Học Anh ngữ

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Võ sư Trương Văn Bảo
Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam
Cựu Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội
Kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ 2013 - 2017 của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam sẽ thành lập Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam. Một trong những chương trình chính của Liên đoàn gồm nội dung tập huấn chuyên môn, tổ chức lớp Anh văn giao tiếp và thuật ngữ võ thuật cho võ sư, huấn luyện viên, trọng tài, giám định, giám khảo cấp quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển Võ cổ truyền Việt Nam trên thế giới.

Có nhiều phương pháp dạy và học ngoại ngữ hiện đại, khoa học và hiệu quả, kể cả phương pháp cổ điển. Trong giai đoạn quốc tế hoá quan hệ giữa các nước trên thế giới, trình độ dân trí được nâng cao, việc học ngoại ngữ là cần thiết, đặc biệt tiếng Anh mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trên nhiều lĩnh vực.

Trước năm 1975, Sinh viên sĩ quan, Sĩ quan khoá sinh Hải, Lục, Không quân bước chân vào Trường Sinh ngữ Quân đội (Armed Forces Language School) học tiếng Anh, tất cả đều phải có trình độ học vấn tối thiểu từ Tú tài II trở lên, đối với Sinh viên sĩ quan phi hành (Pilot) chỉ cần Tú tài I. Giai đoạn trước năm 1975 có hai bằng Tú tài, học hết lớp Đệ nhị (lớp 11) phải thi Tú tài phần thứ nhất, học hết lớp Đệ nhất (lớp 12) phải thi Tú tài phần thứ hai, đậu mới được thi vào Đại học. Những năm từ 1965 trở về trước, sau khi thi đậu phần thi viết Bằng Trung học Đệ nhất cấp (hết lớp Đệ tứ - lớp 9), Tú tài I và Tú tài II, tất cả phải về Sài Gòn tiếp tục thi vấn đáp trước hội đồng khảo thí, nếu đậu vấn đáp mới là đậu thực thụ, nếu rớt vấn đáp, năm sau mới được thi lại.

Vào cổng Trường Sinh ngữ Quân đội, bắt buộc tất cả đều phải nói tiếng Anh, đó là kỷ luật, không chỉ với thầy dạy mà ngay cả với bạn đồng học. Phần lớn các thầy là Giảng viên quân đội người nước ngoài từ các Trường Đại học Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc Đại Lợi, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan… và một số thầy Việt Nam. Trường Sinh ngữ Quân đội gọi Giảng viên Anh ngữ là “Instructor of English”. Chương trình học năng động, thực dụng trong giao tiếp và công việc cho Lục quân (Bộ binh), Không quân, Hải quân, trong đó có những chuyên ngành riêng cho mỗi Quân binh chủng.

Phương pháp dạy của các Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội tuy theo giáo trình chung “American Language Course” nhưng có sự sáng tạo của từng thầy. Có thầy vào lớp thì “open your books” để dạy theo sách, có thầy thì “close your books” để rồi cho người học nghe nhạc ghi lại lời bài hát, cho từng người kể một câu chuyện bất kỳ, nói chuyện với nhau bằng những đề tài định hướng hay không định hướng trước, hoặc viết một bài văn, qua đó thầy chỉnh cách phát âm, ngữ điệu, sửa lỗi văn phạm, dạy phương pháp hành văn và dùng thuật ngữ, tạo sự mạnh dạn, tự tin giao tiếp trong ngôn ngữ với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Mỗi tuần đổi một Giảng viên, thường là thầy ở những tiểu bang khác nhau, mục đích để sinh viên nghe giọng nói của từng vùng và thực hành phương pháp sinh động.

Sách của Armed Forces Language School rất nhiều và hệ thống chương trình cũng nặng, chia làm 3 bộ chính, chưa kể các chuyên ngành, tất cả đều do Viện Ngôn ngữ Quốc phòng Hoa kỳ (Defense Language Institute - United States of America) biên soạn, gồm có:
1. Elementary phase: Volume 1100 (từ Unit 1101 đến Unit 1010); Volume 1200 (từ Unit 1201 đến Unit 1210); Volume 1300 (từ Unit 1301 đến Unit 1310), Volume 1400 (từ Unit 1401 đến Unit 1410) kèm Visuals for situation tapes.
2. Intermediate phase: Volume 2100 (từ Unit 2101 đến Unit 2010); Volume 2200 (từ Unit 2201 đến Unit 2210); Volume 2300 (từ Unit 2301 đến Unit 2310), Volume 2400 (từ Unit 2401 đến Unit 2410) kèm Visuals for situation tapes.
3. Specialized phase.
Ngoài các sách trên còn có những bộ sách chuyên ngành:
- Advanced English continuation training course:
Graduate course 1:
To provide 120 hours of advanced English language instruction for Vietnamese graduates of AFLS going to the United States of America for advanced technical training.
Graduate course 2: To improve the English comprehension and speaking ability of the students.
Graduate course 3: To provide an orientation for the students to American culture and civilization.
- Military subjects: Lesson 1 - Lesson 45.
- Flying training terminology: Volume 3000 (Units 3001 - 3010)

Sách dành cho Giảng viên:

- Instructor text
- English grammar Instructor course
(Volume 7100)…
Học tại Trường Anh ngữ Trung tâm huấn luyện Không Quân một ngày 8 tiếng (đồng hồ) từ thứ hai đến thứ sáu, trong đó 4 tiếng buổi sáng, 2 tiếng buổi chiều, 2 tiếng buổi tối nghe “Lab” tự do. Thứ sáu thi ECL tests
(English Comprehension Level), thứ bảy và Chủ nhật nghỉ “weekend” (dạo phố Nha Trang, ngắm bông hồng miền cát trắng); tốt nghiệp tại Việt Nam tối thiểu 60 ECL trở lên mới được du học Hoa Kỳ, Pháp, Nhật, Mã Lai… tuỳ theo chuyên ngành. Không quân hầu hết du học Hoa Kỳ, sang Lackland Air Force Base, tiểu bang Texas học tiếp và phải thi tốt nghiệp Anh ngữ tại Hoa Kỳ mới được vào học chuyên ngành. ECL là bài thi trắc nghiệm khả năng tiếng Anh do Viện Ngôn ngữ Quốc phòng Hoa Kỳ biên soạn (US. Defense Language Institute - DLI), thí sinh nghe băng gồm 100 câu hỏi về văn phạm, ngữ vựng, đàm thoại, nghe hiểu và đánh dấu câu trả lời a, b, c, d trên booklet đi kèm. Tiêu chuẩn để được chấm đậu làm Giảng viên phải từ 80 ECL trở lên. Nếu không đủ điểm thi Anh ngữ trong nước và tại Hoa Kỳ thì phải rời Trường Sinh ngữ (bị loại).
Phương pháp giảng dạy chính của giáo trình
“American Language Course”:
Part I: Instructional methods
Chapter 1: The Audio-Lingual approach
Chapter 2: Methods of presentation
Procedures for oral drills. The dialog. The vocabulary exercises and word drills. Fluency practice:
(Pronunciation drills. Substitution drills. Transformation drills. Question and answer exercises). Reading practice. Dictation. Note taking.
Chapter 3: Instructional aids
Chapter 4: Laboratory procedures
Chapter 5: English comprehension level (ECL) tests.
Part II: Statements of learning objectives - Volumes 2100 - 2400
Chapter 6: Units 2101 - 2110
Chapter 7: Units 2201 - 2210
Chapter 8: Units 2301 - 2310
Chapter 9: Units 2401 - 2410

Biểu đồ phương pháp giảng dạy, 1 Giảng viên, 5 Sinh viên
của Trường Sinh ngữ Quân đội

“Learning by doing”. Sự học là tôn qúy. Dù Sinh viên Đại học dân sự hay Đại học quân sự thì việc học để có kiến thức giúp ích xã hội đều cần một quá trình nỗ lực lâu dài của bản thân cộng với sự tận tuỵ cùng phương pháp truyền đạt hiệu quả của người thầy.
Một vài hình ảnh của thầy Bảo



TVB - Đà Lạt
Bài viết của Võ sư Trương Văn Bảo - Võ đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt gửi cho diễn đàn, Thu Giang đăng lại. Chúc thầy luôn mạnh khỏe, mãi mãi là tấm gương sáng cho chúng em học tập.
 
Last edited by a moderator:

Bình luận bằng Facebook

Top