Sau khi học sinh nắm bắt được các dạng câu hỏi này, có thể vận dụng để trả lời các câu hỏi khác một cách khoa học, chính xác, đầy đủ.
Dạng câu hỏi phân tích, trình bày
Đây là dạng câu hỏi đơn giản, dễ làm nhất vì yêu cầu của câu hỏi là trình bày một vấn đề về khí hậu.
Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản thì hoàn toàn có thể làm tốt câu hỏi này.
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Dạng câu hỏi chứng minh
Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần huy động kiến thức, nhất là những dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của bài để chứng minh cho nhận định đề bài yêu cầu.
Để khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí, yêu cầu học sinh phải sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí, đồng thời phải sử dụng cả kĩ năng tư duy, trong nhiều trường hợp còn cần sử dụng cả óc sáng tạo.
Để việc chứng minh thêm thuyết phục, rất cần có các số liệu, dẫn chứng để minh họa. Các số liệu, dẫn chứng này đã có trong Atlat nên học sinh cần bám sát vào Atlat.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm là cần phải biết sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như các số liệu cần thiết để chứng minh, tránh lan man, dàn trải.
Dạng câu hỏi so sánh
Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần biết cách khái quát hóa kiến thức để tìm ra các tiêu chí để so sánh. Sau đó cần phân loại, sắp xếp kiến thức theo từng tiêu chí để phục vụ cho việc so sánh.
Dạng câu hỏi giải thích
Dạng câu hỏi này nhìn chung so với ba dạng câu hỏi trên là khó hơn, không chỉ đòi hỏi học sinh nắm chắc kiến thức không chỉ của phần địa hình mà của tất cả các kiến thức có liên quan đến địa hình như lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ, khí hậu…
Hơn nữa học sinh còn phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải thích cho phần nội dung đề bài yêu cầu.
Để áp dụng phương pháp này vào giảng dạy, giáo viên cần có những kiến thức Địa lí cơ bản. Học sinh phải được cung cấp các kiến thức nền tảng của Đại lí tự nhiên trong chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 10 và lớp 12, có kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp tốt; có kĩ năng sử dụng tốt Atlas địa lí Việt Nam
Bên cạnh khái quát các dạng câu hỏi về phần địa hình thông qua Atlat Địa lí Việt Nam, nhóm giáo viên cũng đưa ra các bài tập vận dụng cụ thể và hướng dẫn cách giải các bài tập về địa hình dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam.
Xem cụ thể các bài tập vận dụng và hướng dẫn giải TẠI ĐÂY
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Dạng câu hỏi phân tích, trình bày
Đây là dạng câu hỏi đơn giản, dễ làm nhất vì yêu cầu của câu hỏi là trình bày một vấn đề về khí hậu.
Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản thì hoàn toàn có thể làm tốt câu hỏi này.
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Dạng câu hỏi chứng minh
Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần huy động kiến thức, nhất là những dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của bài để chứng minh cho nhận định đề bài yêu cầu.
Để khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí, yêu cầu học sinh phải sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí, đồng thời phải sử dụng cả kĩ năng tư duy, trong nhiều trường hợp còn cần sử dụng cả óc sáng tạo.
Để việc chứng minh thêm thuyết phục, rất cần có các số liệu, dẫn chứng để minh họa. Các số liệu, dẫn chứng này đã có trong Atlat nên học sinh cần bám sát vào Atlat.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm là cần phải biết sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như các số liệu cần thiết để chứng minh, tránh lan man, dàn trải.
Dạng câu hỏi so sánh
Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần biết cách khái quát hóa kiến thức để tìm ra các tiêu chí để so sánh. Sau đó cần phân loại, sắp xếp kiến thức theo từng tiêu chí để phục vụ cho việc so sánh.
Dạng câu hỏi giải thích
Dạng câu hỏi này nhìn chung so với ba dạng câu hỏi trên là khó hơn, không chỉ đòi hỏi học sinh nắm chắc kiến thức không chỉ của phần địa hình mà của tất cả các kiến thức có liên quan đến địa hình như lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ, khí hậu…
Hơn nữa học sinh còn phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải thích cho phần nội dung đề bài yêu cầu.
Để áp dụng phương pháp này vào giảng dạy, giáo viên cần có những kiến thức Địa lí cơ bản. Học sinh phải được cung cấp các kiến thức nền tảng của Đại lí tự nhiên trong chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 10 và lớp 12, có kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp tốt; có kĩ năng sử dụng tốt Atlas địa lí Việt Nam
Bên cạnh khái quát các dạng câu hỏi về phần địa hình thông qua Atlat Địa lí Việt Nam, nhóm giáo viên cũng đưa ra các bài tập vận dụng cụ thể và hướng dẫn cách giải các bài tập về địa hình dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam.
Xem cụ thể các bài tập vận dụng và hướng dẫn giải TẠI ĐÂY
Nguồn: giaoducthoidai.vn