Khám phá sự thật "địa ngục trần gian" nhà tù Sơn La

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nhà tù Sơn La - di tích cách mạng được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908 để dành riêng cho việc giam cầm những tù nhân chính trị. Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù có tổng diện tích là 2.184m2.Với dã tâm “một thời gian không lâu sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao sức lực nhanh chóng và êm thấm”, thực dân Pháp đã áp dụng chế độ tù đày vô cùng khắc nghiệt về sinh hoạt và lao động hàng ngày của tù nhân chính trị tại nhà tù Sơn La.Chế độ ăn uống một ngày là 2 lạng thịt, 7,5 lạng gạo. Nhưng thực tế đã bị bớt chỉ có một nắm cơm nếp nấu nhão, trộn cả trấu lẫn sạn, ăn với muối trắng hoặc canh rau muống già nấu suông.Chế độ ở cũng hết sức kham khổ, mỗi năm một người chỉ được phát hai bộ quần áo bằng vải thô, một manh chiếu, một chiếc chăn mỏng dính không đủ để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc.Bên cạnh đó, những chiến sỹ cách mạng bị giam cầm còn phải lao động khổ sai, nặng nhọc như: đục lỗ đặt mìn phá đá, khai thác gỗ, đẩy xe chở nước, cát, gạo...Chỉ tính trong giai đoạn 1930-1945, nhà tù đã giam cầm hơn 1.000 chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước.Nhà tù gắn liền với tên tuổi của nhiều chiến sỹ cộng sản kiên trung, trong đó nổi bật là Tô Hiệu. Ông bị biệt giam trong một gian chéo góc. Trong 4 năm bị giam ở đây, dù bị bệnh lao hành hạ, ông vẫn hoạt động cách mạng và cảm hóa được nhiều binh lính tham gia cách mạng. Ngày 7/3/1944, Tô Hiệu hy sinh lúc 33 tuổi.Trước khi rút khỏi Sơn La vào năm 1952, thực dân Pháp đã ném bom xuống khu vực nhà tù để xóa dấu vết tội ác. Năm 1965, đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc khiến nhà tù Sơn La gần như bị phá hủy.Ngày nay, Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La trở thành “địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng. Hàng năm khu di tích đón tiếp, phục vụ hàng trăm nghìn lượt khách trong nước, quốc tế đến tham quan, học tập và nghiên cứu.Mời độc giả xem video: Những vườn hoa quả lạ mắt. Nguồn: Tin Tức VTV24.


Nhà tù Sơn La - di tích cách mạng được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.


Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908 để dành riêng cho việc giam cầm những tù nhân chính trị. Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù có tổng diện tích là 2.184m2.


Với dã tâm “một thời gian không lâu sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao sức lực nhanh chóng và êm thấm”, thực dân Pháp đã áp dụng chế độ tù đày vô cùng khắc nghiệt về sinh hoạt và lao động hàng ngày của tù nhân chính trị tại nhà tù Sơn La.


Chế độ ăn uống một ngày là 2 lạng thịt, 7,5 lạng gạo. Nhưng thực tế đã bị bớt chỉ có một nắm cơm nếp nấu nhão, trộn cả trấu lẫn sạn, ăn với muối trắng hoặc canh rau muống già nấu suông.


Chế độ ở cũng hết sức kham khổ, mỗi năm một người chỉ được phát hai bộ quần áo bằng vải thô, một manh chiếu, một chiếc chăn mỏng dính không đủ để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc.


Bên cạnh đó, những chiến sỹ cách mạng bị giam cầm còn phải lao động khổ sai, nặng nhọc như: đục lỗ đặt mìn phá đá, khai thác gỗ, đẩy xe chở nước, cát, gạo...


Chỉ tính trong giai đoạn 1930-1945, nhà tù đã giam cầm hơn 1.000 chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước.


Nhà tù gắn liền với tên tuổi của nhiều chiến sỹ cộng sản kiên trung, trong đó nổi bật là Tô Hiệu. Ông bị biệt giam trong một gian chéo góc. Trong 4 năm bị giam ở đây, dù bị bệnh lao hành hạ, ông vẫn hoạt động cách mạng và cảm hóa được nhiều binh lính tham gia cách mạng. Ngày 7/3/1944, Tô Hiệu hy sinh lúc 33 tuổi.


Trước khi rút khỏi Sơn La vào năm 1952, thực dân Pháp đã ném bom xuống khu vực nhà tù để xóa dấu vết tội ác. Năm 1965, đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc khiến nhà tù Sơn La gần như bị phá hủy.


Ngày nay, Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La trở thành “địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng. Hàng năm khu di tích đón tiếp, phục vụ hàng trăm nghìn lượt khách trong nước, quốc tế đến tham quan, học tập và nghiên cứu.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top