Hai giải pháp then chốt nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ vùng khó

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Giờ học của học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng (Đác Lắc). Ảnh Đăng Khoa/báo Nhân dân


Những giải pháp từ bên trong bản thân người giáo viên

Trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, người thầy đóng vai trò quan trọng nhất bởi họ có thể là tác nhân thúc đẩy, cũng có thể lại là rào cản ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy tại vùng khó.

Theo nghiên cứu của tiến sỹ Dudzick (2008), người giáo viên cần nâng cao năng lực kiến thức về môn học và khung chương trình; kiến thức về phương pháp giảng dạy; kiến thức về người học; giá trị, thái độ nghề nghiệp trong việc giảng dạy ngôn ngữ; học hỏi từ thực tế, phù hợp với bối cảnh.

Để nâng cao kiến thức về môn ngoại ngữ và khung chương trình, người giáo viên cần đọc thêm tài liệu về môn học. Tham gia các cuộc hội thảo là một cách hữu hiệu.

Qua các cuộc hội thảo, người giáo viên không chỉ được cập nhật các kiến thức về ngoại ngữ, phương pháp tiên tiến, các tiếp cận mới... mà còn làm tăng mạng lưới những người cùng nghề để từ đó có thể trao đổi những thông tin một cách dễ dàng hơn (thông qua điện thoại, mạng xã hội) mỗi khi cần trao đổi.

Về nội dung số kiến thức về người học và nội dung số phù hợp với bối cảnh tại địa phương, người giáo viên nên chủ động nghiên cứu. Không nên hiểu việc “nghiên cứu” ở đây mang tính hàn lâm, to tát như những dự án tốn tiền mà chỉ cần hiểu một cách đơn giản là việc người giáo viên quan sát các lớp học mình dạy, miêu tả lại những điều mình thấy hàng ngày, sau đó xâu chuỗi lại thành các đặc điểm tại nơi mình dạy.

Những điều đơn giản này chính là một hoạt động nghiên cứu (research) để từ việc hiểu được bối cảnh, người giáo viên có những hành động (action) nhằm làm cho bối cảnh giảng dạy đó tốt hơn.

Sau đó chia sẻ những điều mình làm được cho các bạn đồng nghiệp để cùng nhân rộng sự thành công ở những vùng khó khăn trong việc dạy ngoại ngữ. Để làm được những thay đổi này, hơn ai hết, người giáo viên phải hiểu được giá trị nghề nghiệp của mình từ đó có thái độ tích cực trong việc giảng dạy ngoại ngữ. tổ chức học tập theo lớp có người giảng, người học, mà áp dụng hình thức tự học, tự nghiên cứu.

Chỉ một vài đề tài dặc biệt mới tổ chức học theo lớp, có người thuyết trình, hướng dẫn (và người thuyết trình, hướng dẫn này phải là cán bộ khoa học chuyên ngành, có công phu nghiên cứu vững chắc).

Người giáo viên nói riêng, người làm công tác khoa học nói chung cần làm quen để tiến đến thành thạo với công việc nghiên cứu khoa học thì mới có khả năng tiến bộ được trong nghề của mình. Từ đó hình thành trong người giáo viên ý thức chủ động tự học, tự nghiên cứu và có kế hoạch thời gian cho việc kiểm tra , đánh giá kết quả tự nghiên cứu của mình.


Bản mô tả khung năng lực của giáo viên
Những giải pháp đến từ bên ngoài

Tạo thành phong trào thi đua cũng là một giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng cho giáo viên vùng khó khăn. Gắn trách nhiệm của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Gắn sự tiến bộ của học sinh yếu kém đó với công tác thi đua của mỗi đảng viên, mỗi giáo viên; phấn đấu xây dựng tổ chức công đoàn thành một khối đoàn kết, thống nhất và hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực để tăng cường thu hút nguồn lực xây dựng ngành, cùng có trách nhiệm trong giải quyết khắc phục những yếu kém trong ngành.

Cô Phạm Thị Thanh Thùy

Ngoài sự nỗ lực, nhận thức được giá trị nghề nghiệp của mình, người giáo viên vùng khó cũng cần được hỗ trợ từ bên ngoài để biến những suy nghĩ, ước vọng của họ thành hiện thực. Trước hết phải kể đến sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục tại vùng khó.
Ví dụ, như chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên tiểu học tại Việt Nam của tổ chức Oxfam- Anh Quốc được tiến hành ở 4 tỉnh đại diện cho đặc trưng các vùng miền khác nhau của việt Nam nhằm cải thiện điều kiện học tập cho trẻ; đảm bảo sự bình đẳng về giới; Hỗ trợ cải thiện chất lượng giảng dạy và kết quả học tập thông qua việc áp dụng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; thay đổi thái độ của phụ huynh về việc cho con đi học; hay dự án Bồi dưỡng phương pháp học tập chủ động cho giáo viên của tổ chức VITAL... nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên Việc Nam vùng khó;

Dự án bồi dưỡng ngôn ngữ tiếng Anh trong giảng dạy (ELTeach) của tổ chức Cengage-Learning nhằm hướng dẫn giáo viên sử dụng ngoại ngữ trong lớp học thông qua việc sử dụng những từ vựng, câu đơn giản trên lớp cũng đã góp phần thay đổi diện mạo của quá trình đào tạo ngoại ngữ ở vùng khó khăn;

Dự án Việt Bỉ góp phần bồi dưỡng, nâng cao phương pháp dạy và học sáng tạo cho giáo viên ở 14 tỉnh phía bắc nhằm nâng cao năng lực của người giáo viên trong việc xây dựng trường học ngoại ngữ thân thiện, tổ chức lớp học theo nhóm, thiết kế dụng cụ giảng dạy, cách sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong khi dạy và đồng thời người giáo viên được bồi dưỡng kỹ năng sư phạm như: kỹ năng đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng....

Bồi dưỡng giáo viên là vấn đề lâu dài, có tính chất thường xuyên. Nhờ có Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, nhiều giáo viên vùng khó khăn đã có cơ hội được tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật phương pháp giảng dạy tiên tiến.

Tuy nhiên sau khi được đi bồi dưỡng trở về, các Sở, chính quyền địa phương và lãnh đạo nhà trường nơi các giáo viên này công tác cần tạo điều kiện để họ thử nghiệm những điều được học tập vào lớp học của mình, từ đó nhân rộng, chia sẻ cho các địa phương khác cùng bối cảnh như họ.

Các đơn vị tổ chức bồi dưỡng những người giáo viên này cũng nên để lại một phần kinh phí để tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kiến thức, cập nhật thông tin, hoặc hỗ trợ những nhóm nghiên cứu nhỏ cùng nhau cải tạo điều kiện giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hoàn cảnh của người giáo viên vùng khó.

Thông qua các cuộc gặp gỡ, hội thảo (được tổ chức nhờ kinh phí của ban tổ chức lớp bồi dưỡng giáo viên), người giáo viên lại có cơ hội được ôn lại những điều đã được bồi dưỡng, và họ được tạo động lực, sự thôi thúc để cải biến, đổi mới hoàn cảnh giảng dạy còn nhiều khó khăn của họ từ việc tối ưu hóa những điều kiện sẵn có chứ không chờ đến khi có những điều kiện tối ưu mới hành động.

Bên cạnh đó, do nhận thức của phần đông giáo viên vùng khó khăn còn hạn chế, các khóa bồi dưỡng cần có nội dung thiết thực, sát với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và trường học; các Mô đun chương trình bồi dưỡng cần được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo và ngắn gọn dễ hiểu và có thể ứng dụng vào những điều kiện thiếu thốn, khó khăn.

Bên cạnh đó, các đơn vị tổ chức các khóa bồi dưỡng cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát để có những hình thức khiển trách, phê bình nếu giáo viên không hoàn thành tốt khóa bồi dưỡng.

Song song với đó là tạo động lực cho giáo viên tham gia vào công tác bồi dưỡng bằng các hình thức như giảm giờ dạy cho giáo viên trong thời gian đi bồi dưỡng (mà vẫn giữ nguyên lương), thưởng các chuyến đi học ngắn hạn tại nước ngoài nếu có kết quả bồi dưỡng xuất sắc, hoặc được tăng lương nếu họ có những sáng kiến nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, chia sẻ kinh nghiệm tại cơ sở của họ.

Những hình thức động viên, tôn vinh này nên sớm được tạo thành phong trào bồi dưỡng, phong trào nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhưng cần tránh việc làm chỉ vì hình thức để những phong trào này có tính bền vững lâu dài.

Ngoài ra, tạo sân chơi như các hội thi giáo viên giỏi, thi làm đồ dùng dạy học, thi giáo viên duyên dáng nói ngoại ngữ hay… là động cơ để giáo viên không ngừng phấn đấu. Đầu năm học, nhà trường tổ chức chuyên đề, hướng dẫn cho giáo viên thống nhất về phương pháp lên lớp, Xây dựng kế hoạch năm học, tháng tuần.

Sau đó, từng tổ chuyên môn (theo khối lớp, hoặc theo kỹ năng) sẽ chủ động trao đổi, dự giờ rút kinh nghiệm hoặc chia sẻ những điều hay, cách làm tốt ở lớp mình.

Các cuộc thi giáo viên dạy ngoại ngữ giỏi có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên; bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi, đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp lên lớp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp, tạo những tình huống mới lạ để học sinh tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học.

Bên cạnh đó, giáo viên đầu tư nhiều hơn về việc làm đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động vui chơi, đồ dùng có nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả cao. Và một điều quan trọng hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ.

Bài viết đã được biên tập, lược ghi từ tham luận "Nâng cao chất lượng đào tạo Ngoại ngữ tại vùng khó khăn" của giảng viên Phạm Thị Thanh Thùy - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại Hội thảo "Tập huấn nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh giáo dục trung học vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ".
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top