Cảnh báo
Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các sở GD&ĐT, các đại học, học viện, trường đại học; các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non, HS, SV trong quá trình học tập qua Internet.
Theo đó, công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với GV, HS, SV và cha mẹ HS trong quá trình dạy học trên Internet; phổ biến cho giáo viên những giải pháp, phần mềm quản lý, tổ chức dạy học qua Internet tin cậy, có uy tín; khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền, những phần mềm do Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT giới thiệu sử dụng miễn phí.
Theo NGƯT Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định: Việc Bộ GD&ĐT sớm có công văn hướng dẫn quy trình quản lý, tổ chức học trực tuyến an toàn, hiệu quả đã giúp các địa phương và cơ sở trường học chủ động để HS “dừng đến trường nhưng không dừng học”.
Thực tế cho thấy, để hoạt động dạy - học online an toàn là điều hết sức cần thiết. Muốn vậy, các đơn vị cần tăng cường biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy học qua Internet. Phụ huynh cần nâng cao trách nhiệm, dành nhiều thời gian quan tâm, hỗ trợ con em mình học tập. Còn nhà trường khi tổ chức dạy học trực tuyến, cần kết nối, sử dụng phòng học an toàn và có biện pháp quản lý trong thời gian HS tham gia học trực tuyến và sử dụng Internet.
Các bậc phụ huynh cũng cho rằng, những cảnh báo về nguy cơ thiếu an toàn khi dạy học online được Bộ GD&ĐT gửi đến các cơ sở giáo dục là hết sức kịp thời và cần thiết. Chỉ mới đây thôi, công luận cũng đã có những cảnh báo về việc lợi dụng các buổi học online, các đối tượng xấu đã kết bạn, dụ dỗ HS chụp ảnh nhạy cảm với những lời mời hấp dẫn. Chẳng hạn như tin nhắn gửi tới các HS nữ, dụ dỗ tham gia cuộc thi người đẹp dành cho lứa tuổi từ 12 - 15 với yêu cầu phải chụp 4 tấm ảnh không mặc quần áo (gồm ảnh toàn thân trước, sau…) để kiểm tra sẹo. Hiện tượng này đã khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng.
Phòng hơn chữa
Giờ lên lớp trực tuyến môn Ngữ văn lớp 9 trên sóng HTV1. Ảnh: TG
TS Dương Thăng Long (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội) chuyên gia công nghệ thông tin cho biết, việc này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà nhiều quốc gia khác. Trường hợp HS lớp 4 ở Florida (Mỹ), đang tham gia lớp học trực tuyến thông qua phần mềm Zoom thì bỗng một video hình ảnh khiêu dâm chèn vào màn hình.
Mới đây phần mềm Zoom còn bị phát hiện tự động chuyển dữ liệu của người dùng cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối. Đây chính là lỗ hổng bảo mật của Zoom mà ngay cả cha đẻ của phần mềm này cũng đã lên tiếng thừa nhận. Việc này đã khiến một số quốc gia cấm hoặc đưa ra khuyến cáo thận trọng khi sử dụng ứng dụng học trực tuyến Zoom.
Tại Việt Nam, liên tiếp trong 5 ngày (8 - 12/4/2020), nền tảng học - thi trực tuyến 789 đang được rất nhiều sở GD&ĐT và trường THPT trên toàn quốc tin dùng, đã bị tấn công từ chối dịch vụ. Với các IP tổ chức tấn công được xác định phần lớn từ nước ngoài và một số địa điểm tại Việt Nam.
Từ 1 giờ sáng 8/4, hệ thống 789 ghi nhận hơn 2,8 triệu yêu cầu kết nối truy cập cùng lúc nhằm làm tê liệt hệ thống. Tiếp đó, trong 2 ngày 9 và 10/4, cũng bằng hình thức như trên, hệ thống ghi nhận thêm 2 cuộc tấn công nhưng do đã được lên các kịch bản ứng phó nên hệ thống không bị tê liệt như trước đó. Ngay sau khi sự việc diễn ra, 789 đã có thông báo đến khách hàng. Sự việc trên, đã làm ảnh hưởng đến 200.000 HS đang theo học, 40.000 GV đang sử dụng nền tảng học - thi trực tuyến 789.
Giờ lên lớp trực tuyến môn Ngữ văn lớp 9 trên sóng HTV1. Ảnh: TG
Phòng hơn chữa là quan điểm được đưa ra đối với các sự vụ diễn ra thời gian qua ở các trường học và Bộ GD&ĐT cũng đã kịp thời có chỉ đạo cần thiết. Học trực tuyến, online với những tương tác không giới hạn về không gian và thời gian là ưu điểm lớn, đặc biệt khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Việc đưa ra những cảnh báo sớm của các cơ quan quản lý hoàn toàn là cần thiết, giúp tránh khỏi những thiệt hại không đáng có. Hơn ai hết các nhà trường và người học cần hiểu về nguy cơ tiềm ẩn sự thiếu an toàn này để chủ động những biện pháp phòng tránh hữu hiệu.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các sở GD&ĐT, các đại học, học viện, trường đại học; các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non, HS, SV trong quá trình học tập qua Internet.
Theo đó, công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với GV, HS, SV và cha mẹ HS trong quá trình dạy học trên Internet; phổ biến cho giáo viên những giải pháp, phần mềm quản lý, tổ chức dạy học qua Internet tin cậy, có uy tín; khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền, những phần mềm do Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT giới thiệu sử dụng miễn phí.
Theo NGƯT Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định: Việc Bộ GD&ĐT sớm có công văn hướng dẫn quy trình quản lý, tổ chức học trực tuyến an toàn, hiệu quả đã giúp các địa phương và cơ sở trường học chủ động để HS “dừng đến trường nhưng không dừng học”.
Thực tế cho thấy, để hoạt động dạy - học online an toàn là điều hết sức cần thiết. Muốn vậy, các đơn vị cần tăng cường biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy học qua Internet. Phụ huynh cần nâng cao trách nhiệm, dành nhiều thời gian quan tâm, hỗ trợ con em mình học tập. Còn nhà trường khi tổ chức dạy học trực tuyến, cần kết nối, sử dụng phòng học an toàn và có biện pháp quản lý trong thời gian HS tham gia học trực tuyến và sử dụng Internet.
Các bậc phụ huynh cũng cho rằng, những cảnh báo về nguy cơ thiếu an toàn khi dạy học online được Bộ GD&ĐT gửi đến các cơ sở giáo dục là hết sức kịp thời và cần thiết. Chỉ mới đây thôi, công luận cũng đã có những cảnh báo về việc lợi dụng các buổi học online, các đối tượng xấu đã kết bạn, dụ dỗ HS chụp ảnh nhạy cảm với những lời mời hấp dẫn. Chẳng hạn như tin nhắn gửi tới các HS nữ, dụ dỗ tham gia cuộc thi người đẹp dành cho lứa tuổi từ 12 - 15 với yêu cầu phải chụp 4 tấm ảnh không mặc quần áo (gồm ảnh toàn thân trước, sau…) để kiểm tra sẹo. Hiện tượng này đã khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng.
Phòng hơn chữa
Giờ lên lớp trực tuyến môn Ngữ văn lớp 9 trên sóng HTV1. Ảnh: TG
TS Dương Thăng Long (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội) chuyên gia công nghệ thông tin cho biết, việc này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà nhiều quốc gia khác. Trường hợp HS lớp 4 ở Florida (Mỹ), đang tham gia lớp học trực tuyến thông qua phần mềm Zoom thì bỗng một video hình ảnh khiêu dâm chèn vào màn hình.
Mới đây phần mềm Zoom còn bị phát hiện tự động chuyển dữ liệu của người dùng cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối. Đây chính là lỗ hổng bảo mật của Zoom mà ngay cả cha đẻ của phần mềm này cũng đã lên tiếng thừa nhận. Việc này đã khiến một số quốc gia cấm hoặc đưa ra khuyến cáo thận trọng khi sử dụng ứng dụng học trực tuyến Zoom.
Tại Việt Nam, liên tiếp trong 5 ngày (8 - 12/4/2020), nền tảng học - thi trực tuyến 789 đang được rất nhiều sở GD&ĐT và trường THPT trên toàn quốc tin dùng, đã bị tấn công từ chối dịch vụ. Với các IP tổ chức tấn công được xác định phần lớn từ nước ngoài và một số địa điểm tại Việt Nam.
Từ 1 giờ sáng 8/4, hệ thống 789 ghi nhận hơn 2,8 triệu yêu cầu kết nối truy cập cùng lúc nhằm làm tê liệt hệ thống. Tiếp đó, trong 2 ngày 9 và 10/4, cũng bằng hình thức như trên, hệ thống ghi nhận thêm 2 cuộc tấn công nhưng do đã được lên các kịch bản ứng phó nên hệ thống không bị tê liệt như trước đó. Ngay sau khi sự việc diễn ra, 789 đã có thông báo đến khách hàng. Sự việc trên, đã làm ảnh hưởng đến 200.000 HS đang theo học, 40.000 GV đang sử dụng nền tảng học - thi trực tuyến 789.
Giờ lên lớp trực tuyến môn Ngữ văn lớp 9 trên sóng HTV1. Ảnh: TG
Phòng hơn chữa là quan điểm được đưa ra đối với các sự vụ diễn ra thời gian qua ở các trường học và Bộ GD&ĐT cũng đã kịp thời có chỉ đạo cần thiết. Học trực tuyến, online với những tương tác không giới hạn về không gian và thời gian là ưu điểm lớn, đặc biệt khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Việc đưa ra những cảnh báo sớm của các cơ quan quản lý hoàn toàn là cần thiết, giúp tránh khỏi những thiệt hại không đáng có. Hơn ai hết các nhà trường và người học cần hiểu về nguy cơ tiềm ẩn sự thiếu an toàn này để chủ động những biện pháp phòng tránh hữu hiệu.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại