Hình phạt không đau đớn nhưng khiến các nữ phạm nhân khiếp sợ đến chết!

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Chết vì cười

Thời cổ đại, người ta thường dùng hình phạt để cai trị đất nước bởi họ cho rằng những thương tổn không thể kháng cự được là điều đáng sợ nhất. Hơn nữa, phần lớn bách tính đều không được ăn học đầy đủ, lý trí yếu nên họ sẽ không làm những việc mà pháp luật quy định người phạm tội phải chịu cực hình.

Những hình phạt được phát minh ra giống như 1 "bộ môn nghệ thuật", để đạt được những mục tiêu khác nhau thì họ sẽ sử dụng những hình thức khác nhau. Ở thời kì Minh triều do Chu Nguyên Chương trị vì thì những hình phạt dã man như lột da, cho kiến bò lên người… đã ra đời để tra tấn các tham quan.


Ảnh minh họa.

Cái gọi là hình phạt chốn cung đình, ngay từ đầu là nhằm vào nam giới, chủ yếu là thái giám, dần dần mới được áp dụng với cả phụ nữ.

Bắt nguồn từ các nước châu Âu cổ đại vào thế kỷ 17 do giới quý tộc sáng chế ra và sau đó du nhập vào Trung Quốc những năm cuối Minh triều, hình phạt tra tấn tạm gọi là "chết vì cười" trở nên nổi tiếng vì độ sát thương, tàn nhẫn và vô cùng hiệu quả đối với phụ nữ.

Chỉ cần cởi tất của người bị giam cầm rồi phết muối và mật ong vào lòng bàn chân, sau đó thả dê để chúng liếm thì tù nhân sẽ bị ngứa ngáy dã man và cuối cùng là chết trong tiếng cười.

Người cổ đại phát hiện ra rằng phụ nữ sẽ khó chịu đựng cơn ngứa hơn nam giới rất nhiều lần. Vì thế hình phạt này dần dần trở thành chiêu thức đối phó đặc biệt được sử dụng để nhắm vào các nữ phạm nhân.

Phụ nữ không chịu cơn ngứa giỏi bằng đàn ông

Sự thật là phụ nữ không chịu nổi cơn ngứa như đàn ông, khi cười họ sẽ thở không ra hơi, dẫn đến cơn đau. Trong một khoảng thời gian nhất định, tiếng cười sẽ chuyển thành tiếng khóc, cuối cùng chết ngạt vì thở không ra hơi. Hình phạt này khiến cho các chuyên gia cũng phải thở dài thương tâm: "Đúng là chết vì cười là có thật!"

Một nghiên cứu được đăng trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã cho thấy sự khác biệt trong việc chịu đựng cơn ngứa giữa nam và nữ. Bài thí nghiệm được thực hiện dựa trên việc thoa histamine (0,1 mM) qua các sợi vi lọc máu hai lần ở cẳng tay trái và hai lần ở cẳng chân trái ở 33 tình nguyện viên khỏe mạnh (17 nữ, 16 nam).

Kết quả cho thấy phụ nữ nói chung nhận thức về cơn ngứa ở mức độ ngứa cao hơn và mong muốn được gãi sớm hơn đàn ông gấp 4 lần.

Trong hình ảnh chức năng não của phụ nữ thường mô tả sự kích hoạt các cấu trúc chịu trách nhiệm tích hợp thông tin cảm giác và tình cảm cũng như lập kế hoạch vận động trong thời gian ngứa cao hơn so với nam giới.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top