Giúp trẻ phát huy năng lực tiềm ẩn

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
GD&TĐ -“Vì sao 1+1=2? mà không phải bằng 11?”, đó là một trong những nội dung chính buổi Hội thảo về phương pháp giáo dục giúp trẻ tư duy bản chất vấn đề và phát huy năng lực tiềm ẩn do trường THPT Liên cấp Olympia (HN) tổ chức.



Dạy học là một chuyến tàu

Cô Vũ Thị Diệu Lý – Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Olympia - đã có những trao đổi đầy tính thuyết phục từ kinh nghiệm thực tiễn hơn 30 năm trong ngành giáo dục của mình, giúp cho các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ con trong quá trình học tập.

Theo cô Lý, bản chất của vấn đề không phải là 1+1 bằng mấy, mà điều quan trọng là hướng đến là sự tư duy, phát triển bản thân của con theo hướng tự chủ. Túc là tự con làm chủ những suy nghĩ của mình. Có như vậy, con mới có thể tư duy, sáng tạo và hoàn toàn tự tin nêu lên suy nghĩ của mình.

Khi các con học Toán, chác hẳn nhiều bậc phụ huynh không khỏi “đau đầu” với những câu hỏi Vì sao của con: Vì sao công thức tính diện tích hình chữ nhật lại là phép nhân hai cạnh chiều rộng, chiều dài? Vì sao chỉ tính diện tích hình chữ nhật mà không tính diện tích hình tam giác?...

Những câu hỏi này nhiều khi không được cha mẹ, thầy cô giải đáp thấu đáo. Về vấn đề này, cô Lý đưa ra quan điểm của mình: Phụ huynh không nên nóng vội bởi dạy học là một chuyến tàu, người lái tàu cần phải từ từ, kiên nhẫn,…Cha mẹ không nên áp đặt 1+1 =2, tất nhiên điều này phải hiểu theo nghĩ bóng.

Có nghĩa, không phải việc gì cũng áp đặt theo khuôn mẫu con phải thế này mới đúng, thế kia là sai. Như vậy con sẽ không tự tìm hiểu, không có những sáng tạo, mà học tập chính là sáng tạo những cái mà người khác đã sáng tạo.

Tiềm năng trong mỗi đứa trẻ là thiên tài, hãy để con có cơ hội tìm tòi, phát huy năng lực để con tự cảm thấy thích thú mà không cần bố mẹ thúc ép.

Rất nhiều bậc phụ huynh trong buổi Hội thảo đã thừa nhận rằng mình luôn muốn con làm theo những hướng dẫn của mình, khi con làm ngược lại thì tỏ ý không bằng lòng. Chị Diệu Hương - một phụ huynh học sinh - cho biết: Nhiều khi dạy con học, cháu rất hay đưa ra những câu hỏi vì sao, mình đã không kiên nhẫn để con tư duy, suy nghĩ mà đưa ra ngay những đáp án đúng trả lời con.

Qua buổi Hội thảo này, mình nghĩ có rất nhiều phụ huynh sẽ tìm ra những phương pháp dạy học, hỗ trợ cho con tốt nhất để con phát huy tối đa năng lực tiềm ẩn của bản thân.

Mẹ đóng vai con để đồng cảm

Đó là vấn đề học tập ở những môn khoa học tự nhiên, còn những môn xã hội, điển hình là môn Văn, cô Diệu Lý đã đưa ra những ví dụ thực tiễn của học sinh để phụ huynh cùng đúc rút những phương pháp cho riêng mình.

Cô Lý cho rằng: Dạy Văn là để con trở thành nhà văn chứ không phải dạy con giống văn mẫu. Hiện nay, nhiều phụ huynh áp dụng dạy con học văn theo cách đọc một bài văn mẫu để con nghe, sau đó con sẽ làm bài. Thực tế, học văn cần phải có cảm xúc, và cha mẹ hãy truyền, rót những cảm xúc đó vào từng sự vật, sự việc để con viết lên thành lời.

Cảm xúc ở đây không nhất thiết phải là sự yêu quý. Nếu bắt con tả về quả cà chua, trong khi con không thích ăn loại quả đó. Học sinh có quyền viết lên lời văn về cảm xúc thật của mình, đó là những yêu, ghét, thích hay không thích,…

Phụ huynh và giáo viên không nên đặt ra khuôn mẫu nhất định mà hãy để con có sự sáng tạo cảu riêng mình, sống và nói lên những cảm xúc thật của mình. Đó là dạy cho con sự tự tin, sự sáng tạo của tư duy.

Một điều không hiếm gặp với học sinh hiện nay, đặc biệt là bậc tiểu học, học sinh chưa nhận được sự “đồng cảm”. Cụ thể: Cha mẹ thường dạy con phải yêu thương người khuyết tật, phải yêu thương những người nghèo, người ăn xin,…Nhưng đó chỉ là lời nói, sự dạy dỗ định hướng của người lớn. Trẻ có thể ngay lập tức có những phản ứng lại: Người nghèo bẩn lắm, người khuyết tật trông sợ lắm,…

Chính vì vậy, cô Lý đưa ra lời khuyên: Mỗi ngày , phụ huynh muốn dạy con một điều gì, hãy cùng con “đóng vai” vào nhân vật đó để đồng cảm, để con là những người đó và hiểu được đúng bản chất của từng sự việc. Con có thể đóng vai là mẹ, mẹ đóng vai là con, qua những cuộc “thử vai’ như vậy, cả cha mẹ và con cái đều hiểu nhau hơn, dễ dàng thông cảm với những quan điểm của nhau, mang tính thống nhất, sáng tạo vượt bậc.

Cô Diệu Lý nhấn mạnh: Hãy để các con tư duy, thỏa sức sáng tạo, các con sẽ những “phát kiến” không ngừng. phụ huynh không nên áp đặt những cái có sẵn kiểu 1+1 phải bằng 2, mà hãy để con tự tin tìm hiểu bản chất, chắt chiu từng cơ hội được trải nghiệm.


Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top