Hướng dẫn ôn thi THPT lý thuyết Địa lý bằng Atlat

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Trên thực tế nhiều câu hỏi không sử dụng Atlat vẫn có thể trả lời nhanh bằng Atlat, vấn đề là giáo viên có trang bị kiến thức Atlat cho học sinh hay không.

Ví dụ 1: Hai khu vực núi có dạng địa hình cácxtơ phổ biến nhất ở nước ta là

A. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

B. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.

C. Đông Bắc và Tây Bắc.

D. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

Đối với câu hỏi này cần hướng dẫn học sinh tra cứu ở các trang đất hoặc trang du lịch đều khoanh được đáp án đúng là B

Ví dụ 2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta hiện nay là

A. tăng công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước và công nghiệp khai thác; giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

B. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất phân phối điện khí đốt, nước; giảm công nghiệp khai thác.

C. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.

D. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.

Đối với câu hỏi này học sinh tra cứu đáp án ở trang 21, bản đồ công nghiệp chung, biểu đồ tròn (cuối trang), chọn đáp án C.



Sử dụng Atlat cho các câu hỏi lí thuyết

Đối với việc sử dụng Atlat cho các câu hỏi lí thuyết, cô Hương lưu ý, học sinh cần nắm rõ được bố cục của Atlat và cách khai thác kiến thức của từng trang như sau:

Phần địa lí tự nhiên: từ trang 4-14: học sinh chỉ thấy sự phân bố của các đối tượng tự nhiên, trả lời cho câu hỏi ở đâu

Ví dụ 3: Hướng gió mùa mùa hạ thịnh hành ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ là

A. Đông Nam. B. Đông Bắc.

C. Nam. D. Tây Nam.

Với câu hỏi này học sinh có thể mở trang khí hậu( trang 9) quan sát, chọn đáp án A

Phần địa lí dân cư và địa lí kinh tế: Sự phân bố của đối tượng nhìn vào bản đồ Việt Nam;

Tình hình phát triển: nhìn vào các biểu đồ đính kèm; đặc biệt có số liệu nên học sinh khi học bài không cần phải ghi nhớ số liệu mà chỉ cần hiểu xu thế thay đổi của đối tượng. Cơ cấu ngành: khai thác phần chú giải (nếu có được)

Phần địa lí các vùng kinh tế: 26 - 30: trong cùng một trang có hai bản đồ tự nhiên và kinh tế, câu hỏi lĩnh vực nào cần quan sát bản đồ đó.

“Việc học lí thuyết bằng Atlat không chỉ giúp học sinh ghi nhớ vấn đề lâu hơn mà qua đó kĩ năng sử dụng Atlat cũng được hình thành” - cô Hoàng Thị Thủy Hương khẳng định.

"Atlat địa lí Việt Nam được cấu trúc nội dung như sách giáo khoa, nên khi giảng dạy, tôi luôn sử dụng song song Atlat và sách giáo khoa giúp học sinh ghi nhớ vấn đề bằng hình ảnh trực quan" - cô Hoàng Thị Thủy Hương.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top