Khát vọng sống của cô giáo xinh đẹp bị chồng tạt axít

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1

Sau gần 2 năm nỗ lực điều trị, hiện chị Huyền đã cơ bản phục hồi (Trong ảnh: Chị Huyền chụp cùng con gái tháng 2/2019)

Sau gần 2 năm bị chồng tạt axít, chị Đặng Thị Thanh Huyền (SN 1985, ở Gia Lâm, Hà Nội) đã trải qua 28 lần phẫu thuật và vẫn còn phải đối mặt với quá trình điều trị dài ở phía trước. Nhưng với khát vọng sống mãnh liệt và tình yêu nghề, cô giáo trẻ xinh đẹp ngày nào đang nỗ lực từng bước quay trở lại với những học trò của mình.

Chỉ cần được sống

Ngày 11/2, tự chạy xe máy từ nơi trị liệu phục hồi chức năng về, Huyền khẽ khàng gạt chân chống, nhẹ nhàng bước vào nhà. Trong chiếc áo khoác ấm, khuôn mặt Huyền lộ ra rạng rỡ. Nhìn thoáng qua, người phụ nữ xinh đẹp ấy dường như chưa từng có dấu ấn tàn phá khắc nghiệt của axít.

“Đấy là tôi đội tóc giả, quàng kín khăn che hết sẹo, chứ sẹo vẫn còn nhiều lắm, ngay cả trên trán, cằm, tai, gần mắt, khoé miệng...”, Huyền nói, chầm chậm cởi áo khoác rồi giải thích thêm: Dù các chức năng vận động đã hoàn toàn bình thường, nhưng do những vùng mới phẫu thuật, sẹo chưa ổn định nên vẫn còn co kéo, vì vậy cử chỉ nào cũng phải chậm, khẽ, nhẹ nhàng.

Nhưng với một người đã từng chết lâm sàng 5 ngày, hôn mê sâu 1 tháng, bệnh viện đã đôi lần nói chuyện với gia đình về việc “lo hậu sự”, thì việc Huyền vượt qua “cửa tử” đã là điều kỳ diệu, đến ngay những người thân của chị ở thời điểm ấy cũng không dám nghĩ tới.

Ông Đặng Văn Xuân (bố chị Huyền) nhớ lại, hôm đó là ngày 24/3/2018, vợ chồng ông nhận cuộc điện thoại của chị Huyền than thở về việc bị chồng là Phạm Văn Thông (SN 1983, quê Thái Bình) hành hạ. Ông Xuân ngay lập tức đến nhà vợ chồng con gái mới thuê trọ ở phía cuối chợ Vân (thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội).


“Trong lúc tôi đang nói chuyện với Huyền, Thông bất ngờ xuống nhà lấy can axít đã chuẩn bị từ trước đổ thẳng vào người Huyền, khi cháu ngoại tôi đang đứng ngay bên cạnh mẹ. Huyền bị đổ axít từ trên đầu xuống, toàn thân đều có vệt bỏng, trong đó vùng đầu bị nặng nhất, toàn bộ da đầu co rúm, hở cả sọ...”, ông Xuân xót xa kể lại.

Chị Huyền cũng nhớ, lúc ấy chị hứng trọn ca axít vì không đề phòng, nhưng không giám dãy giụa, vùng vẫy tay chân, cũng không dám vùng chạy vì sợ con gái đứng cạnh sẽ bị dính axít. Chị chỉ nhớ, mình nhắm nghiền mắt vội đi ra ngoài cầu cứu mọi người, rồi bất tỉnh. Khi tỉnh lại sau một tháng hôn mê, do cơ thể quá yếu và đau đớn, chị cũng chưa hình dung mình bị biến dạng như thế này. Thời điểm đó, toàn thân chị băng kín, rỉ nước và máu.

Khoảng 3 tháng sau, khi cơ thể phục hồi hơn, Huyền mới nhận ra, cô đang sống trong tình trạng không thể cử động được bất cứ bộ phận nào của cơ thể, không thể hé miệng để nói, để ăn; cũng không thể gập cổ, quay cổ; không thể gập cổ tay, gập đầu gối, những ngón tay ngón chân bị dính như chân vịt... “Lúc ấy, tôi suy sụp lắm, nghĩ mình sống không bằng chết”, Huyền nhớ lại.

Theo baogiaothong.vn
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top