Bà Dì lên tiếng đáp.
- Tôi báo cho cô biết là có người cho rằng Chiyo đẹp gái đấy.
- Thì cũng như có người thích mùi cá thối đấy thôi. – Hatsumono nói. Xong cô ta ra lệnh cho chúng tôi ra ngoài để cô ta thay áo lót.
Bà Dì và tôi ra đứng ở khoảng trống đầu cầu thang, nơi ông Bekku đang đứng đợi gần bên tấm gương cao soi được cả người, trông ông ta giống cái hôm ông dẫn tôi và Satsu vào đây. Tuần đầu sống ở nhà dạy kỹ nữ tôi mới hiểu nghề của ông không phải là lôi các cô gái ra khỏi nhà của họ, mà ông là thợ may hàng ngày ông đến đây để giúp Hatsumono mặc kimono cho đẹp.
Chiếc áo mà Hatsumono sẽ mặc tối ấy được treo trên giá gần tấm gương. Bà Dì đứng vuốt ve cái áo cho đến khi Hatsumono đi ra, trên người chỉ mặc cái áo lót màu rỉ thật đẹp, trang trí bằng hình những chiếc lá màu vàng đậm. Lúc ấy những việc xảy ra tiếp theo không làm cho tôi quan tâm lắm vì bộ áo kimono phức tạp sẽ làm cho những ai không quen mặc cảm thấy bối rối. Nhưng nếu việc mặc áo được giải thích rõ ràng thì cũng rất hay.
Thoạt tiên anh phải hiểu rằng một bà nội trợ và một cô geisha mặc áo kimono rất khác nhau. Khi bà nội trợ mặc kimono, bà ta sẽ dùng đủ thứ chêm để cái áo khỏi chụm vào nhau khó coi, và kết quả của việc chêm này là làm cho người bà ta thẳng đuột như cái cột đình. Nhưng geisha mặc kimono thường không cần chêm, và việc làm cho áo không bị chụm lại không phải là vấn đề khó khăn. Cả bà nội trợ và cô geisha trước hết phải cởi áo ra rồi vấn quanh hông một dung lụa; chúng tôi gọi dung lụa này Koshimaki - lụa vấn hông. Tiếp theo họ mặc ra bên ngoài váy lót kimono cụt tay, áo này mặc sát vào eo, rồi các thứ chêm trong như những cái gối nhỏ có dây xung quanh để buộc chúng vào người cho chắc. Trường hợp Hatsumono thì khác, vì người cô ta mảnh mai, hông nhỏ, mà cô ta đã quen mặc kimono nhiều năm rồi, nên cô ta không dùng các miếng chêm.
Cho nên tất cả những thứ mặc thêm vào người ấy, phải cho thật kín khi mặc áo ngoài vào. Nhưng cái áo tiếp theo, cái áo lót, thực ra không hẳn là áo lót. Khi cô gái geisha biểu diễn múa hay thỉnh thỏang đi ngoài đường, cô ta có thể đưa tay trái nâng áo kimono cho khỏi vướng. Khi ấy họ sẽ để lộ chiếc áo lót ra từ đầu gối trở xuống, cho nên hình trang trí trên chiếc áo lót cũng phải phù hợp với hình trên chiếc kimono. Và cái cổ lót cũng được để lộ ra ngoài, y như cổ áo sơ mi của đàn ông khi họ mặc đồ vest vậy. Công việc của bà Dì là phải khâu cổ áo mỗi ngày vào chiếc áo lót nào mà Hatsumono định mặc, rồi sáng hôm sau tháo ra để giặt sạch. Các geisha đang học nghề mang cổ áo màu đỏ, nhưng dĩ nhiên Hatsumono không phải là geisha đang học nghề, cổ áo cô ta màu trắng.
Khi Hatsumono ra khỏi phòng, cô ta mang đủ thứ trên người như tôi vừa nói – nhưng chúng tôi không thấy gì hết ngoài cái áo lót, áo này có dây buộc chặt quanh eo, ngoài ra cô ta mang đôi vớ trắng mà chúng tôi gọi là tabi, vớ có nút cài dọc theo một bên rất sít sao. Như thể cô ta chỉ còn đợi ông Bekku mặc áo kimono ra bên ngoài nữa thôi. Nhìn cảnh ông Bekku mặc áo cho cô ta, người ta mới hiểu tại sao vai trò của ông ta là cần thiết. Áo kimono có chiều dài bằng nhau, nên ngoại trừ những ai thật cao mới mặc vừa, còn người khác khi mặc vào, phải xếp bớt lên ở dưới chiếc khăn quàng lưng. Khi ông Bekku xếp vải thừa lên ở eo và buộc sợi dây cho nó đứng yên tại chỗ, ta không thấy có chỗ nào phồng lên hết. Thảng hoặc có chỗ nào phồng lên, ông uốn chỗ này, nắn chỗ kia sao cho chỗ gấp phẳng phiu mới thôi. Khi ông ta làm xong, chiếc áo ôm sát vào cơ thể mỹ miều của cô Hatsumono.
Ông Bekku là thợ may, nên ông còn phải buộc thắt lưng nữa, công việc này không đơn giản như người ta tưởng. Dải thắt lưng của Hatsumono dài gấp hai lần giải thắt lưng của người đàn ông cao lớn, và rộng bằng vai của phụ nữ. Khi quấn quanh eo, nó phủ kín từ xương ngực cho đến qua lỗ rốn. Nhiều người không biết, cứ tưởng dải thắt lưng chỉ được buộc từ đàng sau như sợi dây, không phải thế. Cả nửa tá dây và móc được sử dụng để giữ cho giải thắt lưng đứng yên ở vị trí cố định, và có rất nhiều đồ đệm để hình thành cái gút. Ông Bekku phải mất nhiều phút để buộc giả thắt lưng cho Hatsumono. Khi ông ta làm xong, giải thắt lưng không có một nếp nhăn, dày và nặng trịch.
Hôm ấy khi đứng ở cầu thang, tôi biết rất ít về việc này, nhưng tôi nhớ ông Bekku đã buộc dây và căng vải áo với vẻ rất nhiệt tình, và Hatsumono chỉ có việc giang hai tay ra, và nhìn trong gương. Nhìn cô ta, tôi cảm thấy khổ sở và ghen tị. Áo kimono của cô ta được thêu màu nâu và vàng. Phía dưới eo, hình con nai được thêu màu nâu đậm đang húc mũi vào đám lá vàng sẫm trong rừng. Chiếc thắt lưng có màu mận, xen kẽ những sợi chỉ bạc. Khi ấy tôi chưa biết, nhưng bộ trang phục của cô ta có giá tiền bằng cả năm lương của một cảnh sát viên hay một nhân viên nhà hàng. Thế nhưng khi nhìn Hatsumono đứng đấy, khi cô ta quay người để soi mình vào gương, anh mới biết, có nhiều tiền chưa chắc đã tạo ra được một phụ nữ đẹp lộng lẫy như thế được.
Công việc còn lại là trang sức trên mặt, trên tóc. Bà Dì và tôi theo Hatsumono vào phòng, cô quỳ xuống trước bàn trang điểm, lấy ra cái hộp sơn mài nhỏ đựng son tô môi. Cô ta dùng bàn chải nhỏ để tô môi. Thời trang lúc ấy là không tô son ở môi trên, để cho môi dưới trông đầy hơn. Cái mặt phết trắng tạo cho người ta cảm giác hiếu kỳ, nếu cô geisha tô hết cả hai môi, miệng cô ta sẽ giống như hai lát cá ngừ lớn. Thế cho nên các geisha chỉ thích tô môi có hình trề ra một tí, để nó có vẻ như đóa violet chớm nở. Nhưng trường hợp này chỉ có nàng geisha nào có môi trề mới tô được – mà số này thì ít – cho nên họ thường tô môi với hình tròn. Nhưng như tôi đã nói, thời trang lúc ấy chỉ là tô môi dưới nên Hatsumono cũng làm thế.
Sau đó Hatsumono lấy que gỗ ngô đồng ra, cái que mà cô ta đã cho tôi thấy trước đó, cô ta quẹt diêm đốt cháy một đầu, que gỗ cháy vài giây, cô ta thổi tắt đi rồi dùng đầu ngón tay bóp nguội và nhìn vào gương, tô đầy que cháy thành than lên lông mày. Cặp lông mày có màu xám nhạt rất đẹp. Xong xuôi, cô ta đến tủ chọn đồ trang sức ở tóc, gồm cái kẹp bằng đồi mồi và kim cài tóc có đính ở đầu kim một chùm ngọc thật tuyệt. Khi cài lên tóc xong, cô ta bôi nước hoa ra sau gáy, rồi nhét chai nước hoa có hình lép vào khăn quàng lưng để phòng khi cần dùng. Cô ta còn nhét cái quạt xếp gọn vào dây lưng và để khăn tay vào trong ống tay áo bên phải. Xong, cô ta quay qua nhìn tôi. Cô ta nhếch mép cười như hồi nãy, và ngay cả bà Dì cũng phải thở dài, vì Hatsumono khi ấy thật tuyệt vời.
Chương 6
Cho dù chúng tôi có nghĩ thế nào về Hatsumono, cô ta vẫn như bà hoàng trong nhà kỹ nữ, vì cô làm ra tiền cho cả nhà sinh sống. Vì là bà hoàng nên mỗi tối khi cô ta về khuya mà thấy lâu đài của mình tối tăm và gia nhân đều ngủ hết thì cô ta có quyền bất bình. Nghĩa là cô ta về nhà mà quá say không cởi nút vớ ra được, thì phải có người đến cởi cho cô; và nếu đói bụng, chắc cô ta không xuống bếp để làm thức ăn như là món Uboshomi Ochazuke chẳng hạn, vì đây là món ăn qua loa cô ta rất thích, gồm có cơm nguội với mận dầm dấm, ăn xong uống với trà nóng. Thực ra thì trong nhà chúng tôi rất thường ăn món này. Công việc chờ để đón nàng geisha về nhà là công việc dành cho “lính mới ” trong nhà - thường là người mới tập sự làm geisha. Khi tôi bắt đầu đến trường, lính mới trong nhà là tôi. Thường thường Bí Ngô và hai chị giúp việc lớn tuổi đều ngủ khò trước nửa đêm từ lâu, họ ngủ trên tấm nệm trải trên sàn nhà, cách hành lang trước nhà chừng một thước, nhưng tôi phải quỳ ở ngoài hành lang gần cửa, cố thức để đón cô ta, nhiều khi khuya đến gần hai giờ sáng. Phòng của Bà Ngọai ở gần đấy, khi ngủ bà để đèn sáng và cánh cửa hé mở. Một đường ánh sáng chiếu lên tấm nệm trống không của tôi, khiến tôi nghĩ đến ngày trước khi chị Satsu và tôi đi khỏi nhà không lâu, khi ấy tôi thường nhìn ra phòng sau, nơi mẹ tôi nằm ngủ. Bố tôi đã lấy lưới đánh cá phủ lên màn giấy để làm cho căn phòng tối đi nhưng tôi thấy quá âm u ảm đạm nên tôi mở hé một cánh cửa sổ, và ánh mặt trời chiếu lên nệm mẹ tôi nằm một đường sáng, làm lộ rõ bàn tay xanh xao ầy gò của bà. Khi nhìn ánh sáng vàng vọt tữ phòng Bà Ngọai chiếu lên tấm nệm của tôi, tôi phân vân tự hỏi không biết mẹ tôi còn sống hay không. Mẹ tôi và tôi rất giống nhau cho nên tôi nghĩ nếu mẹ tôi chết, chắc thế nào tôi cũng biết, nhưng dĩ nhiên, tôi không có cách nào để hỏi cho ra.
Một đêm khi mùa thu bắt đầu trở lạnh, tôi đang gật gù dựa người vào cột nhà thì bỗng tôi nghe tiếng cửa ngòai cổng xịch mở. Nếu Hatsumono thấy tôi ngủ gục, thế nào cô ta cũng tức giận, nên tôi cố hết sức để giữ cho mình tỉnh táo. Nhng khi cửa trong nhà mở, tôi kinh ngạc thấy một người đàn ông mặc áo khoác công nhân rộng thùng thình, theo kiểu cổ truyền có dây buộc ở bụng và măc quần nhà quê - mặc dù ông ta không có vẻ gì là công nhân hay nhà quê – hiện ra. Tóc ông ta chải dầu láng bóng theo kiểu tân thời, và ông ta để bộ râu râm rì trong có vẻ trí thức. Ông ta khom người xuống, nắm lấy đầu tôi trong hai tay, nhìn đăm đăm vào mặt tôi. Ông ta thì thào nói bên tai tôi:
- Trời ơi cô đẹp quá! Tên cô là gì?
Tôi đoán chắc ông ta là công nhân nhưng tôi không hiểu tại sao ông ta đến đây khuya khoắt như thế này. Tôi lo sợ không muốn trả lời, nhưng tôi cũng nói cho ông ta biết, rồi ông thè lưỡi thấm ướt đầu ngón tay và sờ vào má tôi – thì ra ông lấy sợi lông mi dính ở đấy.
- Yoko còn ở đây không? – ông ta hỏi.
Yoko là người thiếu nữ hàng ngày làm việc tại đây từ giữa trưa cho đến khuya, cô ta ngồi trực điện thọai tại phòng của tôi tớ. Vào thời ấy, nhà kỹ nữ và các phòng trà ở Gion liên lạc với nhau bằng hệ thống điện thoại riêng biệt, và Yoko là người bận rộn nhất trong nhà, vì cô ta phải trả lời điện thoại để ghi chép công việc làm ăn của Hatsumono vào sổ, có khi có những giao kèo với những buổi tiệc lớn tiệc nhỏ tổ chức từ sáu tháng cho đến một năm sau. Thường khi, Hatsumono không thực hiện đầy đủ theo kế họach đến sáng hôm trước, cho nên buổi tối là điện thoại ở các phòng trà gọi đến tới tấp cho biết khách hàng muốn cô ta ghé lại đấy nếu cô ta có thì giờ. Nhưng tối ấy điện thoại không reo nhiều và tôi nghĩ có lẽ Yoko đã ngủ như tôi vậy. Người đàn ông không đợi tôi trả lời, ông ta ra dấu bảo tôi im lặng rồi đi theo hành lang đất đến phòng của tôi tớ.
Sau đó tôi nghe tiếng Yoko xin lỗi – vì cô ta đã đi ngủ thật - rồi cô ta nói chuyện với nhân viên tổng đài điện thoại một hồi lâu. Cô ta phải nối đường dây với nhiều phòng trà khác nhau mới tìm ra được Hatsumono ở đâu, để nhắn lại cho cô ta biết rằng diễn viên kịch nghệ Kabuki tên Onoe Shikan đã đến thành phố rồi. Lúc ấy tôi không biết chuyện này, nhưng thật ra không có Onoe Shikan gì hết, đấy chỉ là mật mã.
Sau đấy Yoko ra về. Cô ta không bận tâm về việc có người đàn ông đang ngồi đợi trong phòng tôi tớ, cho nên tôi nghĩ tôi cũng không nên nói cho ai biết về chuyện này. Chuyện tôi không nói thế mà hóa hay, vì hai mươi phút sau Hatsumono về đến nhà, cô ta dừng lại ở hành lang trước nhà và nói với tôi:
- Tôi chưa có hành động gì làm hại đến cô hết đấy nhé. Nhưng nếu cô nói với ai là có một người đàn ông đến đây, hay thậm chí nói tôi về nhà sớm hơn mọi khi, thì tình hình sẽ thay đổi hoàn toàn đấy.
Cô ta đứng nhìn tôi đăm đăm khi nói như thế và khi cô ta đưa tay vào ống tay áo để lấy cái gì đấy, mặc dù ánh sáng lờ mờ, tôi cũng thấy cánh tay trước của cô ta ửng đỏ. Cô ta đi vào phòng tôi tớ, đóng cửa lại. Tôi nghe có tiếng nói chuyện rì rầm rồi cả nhà im lặng. Thỉnh thoảng tôi nghe như có tiếng thút thít hay tiếng rên nho nhỏ nhưng tôi không biết có ai khác nghe thấy các thứ tiếng ấy không. Tôi không biết họ làm gì trong ấy, nhưng tôi nghĩ chắc họ làm cái trò như chị tôi kéo áo tắm lên quá vai cho anh chàng Sugi nghịch ngợm. Và tôi có cảm giác vừa ghê tởm vừa hiếu kỳ, thậm chí tôi nghĩ nếu tôi được phép đi khỏi vị trí của tôi, tôi cũng không đi.
Khoảng một tuần một lần, Hatsumono và ông bạn của cô ta – thì ra ông ta là ông chủ tiệm mì sợi gần đấy - đến nhà kỹ nữ, vào phòng đầy tớ và đóng cửa lại. Họ còn gặp nhau nhiều lần ở các nơi khác nữa. Tôi biết được thế là vì Yoko thường được ông ta nhờ nhắn tin, thỉnh thỏang tôi nghe được. Tất cả các người giúp việc trong nhà đều biết Hatsumono làm gì. Nhưng vì cô ta có nhiều quyền đối với chúng tôi quá, nên không ai dám nói cho Mẹ hay Bà Ngọai hay Dì biết. Khi Hatsumono có bồ và thỉnh thoảng mang anh ta về nhà như thế, chắc thế nào cô ta cũng gặp phải chuyện khó khăn. Thời gian cô ta ở với người tình thì không có thu nhập, thậm chí cô ta phải vắng mặt ở các buổi tiệc hay các phòng trà, nơi mà cô ta hái ra tiền. Ngoài ra bất kỳ một người đàn ông giàu có nào xuất ra một số tiền lớn để bao cô ta trong thời hạn lâu ngày, thế nào họ cũng nghĩ xấu về cô, và họ sẽ thay đổi ý kiến nếu họ biết cô ta đang gian díu với anh chàng chủ hàng mì sợi.
Một đêm khi tôi vừa ra giếng ở ngoài sân uống nước, khi vào nhà tôi bỗng nghe cửa mở và có tiếng đấm mạnh vào khung cửa. Rồi tôi nghe tiếng nói ồm ồm vang lên:
- Kia kìa Hatsumnono, cô làm mọi người thức dậy…
Tôi không hiểu tại sao Hatsumono liều mạng đem bạn trai về nhà kỹ nữ như thê, mặc dù có lẽ làm thế cô ta sẽ khoái hơn. Nhưng trước đó chưa bao giờ cô ta tỏ ra quá bất cẩn để gây ra ồn ào như thế. Tôi vội vã về chỗ, quỳ xuống; một lát sau Hatsumono đi vào hành lang trước, tay ôm hai gói giấy. Rồi tiếp theo, một geisha khác bước vào, cô này quá cao đến nỗi phải cúi đầu khi đi qua cửa. Khi cô ta đứng thẳng lên và nhìn xuống tôi, tôi thấy mặt cô ta dài còn hai môi thì dày trịch. Không ai có thể cho cô ta là đẹp được.
- Đây là con ở mạt rệp của chúng tôi – Hatsumono nói – Nó có tên hẳn hoi, nhưng chị cứ gọi nó là “cô bé ngốc” .
- Này Cô bé ngốc – cô geisha nói – đi kiếm đồ gì uống cho chị cả mày và tao có được không?
Cái giọng ồm ồm tôi nghe được là của cô ta chứ không phải của ông bồ Hatsumono.
Thường khi Hatsumono thích uống loại rượu sakê đặc biệt gọi là Amakuchi - lọai rượu nhẹ và ngọt. Nhưng lọai rượu này chỉ được cất vào mùa đông và bây giờ trong nhà đã hết. Cho nên tôi rót hai ly bia đem ra cho họ, Hatsumono và cô bạn đã đi ra sân sau, họ mang guốc gỗ và đứng trong hành lang đất. Tôi thấy hai người đã say mà bạn của Hatsumono có đôi bàn chân thật bự, nên khi đi đôi guốc gỗ của chúng tôi, cô ta đi rất khó khăn, khiến hai người phá ra cười. Chắc anh còn nhớ tôi đã nói cho anh biết bên hành lang đất còn có một hành lang lát gỗ chạy ra sân sau. Hatsumono để hai gói giấy trên hành lang gỗ ấy và khi cô ta định mở ra một gói thì tôi mang bia đến.
- Tao không thèm uống bia – cô ta nói rồi đổ hết hai ly bia đi.
- Mình thích uống bia – cô bạn nói, nhưng trễ quá rồi –sao bạn lại đổ bia của mình đi?
- Thôi yên lặng đi, Korin – Hatsumono đáp - Chị khỏi cần uống thêm nữa làm gì. Bây giờ nhìn cái này mà xem, chị sẽ chết giấc vì sung sướng khi trông thấy!
Nói đến đây Hatsumono tháo dây một gói giấy rồi trải ra trên nền ván của hành lang một chiếc kimono thật đẹp, nền áo có màu lục nhạt không đều nhau, trên nền vẽ một cây nho có những chiếc lá đỏ. Áo may bằng một thứ lụa hảo hạng – nhưng hợp cho mùa hè, mà bây giờ trời đã sang thu, mặc không hợp. Bạn của Hatsumono, Korin, ngẩn ngơ nhìn cái áo, chị há hốc mồm kinh ngạc, miệng nuốt nước miếng ừng ực. Hai người lại phá ra cười. Tôi thấy đã đến lúc xin phép rút lui, nhưng Hatsumono nói:
- Khoan đi, Cô bé ngốc – Xong cô ta quay qua cô bạn và nói - Chị Korin, đến lúc vui rồi đấy. Chị đoán thử xem chiếc kimono này là của ai nào?
Korin còn đang ho sặc sụa, nhưng khi có thể nói được, cô ta trả lời:
- Ước chi nó là của tôi!
- Không phải, nó là của cô gái geisha mà cả hai chúng ta đều ghét cay ghét đắng trên đời này.
- Ồ, Hatsumono, chị là thiên tài! Nhưng tại sao chị lại có áo của Satoka?
- Tôi đâu có nói đây là áo của Satoka? Tôi muốn nói đến cô Hoàn Hảo kìa.
- Ai?
- Cô “Tôi là người giỏi nhất thiên hạ” đấy. Cô ấy đấy.
im lặng một hồi rồi Korin nói:
- Cô Mameha hả? Trời đất, đấy là áo của Mameha mà tôi nhìn không ra! Làm sao chị có được áo của cô ta?
- Cách đây it hôm, tôi có để quên đồ ở nhà hát Kaburenjo trong lúc diễn tập. – Hatsumono đáp – Khi trở lại để tìm, bỗng tôi nghe có tiếng như tiếng rên dưới chân cầu thang. Tôi nghĩ “Lẽ nào lại thế? Thế thì quá vui rồi còn gì?” Khi tôi bò xuống, bật đèn lên, chị hãy đoán thử những ai đang hôn nhau nằm dưới nền nhà như hai hạt cơm dính vào nhau?
- Tôi báo cho cô biết là có người cho rằng Chiyo đẹp gái đấy.
- Thì cũng như có người thích mùi cá thối đấy thôi. – Hatsumono nói. Xong cô ta ra lệnh cho chúng tôi ra ngoài để cô ta thay áo lót.
Bà Dì và tôi ra đứng ở khoảng trống đầu cầu thang, nơi ông Bekku đang đứng đợi gần bên tấm gương cao soi được cả người, trông ông ta giống cái hôm ông dẫn tôi và Satsu vào đây. Tuần đầu sống ở nhà dạy kỹ nữ tôi mới hiểu nghề của ông không phải là lôi các cô gái ra khỏi nhà của họ, mà ông là thợ may hàng ngày ông đến đây để giúp Hatsumono mặc kimono cho đẹp.
Chiếc áo mà Hatsumono sẽ mặc tối ấy được treo trên giá gần tấm gương. Bà Dì đứng vuốt ve cái áo cho đến khi Hatsumono đi ra, trên người chỉ mặc cái áo lót màu rỉ thật đẹp, trang trí bằng hình những chiếc lá màu vàng đậm. Lúc ấy những việc xảy ra tiếp theo không làm cho tôi quan tâm lắm vì bộ áo kimono phức tạp sẽ làm cho những ai không quen mặc cảm thấy bối rối. Nhưng nếu việc mặc áo được giải thích rõ ràng thì cũng rất hay.
Thoạt tiên anh phải hiểu rằng một bà nội trợ và một cô geisha mặc áo kimono rất khác nhau. Khi bà nội trợ mặc kimono, bà ta sẽ dùng đủ thứ chêm để cái áo khỏi chụm vào nhau khó coi, và kết quả của việc chêm này là làm cho người bà ta thẳng đuột như cái cột đình. Nhưng geisha mặc kimono thường không cần chêm, và việc làm cho áo không bị chụm lại không phải là vấn đề khó khăn. Cả bà nội trợ và cô geisha trước hết phải cởi áo ra rồi vấn quanh hông một dung lụa; chúng tôi gọi dung lụa này Koshimaki - lụa vấn hông. Tiếp theo họ mặc ra bên ngoài váy lót kimono cụt tay, áo này mặc sát vào eo, rồi các thứ chêm trong như những cái gối nhỏ có dây xung quanh để buộc chúng vào người cho chắc. Trường hợp Hatsumono thì khác, vì người cô ta mảnh mai, hông nhỏ, mà cô ta đã quen mặc kimono nhiều năm rồi, nên cô ta không dùng các miếng chêm.
Cho nên tất cả những thứ mặc thêm vào người ấy, phải cho thật kín khi mặc áo ngoài vào. Nhưng cái áo tiếp theo, cái áo lót, thực ra không hẳn là áo lót. Khi cô gái geisha biểu diễn múa hay thỉnh thỏang đi ngoài đường, cô ta có thể đưa tay trái nâng áo kimono cho khỏi vướng. Khi ấy họ sẽ để lộ chiếc áo lót ra từ đầu gối trở xuống, cho nên hình trang trí trên chiếc áo lót cũng phải phù hợp với hình trên chiếc kimono. Và cái cổ lót cũng được để lộ ra ngoài, y như cổ áo sơ mi của đàn ông khi họ mặc đồ vest vậy. Công việc của bà Dì là phải khâu cổ áo mỗi ngày vào chiếc áo lót nào mà Hatsumono định mặc, rồi sáng hôm sau tháo ra để giặt sạch. Các geisha đang học nghề mang cổ áo màu đỏ, nhưng dĩ nhiên Hatsumono không phải là geisha đang học nghề, cổ áo cô ta màu trắng.
Khi Hatsumono ra khỏi phòng, cô ta mang đủ thứ trên người như tôi vừa nói – nhưng chúng tôi không thấy gì hết ngoài cái áo lót, áo này có dây buộc chặt quanh eo, ngoài ra cô ta mang đôi vớ trắng mà chúng tôi gọi là tabi, vớ có nút cài dọc theo một bên rất sít sao. Như thể cô ta chỉ còn đợi ông Bekku mặc áo kimono ra bên ngoài nữa thôi. Nhìn cảnh ông Bekku mặc áo cho cô ta, người ta mới hiểu tại sao vai trò của ông ta là cần thiết. Áo kimono có chiều dài bằng nhau, nên ngoại trừ những ai thật cao mới mặc vừa, còn người khác khi mặc vào, phải xếp bớt lên ở dưới chiếc khăn quàng lưng. Khi ông Bekku xếp vải thừa lên ở eo và buộc sợi dây cho nó đứng yên tại chỗ, ta không thấy có chỗ nào phồng lên hết. Thảng hoặc có chỗ nào phồng lên, ông uốn chỗ này, nắn chỗ kia sao cho chỗ gấp phẳng phiu mới thôi. Khi ông ta làm xong, chiếc áo ôm sát vào cơ thể mỹ miều của cô Hatsumono.
Ông Bekku là thợ may, nên ông còn phải buộc thắt lưng nữa, công việc này không đơn giản như người ta tưởng. Dải thắt lưng của Hatsumono dài gấp hai lần giải thắt lưng của người đàn ông cao lớn, và rộng bằng vai của phụ nữ. Khi quấn quanh eo, nó phủ kín từ xương ngực cho đến qua lỗ rốn. Nhiều người không biết, cứ tưởng dải thắt lưng chỉ được buộc từ đàng sau như sợi dây, không phải thế. Cả nửa tá dây và móc được sử dụng để giữ cho giải thắt lưng đứng yên ở vị trí cố định, và có rất nhiều đồ đệm để hình thành cái gút. Ông Bekku phải mất nhiều phút để buộc giả thắt lưng cho Hatsumono. Khi ông ta làm xong, giải thắt lưng không có một nếp nhăn, dày và nặng trịch.
Hôm ấy khi đứng ở cầu thang, tôi biết rất ít về việc này, nhưng tôi nhớ ông Bekku đã buộc dây và căng vải áo với vẻ rất nhiệt tình, và Hatsumono chỉ có việc giang hai tay ra, và nhìn trong gương. Nhìn cô ta, tôi cảm thấy khổ sở và ghen tị. Áo kimono của cô ta được thêu màu nâu và vàng. Phía dưới eo, hình con nai được thêu màu nâu đậm đang húc mũi vào đám lá vàng sẫm trong rừng. Chiếc thắt lưng có màu mận, xen kẽ những sợi chỉ bạc. Khi ấy tôi chưa biết, nhưng bộ trang phục của cô ta có giá tiền bằng cả năm lương của một cảnh sát viên hay một nhân viên nhà hàng. Thế nhưng khi nhìn Hatsumono đứng đấy, khi cô ta quay người để soi mình vào gương, anh mới biết, có nhiều tiền chưa chắc đã tạo ra được một phụ nữ đẹp lộng lẫy như thế được.
Công việc còn lại là trang sức trên mặt, trên tóc. Bà Dì và tôi theo Hatsumono vào phòng, cô quỳ xuống trước bàn trang điểm, lấy ra cái hộp sơn mài nhỏ đựng son tô môi. Cô ta dùng bàn chải nhỏ để tô môi. Thời trang lúc ấy là không tô son ở môi trên, để cho môi dưới trông đầy hơn. Cái mặt phết trắng tạo cho người ta cảm giác hiếu kỳ, nếu cô geisha tô hết cả hai môi, miệng cô ta sẽ giống như hai lát cá ngừ lớn. Thế cho nên các geisha chỉ thích tô môi có hình trề ra một tí, để nó có vẻ như đóa violet chớm nở. Nhưng trường hợp này chỉ có nàng geisha nào có môi trề mới tô được – mà số này thì ít – cho nên họ thường tô môi với hình tròn. Nhưng như tôi đã nói, thời trang lúc ấy chỉ là tô môi dưới nên Hatsumono cũng làm thế.
Sau đó Hatsumono lấy que gỗ ngô đồng ra, cái que mà cô ta đã cho tôi thấy trước đó, cô ta quẹt diêm đốt cháy một đầu, que gỗ cháy vài giây, cô ta thổi tắt đi rồi dùng đầu ngón tay bóp nguội và nhìn vào gương, tô đầy que cháy thành than lên lông mày. Cặp lông mày có màu xám nhạt rất đẹp. Xong xuôi, cô ta đến tủ chọn đồ trang sức ở tóc, gồm cái kẹp bằng đồi mồi và kim cài tóc có đính ở đầu kim một chùm ngọc thật tuyệt. Khi cài lên tóc xong, cô ta bôi nước hoa ra sau gáy, rồi nhét chai nước hoa có hình lép vào khăn quàng lưng để phòng khi cần dùng. Cô ta còn nhét cái quạt xếp gọn vào dây lưng và để khăn tay vào trong ống tay áo bên phải. Xong, cô ta quay qua nhìn tôi. Cô ta nhếch mép cười như hồi nãy, và ngay cả bà Dì cũng phải thở dài, vì Hatsumono khi ấy thật tuyệt vời.
Chương 6
Cho dù chúng tôi có nghĩ thế nào về Hatsumono, cô ta vẫn như bà hoàng trong nhà kỹ nữ, vì cô làm ra tiền cho cả nhà sinh sống. Vì là bà hoàng nên mỗi tối khi cô ta về khuya mà thấy lâu đài của mình tối tăm và gia nhân đều ngủ hết thì cô ta có quyền bất bình. Nghĩa là cô ta về nhà mà quá say không cởi nút vớ ra được, thì phải có người đến cởi cho cô; và nếu đói bụng, chắc cô ta không xuống bếp để làm thức ăn như là món Uboshomi Ochazuke chẳng hạn, vì đây là món ăn qua loa cô ta rất thích, gồm có cơm nguội với mận dầm dấm, ăn xong uống với trà nóng. Thực ra thì trong nhà chúng tôi rất thường ăn món này. Công việc chờ để đón nàng geisha về nhà là công việc dành cho “lính mới ” trong nhà - thường là người mới tập sự làm geisha. Khi tôi bắt đầu đến trường, lính mới trong nhà là tôi. Thường thường Bí Ngô và hai chị giúp việc lớn tuổi đều ngủ khò trước nửa đêm từ lâu, họ ngủ trên tấm nệm trải trên sàn nhà, cách hành lang trước nhà chừng một thước, nhưng tôi phải quỳ ở ngoài hành lang gần cửa, cố thức để đón cô ta, nhiều khi khuya đến gần hai giờ sáng. Phòng của Bà Ngọai ở gần đấy, khi ngủ bà để đèn sáng và cánh cửa hé mở. Một đường ánh sáng chiếu lên tấm nệm trống không của tôi, khiến tôi nghĩ đến ngày trước khi chị Satsu và tôi đi khỏi nhà không lâu, khi ấy tôi thường nhìn ra phòng sau, nơi mẹ tôi nằm ngủ. Bố tôi đã lấy lưới đánh cá phủ lên màn giấy để làm cho căn phòng tối đi nhưng tôi thấy quá âm u ảm đạm nên tôi mở hé một cánh cửa sổ, và ánh mặt trời chiếu lên nệm mẹ tôi nằm một đường sáng, làm lộ rõ bàn tay xanh xao ầy gò của bà. Khi nhìn ánh sáng vàng vọt tữ phòng Bà Ngọai chiếu lên tấm nệm của tôi, tôi phân vân tự hỏi không biết mẹ tôi còn sống hay không. Mẹ tôi và tôi rất giống nhau cho nên tôi nghĩ nếu mẹ tôi chết, chắc thế nào tôi cũng biết, nhưng dĩ nhiên, tôi không có cách nào để hỏi cho ra.
Một đêm khi mùa thu bắt đầu trở lạnh, tôi đang gật gù dựa người vào cột nhà thì bỗng tôi nghe tiếng cửa ngòai cổng xịch mở. Nếu Hatsumono thấy tôi ngủ gục, thế nào cô ta cũng tức giận, nên tôi cố hết sức để giữ cho mình tỉnh táo. Nhng khi cửa trong nhà mở, tôi kinh ngạc thấy một người đàn ông mặc áo khoác công nhân rộng thùng thình, theo kiểu cổ truyền có dây buộc ở bụng và măc quần nhà quê - mặc dù ông ta không có vẻ gì là công nhân hay nhà quê – hiện ra. Tóc ông ta chải dầu láng bóng theo kiểu tân thời, và ông ta để bộ râu râm rì trong có vẻ trí thức. Ông ta khom người xuống, nắm lấy đầu tôi trong hai tay, nhìn đăm đăm vào mặt tôi. Ông ta thì thào nói bên tai tôi:
- Trời ơi cô đẹp quá! Tên cô là gì?
Tôi đoán chắc ông ta là công nhân nhưng tôi không hiểu tại sao ông ta đến đây khuya khoắt như thế này. Tôi lo sợ không muốn trả lời, nhưng tôi cũng nói cho ông ta biết, rồi ông thè lưỡi thấm ướt đầu ngón tay và sờ vào má tôi – thì ra ông lấy sợi lông mi dính ở đấy.
- Yoko còn ở đây không? – ông ta hỏi.
Yoko là người thiếu nữ hàng ngày làm việc tại đây từ giữa trưa cho đến khuya, cô ta ngồi trực điện thọai tại phòng của tôi tớ. Vào thời ấy, nhà kỹ nữ và các phòng trà ở Gion liên lạc với nhau bằng hệ thống điện thoại riêng biệt, và Yoko là người bận rộn nhất trong nhà, vì cô ta phải trả lời điện thoại để ghi chép công việc làm ăn của Hatsumono vào sổ, có khi có những giao kèo với những buổi tiệc lớn tiệc nhỏ tổ chức từ sáu tháng cho đến một năm sau. Thường khi, Hatsumono không thực hiện đầy đủ theo kế họach đến sáng hôm trước, cho nên buổi tối là điện thoại ở các phòng trà gọi đến tới tấp cho biết khách hàng muốn cô ta ghé lại đấy nếu cô ta có thì giờ. Nhưng tối ấy điện thoại không reo nhiều và tôi nghĩ có lẽ Yoko đã ngủ như tôi vậy. Người đàn ông không đợi tôi trả lời, ông ta ra dấu bảo tôi im lặng rồi đi theo hành lang đất đến phòng của tôi tớ.
Sau đó tôi nghe tiếng Yoko xin lỗi – vì cô ta đã đi ngủ thật - rồi cô ta nói chuyện với nhân viên tổng đài điện thoại một hồi lâu. Cô ta phải nối đường dây với nhiều phòng trà khác nhau mới tìm ra được Hatsumono ở đâu, để nhắn lại cho cô ta biết rằng diễn viên kịch nghệ Kabuki tên Onoe Shikan đã đến thành phố rồi. Lúc ấy tôi không biết chuyện này, nhưng thật ra không có Onoe Shikan gì hết, đấy chỉ là mật mã.
Sau đấy Yoko ra về. Cô ta không bận tâm về việc có người đàn ông đang ngồi đợi trong phòng tôi tớ, cho nên tôi nghĩ tôi cũng không nên nói cho ai biết về chuyện này. Chuyện tôi không nói thế mà hóa hay, vì hai mươi phút sau Hatsumono về đến nhà, cô ta dừng lại ở hành lang trước nhà và nói với tôi:
- Tôi chưa có hành động gì làm hại đến cô hết đấy nhé. Nhưng nếu cô nói với ai là có một người đàn ông đến đây, hay thậm chí nói tôi về nhà sớm hơn mọi khi, thì tình hình sẽ thay đổi hoàn toàn đấy.
Cô ta đứng nhìn tôi đăm đăm khi nói như thế và khi cô ta đưa tay vào ống tay áo để lấy cái gì đấy, mặc dù ánh sáng lờ mờ, tôi cũng thấy cánh tay trước của cô ta ửng đỏ. Cô ta đi vào phòng tôi tớ, đóng cửa lại. Tôi nghe có tiếng nói chuyện rì rầm rồi cả nhà im lặng. Thỉnh thoảng tôi nghe như có tiếng thút thít hay tiếng rên nho nhỏ nhưng tôi không biết có ai khác nghe thấy các thứ tiếng ấy không. Tôi không biết họ làm gì trong ấy, nhưng tôi nghĩ chắc họ làm cái trò như chị tôi kéo áo tắm lên quá vai cho anh chàng Sugi nghịch ngợm. Và tôi có cảm giác vừa ghê tởm vừa hiếu kỳ, thậm chí tôi nghĩ nếu tôi được phép đi khỏi vị trí của tôi, tôi cũng không đi.
Khoảng một tuần một lần, Hatsumono và ông bạn của cô ta – thì ra ông ta là ông chủ tiệm mì sợi gần đấy - đến nhà kỹ nữ, vào phòng đầy tớ và đóng cửa lại. Họ còn gặp nhau nhiều lần ở các nơi khác nữa. Tôi biết được thế là vì Yoko thường được ông ta nhờ nhắn tin, thỉnh thỏang tôi nghe được. Tất cả các người giúp việc trong nhà đều biết Hatsumono làm gì. Nhưng vì cô ta có nhiều quyền đối với chúng tôi quá, nên không ai dám nói cho Mẹ hay Bà Ngọai hay Dì biết. Khi Hatsumono có bồ và thỉnh thoảng mang anh ta về nhà như thế, chắc thế nào cô ta cũng gặp phải chuyện khó khăn. Thời gian cô ta ở với người tình thì không có thu nhập, thậm chí cô ta phải vắng mặt ở các buổi tiệc hay các phòng trà, nơi mà cô ta hái ra tiền. Ngoài ra bất kỳ một người đàn ông giàu có nào xuất ra một số tiền lớn để bao cô ta trong thời hạn lâu ngày, thế nào họ cũng nghĩ xấu về cô, và họ sẽ thay đổi ý kiến nếu họ biết cô ta đang gian díu với anh chàng chủ hàng mì sợi.
Một đêm khi tôi vừa ra giếng ở ngoài sân uống nước, khi vào nhà tôi bỗng nghe cửa mở và có tiếng đấm mạnh vào khung cửa. Rồi tôi nghe tiếng nói ồm ồm vang lên:
- Kia kìa Hatsumnono, cô làm mọi người thức dậy…
Tôi không hiểu tại sao Hatsumono liều mạng đem bạn trai về nhà kỹ nữ như thê, mặc dù có lẽ làm thế cô ta sẽ khoái hơn. Nhưng trước đó chưa bao giờ cô ta tỏ ra quá bất cẩn để gây ra ồn ào như thế. Tôi vội vã về chỗ, quỳ xuống; một lát sau Hatsumono đi vào hành lang trước, tay ôm hai gói giấy. Rồi tiếp theo, một geisha khác bước vào, cô này quá cao đến nỗi phải cúi đầu khi đi qua cửa. Khi cô ta đứng thẳng lên và nhìn xuống tôi, tôi thấy mặt cô ta dài còn hai môi thì dày trịch. Không ai có thể cho cô ta là đẹp được.
- Đây là con ở mạt rệp của chúng tôi – Hatsumono nói – Nó có tên hẳn hoi, nhưng chị cứ gọi nó là “cô bé ngốc” .
- Này Cô bé ngốc – cô geisha nói – đi kiếm đồ gì uống cho chị cả mày và tao có được không?
Cái giọng ồm ồm tôi nghe được là của cô ta chứ không phải của ông bồ Hatsumono.
Thường khi Hatsumono thích uống loại rượu sakê đặc biệt gọi là Amakuchi - lọai rượu nhẹ và ngọt. Nhưng lọai rượu này chỉ được cất vào mùa đông và bây giờ trong nhà đã hết. Cho nên tôi rót hai ly bia đem ra cho họ, Hatsumono và cô bạn đã đi ra sân sau, họ mang guốc gỗ và đứng trong hành lang đất. Tôi thấy hai người đã say mà bạn của Hatsumono có đôi bàn chân thật bự, nên khi đi đôi guốc gỗ của chúng tôi, cô ta đi rất khó khăn, khiến hai người phá ra cười. Chắc anh còn nhớ tôi đã nói cho anh biết bên hành lang đất còn có một hành lang lát gỗ chạy ra sân sau. Hatsumono để hai gói giấy trên hành lang gỗ ấy và khi cô ta định mở ra một gói thì tôi mang bia đến.
- Tao không thèm uống bia – cô ta nói rồi đổ hết hai ly bia đi.
- Mình thích uống bia – cô bạn nói, nhưng trễ quá rồi –sao bạn lại đổ bia của mình đi?
- Thôi yên lặng đi, Korin – Hatsumono đáp - Chị khỏi cần uống thêm nữa làm gì. Bây giờ nhìn cái này mà xem, chị sẽ chết giấc vì sung sướng khi trông thấy!
Nói đến đây Hatsumono tháo dây một gói giấy rồi trải ra trên nền ván của hành lang một chiếc kimono thật đẹp, nền áo có màu lục nhạt không đều nhau, trên nền vẽ một cây nho có những chiếc lá đỏ. Áo may bằng một thứ lụa hảo hạng – nhưng hợp cho mùa hè, mà bây giờ trời đã sang thu, mặc không hợp. Bạn của Hatsumono, Korin, ngẩn ngơ nhìn cái áo, chị há hốc mồm kinh ngạc, miệng nuốt nước miếng ừng ực. Hai người lại phá ra cười. Tôi thấy đã đến lúc xin phép rút lui, nhưng Hatsumono nói:
- Khoan đi, Cô bé ngốc – Xong cô ta quay qua cô bạn và nói - Chị Korin, đến lúc vui rồi đấy. Chị đoán thử xem chiếc kimono này là của ai nào?
Korin còn đang ho sặc sụa, nhưng khi có thể nói được, cô ta trả lời:
- Ước chi nó là của tôi!
- Không phải, nó là của cô gái geisha mà cả hai chúng ta đều ghét cay ghét đắng trên đời này.
- Ồ, Hatsumono, chị là thiên tài! Nhưng tại sao chị lại có áo của Satoka?
- Tôi đâu có nói đây là áo của Satoka? Tôi muốn nói đến cô Hoàn Hảo kìa.
- Ai?
- Cô “Tôi là người giỏi nhất thiên hạ” đấy. Cô ấy đấy.
im lặng một hồi rồi Korin nói:
- Cô Mameha hả? Trời đất, đấy là áo của Mameha mà tôi nhìn không ra! Làm sao chị có được áo của cô ta?
- Cách đây it hôm, tôi có để quên đồ ở nhà hát Kaburenjo trong lúc diễn tập. – Hatsumono đáp – Khi trở lại để tìm, bỗng tôi nghe có tiếng như tiếng rên dưới chân cầu thang. Tôi nghĩ “Lẽ nào lại thế? Thế thì quá vui rồi còn gì?” Khi tôi bò xuống, bật đèn lên, chị hãy đoán thử những ai đang hôn nhau nằm dưới nền nhà như hai hạt cơm dính vào nhau?