Hình thành, phát triển kỹ năng dạy học Sinh học THCS

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
GD&TĐ - TS Trịnh Đông Thư (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế) cho rằng: Dạy học sinh học ở THCS, giáo viên cần xây dựng kế hoạch rèn luyện kĩ năng cho học sinh ngay từ đầu để chủ động cụ thể hóa từng bài học, từ đó đề ra biện pháp rèn luyện có hiệu quả cho học sinh.


Theo TS Thư, trong dạy học, việc hình thành kiến thức và kĩ năng luôn đi song hành với nhau. Đối với người học, việc lĩnh hội kiến thức không chỉ dừng lại ở nội dung tri thức mà cả con đường tìm ra kiến thức, cách học cùng với các kĩ năng cần thiết.

Từ đó, cách học, tri thức và kĩ năng hòa quyện vào nhau để tạo thành năng lực ở người học. Như vậy giữa kiến thức và kĩ năng luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đồng thời luôn tương tác để cùng phát triển.

Với đặc trưng đó trong quá trình dạy học, người dạy cần xác định thành phần kiến thức và kĩ năng mà người học đã nắm được cũng như cần đạt được để có kế hoạch tổ chức hướng dẫn theo trình tự độ khó tăng dần.

Đối với chương trình Sinh học THCS, kiến thức được trình bày theo các nhóm đối tượng như: Thực vật, động vật, cơ thể người. Các bộ phận kiến thức mới đưa vào chương trình được trình bày giản đơn dưới dạng các mối quan hệ: Di truyền và biến dị; Sinh vật và môi trường.

Trên cơ sở cấu trúc về mặt kiến thức của chương trình Sinh học ở THCS, TS Trịnh Đông Thư cho rằng, người dạy cần xác định các kĩ năng cần đạt được để có kế hoạch hình thành và phát triển cho học sinh trong quá trình dạy học.

Sự tương quan giữa kiến thức với các kĩ năng được thể hiện qua bảng sau:


Các khái niệm ở THCS


Các kĩ năng


Thực vật


Xác định hình dạng các cơ quan của thực vật (rễ, thân, lá, hoa và quả); chuẩn bị và sưu tầm các mẫu vật; bố trí thí nghiệm và ghi chép lại các kết quả quan sát; quan sát, thu thập, nhận biết, so sánh một số mẫu vật; định dạngvà nhận biết một vài nhóm thực vật cơ bản; làm các tiêu bảnthực vật; sử dụng kính lúp và kính hiển vi; phân tích và nhận dạng một số cơ quan của thực vật...


Động vật; Cơ thể người


Làm thực hành thí nghiệm; biết theo dõi một số diễn biến của cơ thể; quan sát và nhận biết các cơ quan của động vật; giải phẫu và ghi chép một vài thông số cần thiết.


Di truyền và biến dị


Quan sát được một số tiêu bản hiển vi, tranh ảnh và các mô hình; biết thu thập các tư liệu, tranh ảnh, film liên quan đến nội dung bài học; biết giải một vài dạng bài tập di truyền đơn giản; nhận biết một số bệnh di truyển xuất hiện trong cộng đồng.


Sinh vật và môi trường


Nhận biết và đánh giá tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể động vật và thực vật; Phân tích sự thích nghi về sinh thái của thực vật với môi trường sống; nhận ra sự khác biệt giữa các nhóm thực vật sống trong các điều kiện môi trường khác nhau.


TS Trịnh Đông Thư khẳng định, nắm chắc được nguyên lý tương quan giữa kiến thức và kỹ năng, người thầy sẽ thấy được mối liên quan thường xuyên khi soạn bài để có kế hoạch tổ chức dạy học.

“Việc xác định thành phần kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần nắm là vô cùng quan trọng để người dạy có kế hoạch hướng dẫn, tổ chức thực hiện đúng mục tiêu đề ra.

Kế hoạch đó sẽ giúp giáo viên nhìn nhận một cách tổng thể và bao quát toàn bộ quá trình dạy học và vạch ra các hình thức tổ chức sao cho đạt hiệu quả tối ưu” - TS Trịnh Đông Thư cho hay.

Nguồn: giaoducthoidai.vn
 
Last edited by a moderator:

Bình luận bằng Facebook

Top