa xuân năm 1943, cướp đi sinh mạng của 2-5 triệu người và khiến 4 triệu người đã phải tha phương cầu thực.Omayra Sanchez, 13 tuổi, hai chân bị kẹt dưới bức tường gạch khi núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia phun trào. Không thể thực hiện một ca cắt cụt chi an toàn và giải thoát cho Omayra, các bác sĩ và lực lượng cứu hộ cho rằng, điều nhân đạo nhất là giữ cho cô bé bình tĩnh và để cô ấy chết dần.Bức hình chụp cậu bé 12 tuổi người Brazil, Diego Frazão Torquato, đang chơi đàn vĩ cầm trong đám tang người thầy giáo của mình. Thầy Evandro Silva là người đã giúp Diego thoát khỏi cảnh nghèo đói và bạo lực. Đáng buồn thay, Diego, người bị bệnh bạch cầu từ khi mới 4 tuổi, đã qua đời vào năm sau do biến chứng sau khi cắt bỏ ruột thừa.Trong ảnh là một trong những “điểm tham quan kỳ lạ” của vườn thú - một bé gái người Philippine bị trói tay vào một khúc gỗ. Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những “cuộc triển lãm” vô nhân đạo như vậy có thể được thấy ở Paris, Hamburg, Barcelona, London, Milan và New York.Tại Kathmandu - thủ đô của Nepal, nhiếp ảnh gia Chan Kwok Hung đã chụp được bức ảnh hai đứa trẻ vô gia cư đang sống trên đường. Hàng ngày, hai anh em đến bãi phế liệu gần đó và tìm kiếm bất cứ thứ gì có giá trị để bán.Những gì một cậu bé Nhật Bản thể hiện khi đưa người em trai đã khuất của mình trong vụ đánh bom ở Nagasaki đi hỏa táng không chỉ là tình yêu mà còn là sự dũng cảm và đĩnh đạc của một người đàn ông.Một phụ nữ trẻ người Mông Cổ đang cố gắng giải thoát mình khỏi một cái cũi gỗ. Vì bị cho là ngoại tình, cô bị giam cho đến chết vì đói. Những chiếc bát trước mặt cô ban đầu được đổ đầy nước và cô phải xin ăn. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng là cái chết, cho dù quá trình này có thể kéo dài.Một đứa trẻ mới biết đi đang lả đi, gục xuống đất vì đói. Nấp phía sau là một con kền kền đang chực chờ rình mồi đứa trẻ. Bức ảnh đã mang đến cho Kevin Carter Giải thưởng Pulitzer. Tuy nhiên 4 tháng sau, nhiếp ảnh gia Kevin tự sát.Hình ảnh cậu bé Alan Kurdi 3 tuổi người Syria, bị trôi dạt vào một bãi biển ở Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/9/2015 khi đang thoát khỏi cuộc chiến ở Syria cùng gia đình khiến cả thế giới rúng động, khắc họa rõ ràng nhất sự tàn nhẫn của chiến tranh ngay cả trong thời hiện đại.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.


Bức ảnh một bé gái người Syria giơ tay sợ hãi khi nhìn thấy ống kính máy ảnh - vì nghĩ là một khẩu súng đã nói lên sự thật đau lòng và khốc liệt của chiến tranh tại Syria.


Bức ảnh một người đàn ông đói khát tuyệt vọng gặm vỏ cây bên ngoài đại sứ quán Anh cho thấy sự tàn khốc của nạn đói ở Hà Nam (Trung Quốc) kéo dài từ mùa hè năm 1942 đến mùa xuân năm 1943, cướp đi sinh mạng của 2-5 triệu người và khiến 4 triệu người đã phải tha phương cầu thực.


Omayra Sanchez, 13 tuổi, hai chân bị kẹt dưới bức tường gạch khi núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia phun trào. Không thể thực hiện một ca cắt cụt chi an toàn và giải thoát cho Omayra, các bác sĩ và lực lượng cứu hộ cho rằng, điều nhân đạo nhất là giữ cho cô bé bình tĩnh và để cô ấy chết dần.


Bức hình chụp cậu bé 12 tuổi người Brazil, Diego Frazão Torquato, đang chơi đàn vĩ cầm trong đám tang người thầy giáo của mình. Thầy Evandro Silva là người đã giúp Diego thoát khỏi cảnh nghèo đói và bạo lực. Đáng buồn thay, Diego, người bị bệnh bạch cầu từ khi mới 4 tuổi, đã qua đời vào năm sau do biến chứng sau khi cắt bỏ ruột thừa.


Trong ảnh là một trong những “điểm tham quan kỳ lạ” của vườn thú - một bé gái người Philippine bị trói tay vào một khúc gỗ. Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những “cuộc triển lãm” vô nhân đạo như vậy có thể được thấy ở Paris, Hamburg, Barcelona, London, Milan và New York.


Tại Kathmandu - thủ đô của Nepal, nhiếp ảnh gia Chan Kwok Hung đã chụp được bức ảnh hai đứa trẻ vô gia cư đang sống trên đường. Hàng ngày, hai anh em đến bãi phế liệu gần đó và tìm kiếm bất cứ thứ gì có giá trị để bán.


Những gì một cậu bé Nhật Bản thể hiện khi đưa người em trai đã khuất của mình trong vụ đánh bom ở Nagasaki đi hỏa táng không chỉ là tình yêu mà còn là sự dũng cảm và đĩnh đạc của một người đàn ông.


Một phụ nữ trẻ người Mông Cổ đang cố gắng giải thoát mình khỏi một cái cũi gỗ. Vì bị cho là ngoại tình, cô bị giam cho đến chết vì đói. Những chiếc bát trước mặt cô ban đầu được đổ đầy nước và cô phải xin ăn. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng là cái chết, cho dù quá trình này có thể kéo dài.


Một đứa trẻ mới biết đi đang lả đi, gục xuống đất vì đói. Nấp phía sau là một con kền kền đang chực chờ rình mồi đứa trẻ. Bức ảnh đã mang đến cho Kevin Carter Giải thưởng Pulitzer. Tuy nhiên 4 tháng sau, nhiếp ảnh gia Kevin tự sát.


Hình ảnh cậu bé Alan Kurdi 3 tuổi người Syria, bị trôi dạt vào một bãi biển ở Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/9/2015 khi đang thoát khỏi cuộc chiến ở Syria cùng gia đình khiến cả thế giới rúng động, khắc họa rõ ràng nhất sự tàn nhẫn của chiến tranh ngay cả trong thời hiện đại.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top