Học đúng, học đủ, không dạy “tủ” môn Địa lý

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
* Cô Nguyễn Thị Kim Bồng - Giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh):Học sinh phải nắm chắc kiến thức chương trình sách giáo khoa

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT ban hành đề thi minh họa, tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch dạy học phù hợp. Cụ thể:

Thứ nhất: Dạy kiến thức chuẩn trong sách giáo khoa lớp 12. Tuyệt đối không dạy “tủ” cho học sinh.

Hướng dẫn học sinh cách khai thác Atlat địa lí Việt Nam, cách nhận dạng biểu đồ. Cách dạy của tôi cũng rộng hơn và có sự so sánh. Đặc biệt là giúp học sinh cách nhận biết kiến thức trong từng bài học. Để kiểm tra kiến thức học sinh bằng cách phải vừa học vừa luyện đề.

Thứ hai: Đối với học sinh phải nắm chắc kiến thức chương trình sách giáo khoa. Các em cần học đúng, học đủ, không học tủ. Sau đó tập luyện giải nhiều đề với nhiều dạng câu hỏi khác nhau.

* Cô Đinh Trang Nhung - Giáo viên Trường THPT Mường Chà (Điện Biên):Tăng cường kiểm tra đầu giờ

Đây là năm đầu tiên thi trắc nghiệm môn Địa lý, kiến thức phủ kín chương trình lớp học 12, vì thế cho nên trong các tiết dạy chúng tôi luôn luôn nhắc nhở các em là phải học đâu chắc đấy, không được chủ quan và coi nhẹ từng học phần kiến thức.

Để giúp các em củng cố kiến thức, tất cả tiết dạy đều kiểm tra bài cũ. Qua đó nhằm giúp các em hình hành ý thức tự giác học bài.

Thời gian này, chúng tôi bắt đầu giúp các em làm quen kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm.

* Cô Đinh Thị Hằng – Giáo viên Trường THPT Trần Phú (Hà Tĩnh): Khuyến khích học sinh tự đặt câu hỏi trắc nghiệm cho mình

Đề thi minh họa môn Địa lý đảm bảo được lượng kiến thức cho học sinh. Đề phù hợp với năng lực của học sinh và gói gọn trong chương trình lớp 12.

Đề ra như vậy không gây xáo trộn chương trình và kế hoạch dạy và học của giáo viên. Tuy nhiên cũng tác động đến phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh.

Theo đó, ngoài việc đảm bảo dạy cho các em những kiến thức chuẩn theo sách giáo khoa, giáo viên chúng tôi sẽ thay đổi hình thức kiểm tra theo hướng làm trắc nghiệm.

Có thể hỏi trắc nghiệm ngay trong kiểm tra bài cũ ở đầu tiết học, thậm chí bài kiểm tra định kỳ chúng tôi cũng sẽ ra đề theo hướng trắc nghiệm để các em làm quen với dạng đề thi này.

Còn đối với học, cũng cần phải thay đổi phương pháp học. Cụ thể, các em phải nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa. Với cách ra đề thương hướng này, nếu học sinh học lơ là, học tủ, học vẹt thì coi như là tự nhận thất bại về mình.

Vì thế, ngay từ bây giờ, các em cũng phải tự rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm cho mình. Chẳng hạn như: Các em có thể học nhóm, sau mỗi bài học tự đặt ra các câu hỏi trắc nghiệm cho nhau. Như thế vừa ôn lại kiến thức bài cũ, vừa rèn kỹ năng làm trắc nghiệm và hình thành thói quen phản ứng nhanh cho mình.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top