Hoá ra cái chết do Ebola bắt nguồn từ một thầy lang?

hoangtungoc

Thành viên
#1
Một cậu bé đứng cạnh tấm áp phích tuyên truyền của chính phủ về bệnh Ebola ở chợ Duwala, Monrovia ngày 17/8/2014.

Cuộc khủng hoảng Eboal đã giết chết hàng trăm người ở đất nước Tây Phi Sierra Leone hóa ra bắt nguồn từ một bà lang tự nhận mình có khả năng đặc biệt.


Cơ quan y tế cho biết đáng lẽ dịch đã không từ Guinea lan sang đây nếu như không có một bà lang ở làng Sokoma, thuộc vùng biên giới phía đông của nước này.

“Bà ấy tự nhận là có khả năng chữa khỏi Ebola. Nhiều người bệnh từ Guinea đã vượt biên sang Sierra Leone để điều trị”, Mohamed Vandi, người đứng đầu cơ quan y tế huyện Kenema, nơi đang bị dịch bệnh tấn công nặng nề cho biết.

“Bà ấy đã bị nhiễm bệnh và chết. Trong đám tang, nhiều phụ nữ ở các thị trấn xung quanh đã bị lây bệnh".

Dịch Ebola đã làm 848 người mắc bệnh và 365 người tử vong ở Sierra Leone kể từ khi bà lang này mời các khách hàng vượt biên với lời hứa sẽ cứu mạng họ.

“Những con số này nói lên một điều: Ebola đang ở đây và tác động của nó đối với chúng ta là có thực”, Maya Kaikai, thống đốc khu vực miền đông phát biểu tại một hội thảo ở Kenema hôm thứ Bảy vừa qua.

Ebola đã giết chết hơn 1.220 người kể từ khi xuất hiện hồi đầu năm nay ở miền nam Guinea, sau đó lan sang Liberia và tàn phá suốt một dải phía đông Sierra Leone từ tháng 5 đến nay.

Loại vi rút nhiệt đới này có thể biến người bệnh thành những “xác chết biết đi” vì người bệnh vẫn còn tỉnh táo và cử động được vài ngày trước khi chết.

Vi rút tấn công vào hầu như mọi tổ chức, gây suy các tạng và trong những ca nhiễm dữ dội nhất, da thịt bệnh nhân có thể như miếng bọt biểm thấm đầy máu.

Vi rút rất dễ nhiễm qua tiếp xúc với dịch cơ thể, và sự lây lan nhanh chóng của nó ở Tây Phi một phần là do thân nhân đụng chạm vào thi thể người bệnh trong những nghi thức tang lễ truyền thống.

Những người đi đưa ma bà lang này đã tỏa ra khắp những ngọn đồi của các thủ lĩnh bộ lạc Kissi, khởi động chuỗi phản ứng nhiễm bệnh - chết - đưa ma - nhiễm bệnh.

Ổ dịch đáng ngại đã biến thành trận dịch lớn khi cuối cùng vi rút tới được thành phố Kenema ngày 17/6. Đây là thành phố nổi tiếng với 190.000 dân, cũng là nơi có tỷ lệ mắc bệnh sốt Lassa - một bệnh sốt vi rút khác - cao nhất thế giới.

“Chết người và không khoan nhượng”

Những bức ảnh nhàu nát của các y tá đã chết treo đầy các bảng tin trên những bức tường loang lổ bên ngoài khoa sản và ở khối nhà hành chính.

12 y tá đã nằm trong số 227 nạn nhân chết do dịch kể từ khi ca bệnh đầu tiên được đưa tới bệnh viện Kenema. 10 người khác đã bị nhiễm bệnh nhưng may mắn vẫn còn sống.

"Nhiều y tá đã mất mạng sống của mình và nhiều người khác bị bệnh mà chưa từng biết rằng mình sẽ bị nhiễm”, Vandi, một cán bộ y tế cấp quận cho biết.

"Cuộc chiến này hoàn toàn mới đối với chúng tôi. Ở đây, Ebola là một căn bệnh mới và chúng tôi đang phải vừa học vừa làm". Ca bệnh đầu tiên tại bệnh viện là một phụ nữ bị sảy thai, có lẽ đã truyền vi rút sang đứa con trong bụng.

Cơ sở này vì là phòng cách ly sốt Lassa duy nhất trên thế giới, nằm cách xa tòa nhà chính nên một phòng Ebola đã được nhanh chóng thiết lập tại đây khi các y tá bắt đầu chết vì bệnh.

Là y tá trưởng của khoa sốt Lassa trong suốt hơn 25 năm, Mbalu Fonnie nổi tiếng vì tham gia chăm sóc nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết hơn bất cứ ai trên thế giới.

Bản thân bà đã sống sót qua bệnh sốt Lassa, nhưng điều này không xảy ra khi vi rút Ebola từ máu một bệnh nhân bắn vào người bà hồi tháng 7. Bà đã chết sau đó vài ngày, cũng với 2 y tá và người lái xe cấp cứu Sahr Niokor.

Và điều này đã thúc đẩy cuộc đình công của 100 y tá, tố cáo việc quản lý kém của trung tâm Ebola.

“Ở bất cứ đâu, khi vi rút Ebola tấn công lần đầu tiên, nhân viên y tế cũng bị tổn thất nặng nề vì họ không có kinh nghiệm với nó”, Vandi nói.

“Ebola là vi rút chết người và không khoan nhượng. Một sai lầm nhỏ nhất cũng khiến bạn mắc bệnh", Umar Khan, bác sĩ nổi tiếng nhất và là chuyên gia hàng đầu về Ebola ở nước này, đã chết sau khi cứu được hơn 100 bệnh nhân, và sau đó đã có ít nhất 9 y tá ra đi vì bệnh.

Bảo vệ không đủ

Có 80 giường ở trung tâm Ebola của bệnh viện, gần gấp đôi sức chứa của nó.

Các ca làm việc là tự nguyện, và nhiều y tá đã từ chối làm việc tại đây, trong khi những người còn lại luôn quá tải và kiệt sức.

Một số nhân viên cho biết họ đã làm việc nhiều tuần liền không có ngày nghỉ, và ngày làm việc 12 tiếng là chuyện thường xuyên.

Y tá Rebecca Lansana cho biết bà rất lo lắng về việc nhiều nhân viên bị chết.

"Gia đình tôi không muốn tôi tới đây nữa. Họ nghĩ tôi sẽ chết, họ không muốn ở cạnh tôi, phòng trường hợp tôi lây Ebola cho họ", bà chia sẻ trên tờ Guardian.

Nhưng đến thời điểm bài báo được xuất bản ngày 9/8 thì Lansana đã qua đời 5 ngày ở độ tuổi 42.

Chồng bà, Emmanuel Karimu, 45 tuổi, cho biết bà bị chuyển từ khoa sản sang khoa Ebola sau một khóa học cấp tốc chỉ trong có một tuần.

Một ngày sau khi làm việc, bà bắt đầu bị sốt và điều tồi tệ nhất đã đến, xét nghiệm cho thấy kết quả dương tính.

“Họ chuyển cô ấy tới khoa Ebola vào ngày hôm đó và 4 ngày sau cô ấy chết”, Karimu lên án bệnh viện cung cấp quần áo bảo hộ không đủ.

Bệnh viện cho biết việc đào tạo nhân viên đã có cải thiện trong trong những tuần gần đây, với sự giúp đỡ của các tổ chức cứu trợ quốc tế và WHO.


Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top