Hướng dẫn học và làm bài thi trắc nghiệm Vật lí

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Sau khi ban hành cấu trúc đề thi trắc nghiệm các môn: Anh văn, vật lý, hóa học và sinh học, dành cho các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2008, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã có tài liệu hướng dẫn cách học, cách trả lời nhằm trang bị những kiến thức trong quá trình ôn tập, cũng như kết quả làm bài trắc nghiệm các môn trên một cách tốt nhất.


Hocmai.vn sẽ lần lượt đăng tải các nội dung hướng dẫn này nhằm giúp cho học sinh trên cả nước có thêm những thông tin và tài liệu phục vụ tốt những kỳ thi sắp tới.
Đề thi trắc nghiệm phủ kín toàn bộ kiến thức của trương trình Vật lí lớp 12. Vì vậy thí sinh cần chú ý tới tất cả các phần và các chương, cần học toàn bộ, không học tủ, học lệch. Tuy nhiên, với độ rộng kiến thức thí sinh không nhất thiết phải học thuộc lòng toàn bộ phần lý thuyết, thuộc từng câu từng chữ như thi tự luận trước đây.
Học để thi trắc nghiệm điều quan trọng yêu cầu thí sinh phải hiểu kỹ nội dung của các kiến thức cơ bản, ghi nhớ những định luật, định nghĩa, nguyên lý, các công thức, tính chất, ứng dụng cơ bản…, đặc biệt là những nội dung đã được tổng kết mỗi bài, mỗi chương của sách giáo khoa; cần nắm chắc những kỹ năng giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập.
Để tránh sơ xuất khi làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí không bị sa vào các “bẫy” của các phương án nhiễu và chọn được câu trả lời đúng các thí sinh cần lưu ý những điểm sau:
1/ Đọc thật kỹ không bỏ sót một từ nào của phần dẫn đề để nắm thật chắc nội dung mà đề bài yêu cầu trả lời. Ví dụ: Một tia sáng đi tới một mặt gương với góc tới bằng 350. Góc giữa tia tới và tia phản xạ là: A. 350; B. 00; C.900; D.700
Đây là một câu hỏi không khó, nhưng nếu thí sinh vội vàng không đọc hết những từ của phần dẫn chỉ chú ý tới các từ “góc tới” và “phản xạ” thì có thể vội nghĩ là phần dẫn cho biết góc tới và yêu cầu xác định góc phản xạ. Trong các phương án lựa chọn của câu trả lời thì phương án đầu chính là độ lớn của góc phản xạ, điều đó cũng đồng nghĩa với sự lựa chọn vội vàng của thí sinh và các bạn dính “bẫy”.
2/ Khi đọc phần dẫn cần đặc biệt chú ý tới các từ phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”…(trong đề thi các từ này thường in đậm).
Ví dụ: Chu kỳ dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào
<!--[if !supportLists]-->a. <!--[endif]-->Chiều dài dây treo. b. Trị số của π. c. Khối lượng quả nặng. d. Gia tốc trọng trường.
Nếu thí sinh không chú ý tới từ phủ định “không” trong phần dẫn thì sẽ hiểu nhầm phần dẫn hỏi chu kỳ dao động của con lắc đơn phụ thuộc yếu tố nào và sẽ bị phương án a của phần lựa chọn lôi cuốn vào bẫy ngay.
3/ Đọc tất cả 4 phương án trình bày trong phần lựa chọn không bỏ bất cứ một phương án nào. Cần tránh những trường hợp vừa đọc được một phương án đã cảm thấy đúng ngay và dừng không đọc các phương án tiếp theo. Trong ví dụ trên ngay cả khi không chú ý tới từ “không”, nhưng nếu thí sinh cẩn thận đọc tất cả các phương án lựa chọn thi có thể tìm thấy đến 3 phương án đúng. Khi đó buộc thí sinh cần phải suy nghĩ lại, đọc lại phần dẫn và xác định lại phương án lựa chọn.
Các bạn cũng nên lưu ý với những câu hỏi trắc nghiệm Vật lí thường gặp sau:
A/ Câu lý thuyết chỉ yêu cầu nhận biết:
Đó là những câu trắc nghiệm chỉ yêu cầu thí sinh nhận ra một công thứ, một định nghĩa, định luật, tính chất, ứng dụng…đã học.
Ví dụ: Công thức dùng để tính chu kỳ của con lắc đơn là:


Với những câu hỏi trắc nghiệm loại này, sau khi đọc xong phần dẫn thí sinh cần đọc ngay tất cả phương án trả lời trong phần lựa chọn để nhận ra phương án đúng. Trong việc lựa chọn phương công thức nếu phân vân hoặc nghi ngờ có thể dùng thứ nguyên hoặc đơn vị để kiểm tra lại.
Từ ví dụ trên cho thấy, để chuẩn bị thi trắc nghiệm vẫn cần phải học thuộc và nhớ kiến thức cơ bản chứ không phải chỉ đơn thuần hiểu là đủ như nhiều thí sinh vẫn lầm tưởng.
B/ Câu lý thuyết yêu cầu phải hiểu và vận dụng kiến thức vào những tình huống mới. Đó là những câu trắc nghiệm đòi hỏi thí sinh không những chỉ ghi nhớ kiến thức mà phải hiểu và vận dụng được kiến thức vào những tình huống cụ thể.
Ví dụ: Khi tần số của con lắc đơn tăng 3 lần và biên độ giảm 2 lần thì năng lượng của nó so với năng lượng ban đầu bằng:

Trong khi đi tìm lời giải chỉ nhớ công thức tính năng lượng của dao động điều hòa <!--[if !vml]--><!--[endif]-->
là chưa đủ. Cần phải hiểu được các mối quan hệ định lượng có mặt trong công thức và mối quan hệ định lượng giữa tần số( F) với tần số góc
thì mới chọn được phương án đúng.
Với những dạng câu hỏi này, nếu có yêu cầu tính toán đơn giản như ví dụ trên thì sau khi đọc xong phần dẫn thí sinh không nên đọc ngay phần lựa chọn, mà nên tìm các phép tính để tìm phương án trả lời, sau đó mới so sánh với phương án của mình với các phương án đã cho để quyết định phương án trả lời đúng nhất.
C/ Bài toán
Khác với những bài toán trong phần tự luận, trong câu trắc nghiệm thường là những chỉ cần từ 1 đến 2 hoặc 3 phép tính là đi đến kết quả.
Ví dụ: Một mạch điện gồm một điện trở thuần R=20
<!--[if !vml]--><!--[endif]-->, một cuộn cảm H=120mH và một tụ điện C=0,75 <!--[if !vml]-->
mắc nối tiếp. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một hiệu điện thế xoay chiều có U=120V và F=500Hz thì cường độ dòng điện trong mạch là:
<!--[if !supportLists]-->a. <!--[endif]-->2,3 A; b. 6,0 A; c. 10A; d. 17 A
Với loại câu trắc nghiệm này các thí sinh cần giải theo các khác. Với các dạng câu trắc nghiệm lý thuyết chỉ yêu cầu nhận biết. Sau khi đọc xong phần dẫn, nếu đọc ngay phần lựa chọn thì rất có thể có một đáp án số sai “hấp dẫn” thí sinh, làm ảnh hưởng đến cách giải cũng như cách tính toán của thí sinh và sẽ dẫn đến làm bài sai câu trắc nghiệm. Do vậy thí sinh cần làm theo các qui trình sau:
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Đọc đầu bài toán ra trong phần dẫn
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Giải bài toán để tìm ra đáp số
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->So sánh đáp số tìm được với các đáp số có trong phần lựa chọn
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Chọn phương án đúng
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm nên nhiều câu trắc nghiệm sẽ liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong thực nghiệm hoặc trong thực tế cuộc sống. Sẽ rất có lợi nếu hằng ngày các thí sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Việc nắm chắc kiến thức lý thuyết sẽ giúp các thí sinh vận dụng được vào các câu hỏi bài tập.

Bên cạnh những thông tin trên, các thí sinh có thể vào ôn luyện bài giảng Vật lí lớp 12 , ngoài ra cũng có thể tự kiểm tra kiến thức của mình thông qua những đề thi trắc nghiệm tốt nhiệp qua cuộc thi Tú tài Số - Thi thử tốt nghiệp THPT. Còn chờ gì nữa, nào hãy bắt đầu cùng học, cùng thi và cùng đỗ với hocmai.vn .

Hocmai.vn sẽ tiếp tục cung cấp đến bạn Hướng dẫn học và làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ. Các bạn đừng quên theo dõi nhé.


Nguồn: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
 

Bình luận bằng Facebook

Top