GD&TĐ - Thầy Nguyễn Tiến Dũng - giáo viên Trường THPT Trần Phú (Thanh Hóa) - chia sẻ kinh nghiệm củng cố các kỹ năng cơ bản cho học sinh yếu kém trong việc giải bài tập động học và động lực học.
Với phần động học, khó khăn lớn nhất đối với học sinh trung bình yếu là các vấn đề về tọa độ, mốc thời gian và cách qui ước hệ qui chiếu để xây dựng phương trình chuyển động.
Thầy Dũng cho rằng, nếu học sinh nắm vững được phần này thì các bài toán phát sinh còn lại chỉ mang nhiều màu sắc của kỹ thuật tính toán.
Các bước giải bài tập động học như sau:
Bước 1: Xây dựng hệ qui chiếu, lập phương trình chuyển động.
Bước 2: Ứng dụng giải các bài toán cơ bản.
Phần động lực học, các bài tập định lượng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở của bài toán chuyển động thẳng biến đổi đều. Do đó việc tìm được gia tốc là rất cần thiết.
Nếu học sinh nắm vững được kỹ năng tìm gia tốc thì việc liên kết giữa chuyển động và lực học sẽ trở nên đơn giản hơn, vừa sức hơn cho các em.
Học sinh cũng cần nắm vững các tính chất của véctơ, sử dụng thành thạo một số ứng dụng của véctơ trong bài toán Vật lý.
Phép chiếu véc tơ là một trở ngại lớn đối với các học sinh khi học Vật lý. Do đó việc củng cố lại phép chiếu véc tơ là tất yếu. Phép chiếu véctơ còn xuyên suốt trong các bài toán bậc trung học phổ thông. Đây là một lỗ hổng rất nguy hiểm, cần phải được bồi đắp lại.
Để củng cố lại phép chiếu véc tơ, giáo viên thực hiện các bước sau:
Bước 1: Củng cố lại các đặc điểm của véctơ (4 đặc điểm); củng cố lại cộng véctơ, phép tổng hợp và phân tích lực trong các trường hợp đơn giản.
Bước 2: Tính gia tốc. Gia tốc có nhiều cách tính, do đó cũng có nhiều dạng giả thiết. Học sinh cần nắm vững kỹ năng xử lý tương ứng với các dạng giả thiết. Qua đó dần hình thành tư duy ngôn ngữ và con đường tư duy cho não bộ.
Xem chi tiết các bài tập minh họa cho các bước TẠI ĐÂY
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Với phần động học, khó khăn lớn nhất đối với học sinh trung bình yếu là các vấn đề về tọa độ, mốc thời gian và cách qui ước hệ qui chiếu để xây dựng phương trình chuyển động.
Thầy Dũng cho rằng, nếu học sinh nắm vững được phần này thì các bài toán phát sinh còn lại chỉ mang nhiều màu sắc của kỹ thuật tính toán.
Các bước giải bài tập động học như sau:
Bước 1: Xây dựng hệ qui chiếu, lập phương trình chuyển động.
Bước 2: Ứng dụng giải các bài toán cơ bản.
Phần động lực học, các bài tập định lượng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở của bài toán chuyển động thẳng biến đổi đều. Do đó việc tìm được gia tốc là rất cần thiết.
Nếu học sinh nắm vững được kỹ năng tìm gia tốc thì việc liên kết giữa chuyển động và lực học sẽ trở nên đơn giản hơn, vừa sức hơn cho các em.
Học sinh cũng cần nắm vững các tính chất của véctơ, sử dụng thành thạo một số ứng dụng của véctơ trong bài toán Vật lý.
Phép chiếu véc tơ là một trở ngại lớn đối với các học sinh khi học Vật lý. Do đó việc củng cố lại phép chiếu véc tơ là tất yếu. Phép chiếu véctơ còn xuyên suốt trong các bài toán bậc trung học phổ thông. Đây là một lỗ hổng rất nguy hiểm, cần phải được bồi đắp lại.
Để củng cố lại phép chiếu véc tơ, giáo viên thực hiện các bước sau:
Bước 1: Củng cố lại các đặc điểm của véctơ (4 đặc điểm); củng cố lại cộng véctơ, phép tổng hợp và phân tích lực trong các trường hợp đơn giản.
Bước 2: Tính gia tốc. Gia tốc có nhiều cách tính, do đó cũng có nhiều dạng giả thiết. Học sinh cần nắm vững kỹ năng xử lý tương ứng với các dạng giả thiết. Qua đó dần hình thành tư duy ngôn ngữ và con đường tư duy cho não bộ.
Xem chi tiết các bài tập minh họa cho các bước TẠI ĐÂY
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Last edited by a moderator: