Khi được chứng kiến những lời nói, hành động ác độc xảy ra trong cuộc sống, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi: Tại sao bây giờ cái ác lại nhiều đến thế? Tuy nhiên, trong số những người đặt ra câu hỏi đó không phải ai cũng đi tìm câu trả lời và trong số những người đi tìm câu trả lời, không phải ai cũng tìm ra và tìm cách ngăn chặn nó.
Câu chuyện của cô giáo N (Trường Tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, Long An) quỳ gối xin lỗi phụ huynh ngay trong trường trước sự chứng kiến của các phụ huynh học sinh, giáo viên khiến tôi và nhiều người buồn và tức giận đến ghẹt thở.
Cái lý ở đâu khi người ta tự cho mình cái quyền trừng phạt người khác bằng chính hành động mà họ không đồng tình? Đạo lý ở đâu khi phụ huynh học sinh bắt thầy dạy con phải quỳ xin lỗi? Đáng tiếc, sự việc lại xảy ra ngay trong nhà trường, là nơi đang giáo dục con người. Cụ thể hơn đó là nơi những đứa trẻ đang được dạy chữ và nhân cách ngay từ những bước đi đầu đời.
Đáng buồn hơn nữa, sự việc xảy ra trong sự vô cảm của những phụ huynh và sự bất lực của những giáo viên ở đây. Có cảm giác, dường như mọi người đã khuất phục trước nghịch lý, nghịch cảnh.
Đây không chỉ là sự xúc phạm, hạ nhục con người mà còn là cú tát cực mạnh vào sự tôn sư, trọng đạo và gieo mầm ác cho những công dân tương lai. Hành vi này chà đạp tàn nhẫn lên đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta bấy lâu nay. Trong đó có sự tiếp tay bằng sự vô cảm và khuất phục.
Với hành vi như vậy, những người vô cảm với nó, những học sinh chứng kiến việc bất nhẫn này liệu sẽ có phát triển nhân cách lệch lạc, không còn phân biệt được đúng, sai. Sự chuẩn mực cũng sẽ bị xâm hại ở những môi trường như thế này. Tất cả những hậu quả đó cả xã hội sẽ phải gánh chịu mà hệ lụy của nó thật khôn lường.
Quay trở về vấn đề đặt ra ban đầu, nếu chúng ta dung túng cho việc này cũng chính là đang dung túng và nuôi dưỡng cho mầm mống của cái ác. Khi cái ác không được ngăn chặn ắt sẽ được nhân lên và đẩy lùi cái thiện. Lúc đó, cái thiện sẽ trở nên vô cùng yếu ớt và lép vế. Một đất nước sẽ không thể phát triển văn minh, cường thịnh khi đạo lý phải “quỳ gối, cúi đầu” trước sự vô đạo.
Ngày 6/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị bảo vệ danh dự, uy tín của nhà giáo.
Văn bản ghi rõ: Theo báo cáo nhanh của ngành Giáo dục tỉnh Long An, ngày 28/02/2018, cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung - Trường tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã bị một số phụ huynh ép phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh ngay tại nhà trường.
Sự việc này tác động xấu tới hoạt động giáo dục của nhà trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
Bộ GD&ĐT đề nghị UBND tỉnh Long An chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục; có các giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín của nhà giáo, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của địa phương nói riêng, cả nước nói chung.
* Công đoàn giáo dục Việt Nam cũng đã có văn bản gửi tới Liên đoàn Lao động tỉnh Long An, Sở GD&ĐT Long An, Công đoàn giáo dục tỉnh Long An và Liên đoàn Lao động huyện Bến Lức về việc bảo vệ nhân phẩm nhà giáo Trường tiểu học Bình Chánh.
* Công đoàn Giáo dục Việt Nam ngày 6/3 đã gửi văn bản tới Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Trong đó đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương nhanh chóng xác minh vụ việc, có biện pháp xử lý người vi phạm đúng quy định của pháp luật, đồng thời có biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh trong trường học, cũng như bảo vệ danh dự nhân phẩm của giáo viên các trường học trên địa bàn.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Câu chuyện của cô giáo N (Trường Tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, Long An) quỳ gối xin lỗi phụ huynh ngay trong trường trước sự chứng kiến của các phụ huynh học sinh, giáo viên khiến tôi và nhiều người buồn và tức giận đến ghẹt thở.
Cái lý ở đâu khi người ta tự cho mình cái quyền trừng phạt người khác bằng chính hành động mà họ không đồng tình? Đạo lý ở đâu khi phụ huynh học sinh bắt thầy dạy con phải quỳ xin lỗi? Đáng tiếc, sự việc lại xảy ra ngay trong nhà trường, là nơi đang giáo dục con người. Cụ thể hơn đó là nơi những đứa trẻ đang được dạy chữ và nhân cách ngay từ những bước đi đầu đời.
Đáng buồn hơn nữa, sự việc xảy ra trong sự vô cảm của những phụ huynh và sự bất lực của những giáo viên ở đây. Có cảm giác, dường như mọi người đã khuất phục trước nghịch lý, nghịch cảnh.
Đây không chỉ là sự xúc phạm, hạ nhục con người mà còn là cú tát cực mạnh vào sự tôn sư, trọng đạo và gieo mầm ác cho những công dân tương lai. Hành vi này chà đạp tàn nhẫn lên đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta bấy lâu nay. Trong đó có sự tiếp tay bằng sự vô cảm và khuất phục.
Với hành vi như vậy, những người vô cảm với nó, những học sinh chứng kiến việc bất nhẫn này liệu sẽ có phát triển nhân cách lệch lạc, không còn phân biệt được đúng, sai. Sự chuẩn mực cũng sẽ bị xâm hại ở những môi trường như thế này. Tất cả những hậu quả đó cả xã hội sẽ phải gánh chịu mà hệ lụy của nó thật khôn lường.
Quay trở về vấn đề đặt ra ban đầu, nếu chúng ta dung túng cho việc này cũng chính là đang dung túng và nuôi dưỡng cho mầm mống của cái ác. Khi cái ác không được ngăn chặn ắt sẽ được nhân lên và đẩy lùi cái thiện. Lúc đó, cái thiện sẽ trở nên vô cùng yếu ớt và lép vế. Một đất nước sẽ không thể phát triển văn minh, cường thịnh khi đạo lý phải “quỳ gối, cúi đầu” trước sự vô đạo.
Ngày 6/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị bảo vệ danh dự, uy tín của nhà giáo.
Văn bản ghi rõ: Theo báo cáo nhanh của ngành Giáo dục tỉnh Long An, ngày 28/02/2018, cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung - Trường tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã bị một số phụ huynh ép phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh ngay tại nhà trường.
Sự việc này tác động xấu tới hoạt động giáo dục của nhà trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
Bộ GD&ĐT đề nghị UBND tỉnh Long An chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục; có các giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín của nhà giáo, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của địa phương nói riêng, cả nước nói chung.
* Công đoàn giáo dục Việt Nam cũng đã có văn bản gửi tới Liên đoàn Lao động tỉnh Long An, Sở GD&ĐT Long An, Công đoàn giáo dục tỉnh Long An và Liên đoàn Lao động huyện Bến Lức về việc bảo vệ nhân phẩm nhà giáo Trường tiểu học Bình Chánh.
* Công đoàn Giáo dục Việt Nam ngày 6/3 đã gửi văn bản tới Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Trong đó đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương nhanh chóng xác minh vụ việc, có biện pháp xử lý người vi phạm đúng quy định của pháp luật, đồng thời có biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh trong trường học, cũng như bảo vệ danh dự nhân phẩm của giáo viên các trường học trên địa bàn.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại