Khám phá vùng đất Nam Mỹ, có địa điểm khô hạn nhất Trái Đất

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Theo World Atlas, sa mạc Atacama có diện tích 105.000 km2, trải dài từ Chile tới Peru (Nam Mỹ), là khu vực khô hạn nhất trên Trái Đất, được ví giống như trên sao Hỏa, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 15 mm/năm. Tại đây, xương rồng cũng không thể sống nổi. Từ năm 1570 đến 1971, sa mạc Atacama không có lượng mưa đáng kể nào. Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận Atacama là sa mạc "khô cằn nhất thế giới". Atacama cũng được xem là hoang mạc khô cằn nhất thế giới bởi NASA, Hội địa lý Hoa Kỳ.Có diện tích hơn 8,5 triệu km2, dân số khoảng 200 triệu người, Brazil chính là quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Nam Mỹ.Với diện tích tự nhiên chỉ có 163.270 km2, Surinam chính là quốc gia có diện tích tự nhiên nhỏ nhất khu vực Nam Mỹ.Vùng Nam Mỹ trước thế kỷ 16, là khu vực sinh sống của nhiều bộ tộc. Trong đó, bộ tộc Inca hùng mạnh nhất, họ đã thành lập cho mình một đế chế hùng mạnh với mức độ tổ chức cao. Thời kỳ huy hoàng nhất, diện tích của đế chế đã chiếm phần lớn diện tích của Nam Mỹ.Sau khi tìm ra châu Mỹ, hai nước thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tiến hành xâm chiếm khu vực Nam Mỹ để biến vùng đất này trở thành thuộc địa của mình trong giai đoạn từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.Theo World Atlas, tọa lạc ở độ cao lên tới 3.640 m so với mực nước biển La Paz của Bolivia chính là thủ đô cao nhất thế giới hiện nay. Theo The Guardian, tại thủ đô La Paz, nước sôi khi mới chỉ 86 độ C, thay vì 100 độ C như ở môi trường khác.Có tới 4 quốc gia Nam Mỹ sử dụng đồng tiền đều có tên Peso là Argentia (Peso Argentina), Chile (Peso Chile), Colombia (Peso Colombia), Uruguay (Peso Uruguay).


Theo World Atlas, sa mạc Atacama có diện tích 105.000 km2, trải dài từ Chile tới Peru (Nam Mỹ), là khu vực khô hạn nhất trên Trái Đất, được ví giống như trên sao Hỏa, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 15 mm/năm. Tại đây, xương rồng cũng không thể sống nổi. Từ năm 1570 đến 1971, sa mạc Atacama không có lượng mưa đáng kể nào. Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận Atacama là sa mạc "khô cằn nhất thế giới". Atacama cũng được xem là hoang mạc khô cằn nhất thế giới bởi NASA, Hội địa lý Hoa Kỳ.


Có diện tích hơn 8,5 triệu km2, dân số khoảng 200 triệu người, Brazil chính là quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Nam Mỹ.


Với diện tích tự nhiên chỉ có 163.270 km2, Surinam chính là quốc gia có diện tích tự nhiên nhỏ nhất khu vực Nam Mỹ.


Vùng Nam Mỹ trước thế kỷ 16, là khu vực sinh sống của nhiều bộ tộc. Trong đó, bộ tộc Inca hùng mạnh nhất, họ đã thành lập cho mình một đế chế hùng mạnh với mức độ tổ chức cao. Thời kỳ huy hoàng nhất, diện tích của đế chế đã chiếm phần lớn diện tích của Nam Mỹ.


Sau khi tìm ra châu Mỹ, hai nước thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tiến hành xâm chiếm khu vực Nam Mỹ để biến vùng đất này trở thành thuộc địa của mình trong giai đoạn từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.


Theo World Atlas, tọa lạc ở độ cao lên tới 3.640 m so với mực nước biển La Paz của Bolivia chính là thủ đô cao nhất thế giới hiện nay. Theo The Guardian, tại thủ đô La Paz, nước sôi khi mới chỉ 86 độ C, thay vì 100 độ C như ở môi trường khác.


Có tới 4 quốc gia Nam Mỹ sử dụng đồng tiền đều có tên Peso là Argentia (Peso Argentina), Chile (Peso Chile), Colombia (Peso Colombia), Uruguay (Peso Uruguay).
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top