Tự học, tự nghiên cứu và Lát cắt Tụy nổi danh thế giới
GS. Hoàng Tụy - cha đẻ lý thuyết tối ưu toàn cục - sinh năm 1927 tại Quảng Nam trong một gia đình dõng dõi. Ông là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, đỗ cử nhân và từng giữ chức Án sát sứ.
GS. Hoàng Tụy và công trình khiến thế giới sửng sốt.
Cụ Hoàng Văn Bảng chính là em ruột của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi quân Pháp tấn công năm 1882. Cha của GS. Hoàng Tụy là ông Hoàng Kỵ, từng làm quan dưới thời Duy Tân, Khải Định. Các anh em ông có bảy người đỗ đạt thì 5 người làm giáo sư đại học.
Ngay từ bé GS. Hoàng Tụy đã bộc lộ thiên hướng toán học. "Nhảy cóc" hai lớp, là thí sinh tự do, tháng 5 năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và 4 tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế.
Năm 1951, nhà toán học lừng danh Lê Văn Thiêm trở về Việt Nam và sắp mở Trường Khoa học Thực hành Cao cấp ở Việt Bắc, GS. Hoàng Tụy quyết định ra Bắc. Mang trên lưng một balô đựng đầy gạo, muối, sách và thuốc chống sốt rét, ông lần theo con đường mòn dọc dãy Trường Sơn để đi ra Việt Bắc, tầm sư học đạo.
Đến nơi mới biết Trường Khoa học Thực hành Cao cấp không mở được chỉ có Trường Sư phạm Cao cấp và Khoa học Cơ bản. Tuy nhiên chương trình toán ở hai trường này ông đã tự học xong, nên Bộ Giáo dục đưa ông sang Khu học xá TW để vừa dạy Sư phạm Trung cấp ở đó, vừa có điều kiện tranh thủ tự học thêm theo nguyện vọng.
Cứ thế, từ năm 1951- 1954, GS. Hoàng Tụy đã kiên nhẫn tự học chương trình đại học Toán của Liên Xô, đồng thời nghiên cứu những vấn đề tổng quát về giáo dục.
Đầu năm 1955, GS. Hoàng Tụy được Bộ Giáo dục điều về Hà Nội và giao cho phụ trách công tác chuẩn bị cải cách giáo dục phổ thông để thống nhất hệ phổ thông 9 năm ở vùng tự do, với hệ 12 năm ở vùng mới giải phóng thành hệ phổ thông 10 năm. Tiếp đó, ông được giao phụ trách Ban Tu thư - tổ chức biên soạn chương trình và sách giáo khoa cho tất cả các môn học của hệ giáo dục phổ thông 10 năm.
Tháng 8/1957, Hoàng Tụy được cử sang thực tập tu nghiệp 1 năm tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp (Liên Xô). Chỉ mấy tháng sau ông đã có 2 công trình công bố trên "Báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô", nên được ở lại thêm 1 năm nữa để hoàn thành luận án tiến sĩ Toán - Lý.
Tháng 3/1959, GS. Hoàng Tụy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là Giải tích thực, nhưng chẳng bao lâu sau, ông nhận thấy tuy đây là lý thuyết hay và quan trọng nhưng khó có ứng dụng thực tế ở Việt Nam, ít nhất là vào thời điểm ấy.
Vì thế, năm 1961, GS. Hoàng Tụy bắt đầu chuyển sang nghiên cứu Vận trù học, một lĩnh vực toán học còn khá mới mẻ trên thế giới lúc bấy giờ.
Từ đây, GS. Hoàng Tụy khởi xướng và hướng dẫn phong trào ứng dụng vận trù học ở miền Bắc, bắt đầu từ ngành giao thông vận tải rồi dần dần mở rộng sang nhiều ngành kinh tế khác.
Lúc bấy giờ trên thế giới vận trù học hãy còn rất mới mẻ, nên một số phóng viên báo chí nước ngoài rất ngạc nhiên bởi ngoài lợi ích thiết thực về kinh tế, việc áp dụng vận trù học còn mở ra một hướng mới, đưa toán học ứng dụng vào kinh tế ở một nước còn nghèo và lạc hậu về khoa học và kỹ thuật như nước ta thời bấy giờ.
Song song với nghiên cứu ứng dụng, GS. Hoàng Tụy thường xuyên triển khai các nghiên cứu lý thuyết ở trình độ cao. Năm 1964, lần đầu tiên, ông đưa ra phương pháp giải bài toán quy hoạch lõm, lúc bấy giờ được coi là thuộc loại rất khó về bản chất nên trên thế giới chưa ai nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên một lát cắt độc đáo về sau được giới nghiên cứu đặt tên là "Tuy's cut" (lát cắt Tụy).
Công trình quy hoạch lõm của ông trở thành cột mốc đánh dấu sự ra đời một chuyên ngành Toán học mới “Lý thuyết tối ưu toàn cục - (global optimization)”. Ông được coi là "cha đẻ của Tối ưu toàn cục tất định" là do công trình đó.
Vào tháng 8 năm 1997, Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", để tôn vinh GS. Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát".
Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của GS. Hoàng Tụy đối với thế giới rất lớn. Thậm chí nhiều người còn nhận xét, GS. Hoàng Tụy nổi tiếng ở thế giới hơn ở Việt Nam và nổi tiếng ở thế giới trước sau mới nổi tiếng ở Việt Nam.
Gia tài đồ sộ phủ nhiều lĩnh vực
Không chỉ nổi tiếng với Lát cắt Tụy, với Lý thuyết tối ưu toàn cục, GS. Hoàng Tụy còn là tác giả của gần 150 công trình khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế như: Hàm thực, Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý Minimax... Cuốn chuyên khảo của GS. Hoàng Tụy và học trò của ông mang tên Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định được Springer (nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới) in lại ba lần được coi là kinh điển trong lĩnh vực Tối ưu toàn cục.
Cố GS. Hoàng Tụy là người có nhiều trăn trở đối với nền giáo dục nước nhà.
Ngoài ra, GS. Hoàng Tụy đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu DC (hiệu hai hàm lồi) và mới gần đây, ông lại đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu đơn điệu.
Cùng với hoạt động nghiên cứu khoa học, cùng với GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy đã có đóng góp lớn trong việc thành lập, xây dựng Viện Toán học và Hội Toán học Việt Nam.
Ngoài ra, GS. Hoàng Tụy còn nổi tiếng bởi những đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.
Ông từng kiến nghị 4 vấn đề trong cải cách giáo dục gồm: cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy; cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề; thay đổi căn bản cung cách học và thi; chuyển giáo dục Đại học theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
GS. Đỗ Long Vân, nguyên Viện trưởng Viện Toán học chia sẻ, GS. Hoàng Tụy là một tấm gương sáng về việc tự học, tự đào tạo mình trở thành một nhà khoa học lớn, với tình yêu khoa học trọn vẹn; một tấm gương về tinh thần trách nhiệm của người trí thức đối với tương lai và vận mệnh của đất nước.
GS.TS Hoàng Tụy, sinh ngày 7/12/1927, mất ngày 14/7/ 2019.
GS. Hoàng Tụy nguyên Chủ nhiệm Khoa Toán – Cơ – Tin học trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; nguyên Viện Trưởng Viện Toán học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam…
Với những đóng góp to lớn cho khoa học, GS. Hoàng Tụy được tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996), Giải thưởng Phan Châu Trinh (2010), Giải thưởng Constantin Carathéodory (2011).
Mời độc giả xem video:Thông xe cầu treo hai tầng dài nhất thế giới. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
GS. Hoàng Tụy - cha đẻ lý thuyết tối ưu toàn cục - sinh năm 1927 tại Quảng Nam trong một gia đình dõng dõi. Ông là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, đỗ cử nhân và từng giữ chức Án sát sứ.
GS. Hoàng Tụy và công trình khiến thế giới sửng sốt.
Cụ Hoàng Văn Bảng chính là em ruột của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi quân Pháp tấn công năm 1882. Cha của GS. Hoàng Tụy là ông Hoàng Kỵ, từng làm quan dưới thời Duy Tân, Khải Định. Các anh em ông có bảy người đỗ đạt thì 5 người làm giáo sư đại học.
Ngay từ bé GS. Hoàng Tụy đã bộc lộ thiên hướng toán học. "Nhảy cóc" hai lớp, là thí sinh tự do, tháng 5 năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và 4 tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế.
Năm 1951, nhà toán học lừng danh Lê Văn Thiêm trở về Việt Nam và sắp mở Trường Khoa học Thực hành Cao cấp ở Việt Bắc, GS. Hoàng Tụy quyết định ra Bắc. Mang trên lưng một balô đựng đầy gạo, muối, sách và thuốc chống sốt rét, ông lần theo con đường mòn dọc dãy Trường Sơn để đi ra Việt Bắc, tầm sư học đạo.
Đến nơi mới biết Trường Khoa học Thực hành Cao cấp không mở được chỉ có Trường Sư phạm Cao cấp và Khoa học Cơ bản. Tuy nhiên chương trình toán ở hai trường này ông đã tự học xong, nên Bộ Giáo dục đưa ông sang Khu học xá TW để vừa dạy Sư phạm Trung cấp ở đó, vừa có điều kiện tranh thủ tự học thêm theo nguyện vọng.
Cứ thế, từ năm 1951- 1954, GS. Hoàng Tụy đã kiên nhẫn tự học chương trình đại học Toán của Liên Xô, đồng thời nghiên cứu những vấn đề tổng quát về giáo dục.
Đầu năm 1955, GS. Hoàng Tụy được Bộ Giáo dục điều về Hà Nội và giao cho phụ trách công tác chuẩn bị cải cách giáo dục phổ thông để thống nhất hệ phổ thông 9 năm ở vùng tự do, với hệ 12 năm ở vùng mới giải phóng thành hệ phổ thông 10 năm. Tiếp đó, ông được giao phụ trách Ban Tu thư - tổ chức biên soạn chương trình và sách giáo khoa cho tất cả các môn học của hệ giáo dục phổ thông 10 năm.
Tháng 8/1957, Hoàng Tụy được cử sang thực tập tu nghiệp 1 năm tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp (Liên Xô). Chỉ mấy tháng sau ông đã có 2 công trình công bố trên "Báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô", nên được ở lại thêm 1 năm nữa để hoàn thành luận án tiến sĩ Toán - Lý.
Tháng 3/1959, GS. Hoàng Tụy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là Giải tích thực, nhưng chẳng bao lâu sau, ông nhận thấy tuy đây là lý thuyết hay và quan trọng nhưng khó có ứng dụng thực tế ở Việt Nam, ít nhất là vào thời điểm ấy.
Vì thế, năm 1961, GS. Hoàng Tụy bắt đầu chuyển sang nghiên cứu Vận trù học, một lĩnh vực toán học còn khá mới mẻ trên thế giới lúc bấy giờ.
Từ đây, GS. Hoàng Tụy khởi xướng và hướng dẫn phong trào ứng dụng vận trù học ở miền Bắc, bắt đầu từ ngành giao thông vận tải rồi dần dần mở rộng sang nhiều ngành kinh tế khác.
Lúc bấy giờ trên thế giới vận trù học hãy còn rất mới mẻ, nên một số phóng viên báo chí nước ngoài rất ngạc nhiên bởi ngoài lợi ích thiết thực về kinh tế, việc áp dụng vận trù học còn mở ra một hướng mới, đưa toán học ứng dụng vào kinh tế ở một nước còn nghèo và lạc hậu về khoa học và kỹ thuật như nước ta thời bấy giờ.
Song song với nghiên cứu ứng dụng, GS. Hoàng Tụy thường xuyên triển khai các nghiên cứu lý thuyết ở trình độ cao. Năm 1964, lần đầu tiên, ông đưa ra phương pháp giải bài toán quy hoạch lõm, lúc bấy giờ được coi là thuộc loại rất khó về bản chất nên trên thế giới chưa ai nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên một lát cắt độc đáo về sau được giới nghiên cứu đặt tên là "Tuy's cut" (lát cắt Tụy).
Công trình quy hoạch lõm của ông trở thành cột mốc đánh dấu sự ra đời một chuyên ngành Toán học mới “Lý thuyết tối ưu toàn cục - (global optimization)”. Ông được coi là "cha đẻ của Tối ưu toàn cục tất định" là do công trình đó.
Vào tháng 8 năm 1997, Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", để tôn vinh GS. Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát".
Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của GS. Hoàng Tụy đối với thế giới rất lớn. Thậm chí nhiều người còn nhận xét, GS. Hoàng Tụy nổi tiếng ở thế giới hơn ở Việt Nam và nổi tiếng ở thế giới trước sau mới nổi tiếng ở Việt Nam.
Gia tài đồ sộ phủ nhiều lĩnh vực
Không chỉ nổi tiếng với Lát cắt Tụy, với Lý thuyết tối ưu toàn cục, GS. Hoàng Tụy còn là tác giả của gần 150 công trình khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế như: Hàm thực, Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý Minimax... Cuốn chuyên khảo của GS. Hoàng Tụy và học trò của ông mang tên Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định được Springer (nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới) in lại ba lần được coi là kinh điển trong lĩnh vực Tối ưu toàn cục.
Cố GS. Hoàng Tụy là người có nhiều trăn trở đối với nền giáo dục nước nhà.
Ngoài ra, GS. Hoàng Tụy đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu DC (hiệu hai hàm lồi) và mới gần đây, ông lại đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu đơn điệu.
Cùng với hoạt động nghiên cứu khoa học, cùng với GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy đã có đóng góp lớn trong việc thành lập, xây dựng Viện Toán học và Hội Toán học Việt Nam.
Ngoài ra, GS. Hoàng Tụy còn nổi tiếng bởi những đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.
Ông từng kiến nghị 4 vấn đề trong cải cách giáo dục gồm: cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy; cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề; thay đổi căn bản cung cách học và thi; chuyển giáo dục Đại học theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
GS. Đỗ Long Vân, nguyên Viện trưởng Viện Toán học chia sẻ, GS. Hoàng Tụy là một tấm gương sáng về việc tự học, tự đào tạo mình trở thành một nhà khoa học lớn, với tình yêu khoa học trọn vẹn; một tấm gương về tinh thần trách nhiệm của người trí thức đối với tương lai và vận mệnh của đất nước.
GS.TS Hoàng Tụy, sinh ngày 7/12/1927, mất ngày 14/7/ 2019.
GS. Hoàng Tụy nguyên Chủ nhiệm Khoa Toán – Cơ – Tin học trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; nguyên Viện Trưởng Viện Toán học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam…
Với những đóng góp to lớn cho khoa học, GS. Hoàng Tụy được tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996), Giải thưởng Phan Châu Trinh (2010), Giải thưởng Constantin Carathéodory (2011).
Mời độc giả xem video:Thông xe cầu treo hai tầng dài nhất thế giới. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức