Câu chuyện được kể trong giờ học lịch sử có liên quan đến những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử, nhân vật lịch sử hoặc để giải thích cho một cái tên, một địa danh, một khái niệm, một thuật ngữ có liên quan đến nội dung bài học.
Mỗi sự kiện, nhân vật, địa danh đều có ý nghĩa riêng về mặt ngôn ngữ, văn hóa lịch sử. Việc ghi nhớ chúng theo những câu chuyện thú vị đi kèm, giúp học sinh nhớ dữ liệu không phải bằng cách "học thuộc" mà là nhận thức giá trị của chúng.
Chuyện kể phải ngắn gọn, sát với nội dung bài học
Là người đã sử dụng hiệu quả phương pháp này trong các giờ học Lịch sử, cô Ngô Thị Hằng - Giáo viên Trường PTDT Nội trú huyện Tân Uyên (Lai Châu) – lưu ý:
Câu chuyện được kể phải ngắn gọn, sát với mục đích, yêu cầu, nội dung bài học; câu chuyện có chủ đề, có cốt truyện về sự kiện, nhân vật, địa danh lịch sử trong không gian thời gian nhất định; có giá trị về mặt tư tưởng nghệ thuật thẩm mĩ; phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh.
Khi kể chuyện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh "kể" và nắm được những nội dung của các nhân vật, sự kiện lịch sử, từ đó biết phân tích, nhận xét đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử.
Việc lồng ghép kể các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong bài dạy sẽ được học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, ghi nhớ sự kiện, có ấn tượng mạnh và ngưỡng mộ về nhân vật.
Kết hợp giữa kể chuyện và các phương pháp trực quan
Theo cô Ngô Thị Hằng, trong bài giảng, phương pháp kể chuyện phải sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học lịch sử khác một cách đồng bộ và nhuần nhuyễn, đặc biệt nhất là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan - quan sát tranh ảnh, để nâng cao tính tích cực của học sinh, làm bài giảng sinh động có hiệu quả.
Ví dụ, bài 24 - Cuộc kháng chiến từ năm 1858 - 1873, sách giáo khoa Lịch sử 8, khi giảng đến mục II - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1873, để học sinh hiểu rõ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, giáo viên kể đoạn chuyện về Nguyễn Trung Trực:
“Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, người Phủ Tân An, Định Tường (nay thuộc Long An). Khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông đã anh dũng cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
Trận đánh nổi tiếng của ông là việc đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp đậu trên Sông Vàm Đông (10/12/1862). Sau trận đó ông được triều đình phong chức Quân cơ, coi giữ vùng Hà Tiên.
Năm 1868, ông đưa quân đánh úp đồn Kiên Giang tiêu diệt toàn bộ địch ở đó. Đến khi ông bị giặc bắt, quân giặc tìm mọi cách dụ dỗ nhưng ông cương quyết không đầu hàng.
Ngày 27/10/1868 giặc Pháp đã hành hình ông ở Rạch Giá - Kiên Giang, trước khi bị hành hình ông khảng khái nói với quân giặc: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Học sinh sẽ khâm phục tinh thần chiến đấu, sự hy sinh của Nguyễn Trung Trực và sẽ khắc sâu được câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trung Trực khi được giáo viên giải thích về ý nghĩa của câu nói đó.
Hoặc bài 18 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sách giáo khoa Lịch sử 9, khi giảng về Hội nghị thành lập Đảng, giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát về hình ảnh, kể, miêu tả toàn cảnh nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng:
"Trong ngôi nhà cũ bé nhỏ của một cơ sở cách mạng tại Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc, thuộc khu ổ chuột với những túp lều bằng tôn và cát-tông chen chúc nhau.
Mọi người ngồi xung quanh một chiếc bàn có để sẵn một bộ súc sắc - một trò chơi ưa thích của người Trung Quốc ở Hồng Công. Nếu có ai nghi ngờ vì thấy tiếng ồn ào trong buồng thì có thể tưởng rằng đây là nơi tụ tập của những kẻ cờ bạc".
Học sinh sẽ không ngờ được rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và hoạt động một cách bí mật trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào. Sự không ngờ đó sẽ giúp học sinh có ấn tượng mạnh về sự kiện ngày 3/2/1930.
Cô Hằng cho rằng, thông qua kể chuyện lịch sử sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức mà sách giáo khoa không thể cung cấp.
Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử.
Qua đó, thực hiện tốt việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hình thành thói quen tư duy, ghi nhớ sự kiện thông qua việc liên tưởng tới các câu chuyện được kể, khắc sâu hơn nội dung lịch sử, vấn đề lịch sử.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Mỗi sự kiện, nhân vật, địa danh đều có ý nghĩa riêng về mặt ngôn ngữ, văn hóa lịch sử. Việc ghi nhớ chúng theo những câu chuyện thú vị đi kèm, giúp học sinh nhớ dữ liệu không phải bằng cách "học thuộc" mà là nhận thức giá trị của chúng.
Chuyện kể phải ngắn gọn, sát với nội dung bài học
Là người đã sử dụng hiệu quả phương pháp này trong các giờ học Lịch sử, cô Ngô Thị Hằng - Giáo viên Trường PTDT Nội trú huyện Tân Uyên (Lai Châu) – lưu ý:
Câu chuyện được kể phải ngắn gọn, sát với mục đích, yêu cầu, nội dung bài học; câu chuyện có chủ đề, có cốt truyện về sự kiện, nhân vật, địa danh lịch sử trong không gian thời gian nhất định; có giá trị về mặt tư tưởng nghệ thuật thẩm mĩ; phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh.
Khi kể chuyện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh "kể" và nắm được những nội dung của các nhân vật, sự kiện lịch sử, từ đó biết phân tích, nhận xét đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử.
Việc lồng ghép kể các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong bài dạy sẽ được học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, ghi nhớ sự kiện, có ấn tượng mạnh và ngưỡng mộ về nhân vật.
Kết hợp giữa kể chuyện và các phương pháp trực quan
Theo cô Ngô Thị Hằng, trong bài giảng, phương pháp kể chuyện phải sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học lịch sử khác một cách đồng bộ và nhuần nhuyễn, đặc biệt nhất là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan - quan sát tranh ảnh, để nâng cao tính tích cực của học sinh, làm bài giảng sinh động có hiệu quả.
Ví dụ, bài 24 - Cuộc kháng chiến từ năm 1858 - 1873, sách giáo khoa Lịch sử 8, khi giảng đến mục II - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1873, để học sinh hiểu rõ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, giáo viên kể đoạn chuyện về Nguyễn Trung Trực:
“Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, người Phủ Tân An, Định Tường (nay thuộc Long An). Khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông đã anh dũng cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
Trận đánh nổi tiếng của ông là việc đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp đậu trên Sông Vàm Đông (10/12/1862). Sau trận đó ông được triều đình phong chức Quân cơ, coi giữ vùng Hà Tiên.
Năm 1868, ông đưa quân đánh úp đồn Kiên Giang tiêu diệt toàn bộ địch ở đó. Đến khi ông bị giặc bắt, quân giặc tìm mọi cách dụ dỗ nhưng ông cương quyết không đầu hàng.
Ngày 27/10/1868 giặc Pháp đã hành hình ông ở Rạch Giá - Kiên Giang, trước khi bị hành hình ông khảng khái nói với quân giặc: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Học sinh sẽ khâm phục tinh thần chiến đấu, sự hy sinh của Nguyễn Trung Trực và sẽ khắc sâu được câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trung Trực khi được giáo viên giải thích về ý nghĩa của câu nói đó.
Hoặc bài 18 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sách giáo khoa Lịch sử 9, khi giảng về Hội nghị thành lập Đảng, giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát về hình ảnh, kể, miêu tả toàn cảnh nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng:
"Trong ngôi nhà cũ bé nhỏ của một cơ sở cách mạng tại Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc, thuộc khu ổ chuột với những túp lều bằng tôn và cát-tông chen chúc nhau.
Mọi người ngồi xung quanh một chiếc bàn có để sẵn một bộ súc sắc - một trò chơi ưa thích của người Trung Quốc ở Hồng Công. Nếu có ai nghi ngờ vì thấy tiếng ồn ào trong buồng thì có thể tưởng rằng đây là nơi tụ tập của những kẻ cờ bạc".
Học sinh sẽ không ngờ được rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và hoạt động một cách bí mật trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào. Sự không ngờ đó sẽ giúp học sinh có ấn tượng mạnh về sự kiện ngày 3/2/1930.
Cô Hằng cho rằng, thông qua kể chuyện lịch sử sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức mà sách giáo khoa không thể cung cấp.
Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử.
Qua đó, thực hiện tốt việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hình thành thói quen tư duy, ghi nhớ sự kiện thông qua việc liên tưởng tới các câu chuyện được kể, khắc sâu hơn nội dung lịch sử, vấn đề lịch sử.
Nguồn: giaoducthoidai.vn