Hướng dẫn học sinh giải bài toán trắc nghiệm Hóa học dạng đồ thị

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tuy nhiên, trong chương trình Hóa học THPT chưa nói nhiều về phương pháp đồ thị, tài liệu hướng dẫn giải bài tập bằng phương pháp này còn ít, học sinh thực sự gặp khó khăn, thường lúng túng khi va chạm dạng bài toán này.

Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay, thì việc giải nhanh các bài toán Hóa học là yêu cầu hàng đầu của người học. Phương pháp giải nhanh một bài toán sẽ giúp người học tiết kiệm được thời gian, rèn luyện được tư duy và năng lực phát hiện vấn đề.

Trên cơ sở đó, các thầy cô tổ Hóa học Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai chia sẻ một số kinh nghiệm, hướng dẫn học sinh giải bài toán trắc nghiệm dạng đồ thị nhằm giúp học sinh đạt được kết quả khả quan trong các kì thi:

Chuẩn bị kiến thức lí thuyết cho học sinh

Hiện nay, các bài toán trắc nghiệm dạng đồ thị, được các thầy cô tổ Hóa học Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai chia thành các dạng chủ yếu:

Dạng 1: Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2). Sau phản ứng thu được b mol kết tủa.



Dạng 2: Rót từ từ dung dịch kiềm đến dư vào dung dịch chứa a mol muối Al3+ (hoặc Zn2+). Sau phản ứng thu được b mol kết tủa.



Dạng 3: Rót từ từ dung dịch axit đến dư vào dung dịch chứa a mol muối AlO2- (hoặc ZnO22- ). Sau phản ứng thu được b mol kết tủa.



Hướng dẫn học sinh giải bài tập
Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm: NaOH a M và Ba(OH)2 b M. Quan sát lượng kết tủa qua đồ thị sau:


Giải:
Giải thích các quá trình biến thiên trong đồ thị:

Đoạn 1: Đi lên, do sự hình thành BaCO3 (CO2 + Ba(OH)2 -> BaCO3 +H2O).

Đoạn 2: Đi ngang, quá trình: OH- + CO2 -> HCO3 -

Đoạn 3: Đi xuống, do sự hòa tan kết tủa BaCO3( BaCO3 +H2O + CO2 -> Ba(HCO3)2).

Từ đồ thị và công thức:



Ví dụ 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:


Giải:
Giải thích các quá trình biến thiên trong đồ thị:

Đoạn 1: Không xuất hiện kết tủa, do H+ + OH- -> H2O.

Đoạn 2: Đi lên, do sự hình thành Al(OH)3.

Đoạn 3: Đi xuống, do sự hòa tan kết tủa Al(OH)3.

Từ đồ thị và công thức:


Ví dụ 3: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)20,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giải:
Giải thích các quá trình biến thiên trong đồ thị:

Đoạn 1: Đi lên, do sự hình thành BaSO4 và Al(OH)3.

Đoạn 2: Đi xuống, do sự hòa tan kết tủa Al(OH)3.

Đoạn 3: Đi ngang, do BaSO4 không tan.


Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top