Giúp học sinh yếu, kém có hứng thú học tập môn Địa lí

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tạo thử thách và động cơ học tập cho học sinh

Để khích lệ tinh thần học tập của học sinh, cô Nguyễn Thị Mỹ Nga cho biết, giáo viên có thể treo nhiều phần thưởng hấp dẫn để tạo động cơ học tập cho các em như: ở mỗi tiết học giáo viên đặt ra những câu hỏi mở rộng liên quan đến bài học nếu em nào trả lời đúng thì nhận được 9 hoặc 10 điểm.

Những em có ý kiến đóng góp xây dựng bài tốt sẽ được cộng điểm vào cuối học kì.

Giáo viên cũng có thể khuyến khích học sinh lên bảng vẽ biểu đồ và cho vào điểm miệng hoặc cộng điểm. Những học sinh còn lại của lớp cùng nhau hoàn thiện biểu đồ và nộp cho giáo viên để lấy được 3 quyển tập nhanh nhất, chính xác nhất vào cột điểm miệng,...

“Mỗi kì thi học kì, học sinh nào đạt từ 9,5 điểm trở lên sẽ được tặng 1 quyển vở do giáo viên chuẩn bị; nếu cả lớp đạt điểm từ 7,5 trở lên, sẽ nhận được phần quà đặc biệt” – cô Nga chia sẻ cách làm của mình.

Học địa lý qua các… câu chuyện lịch sử

Theo cô Nguyễn Thị Mỹ Nga, địa lí các châu lục có nhiều nội dung dạy học liên quan đến các câu chuyện mang tính lịch sử. Giáo viên có thể vận dụng một cách linh hoạt vào tiết dạy nhằm cuốn hút những học sinh yếu, kém ra khỏi vùng vỏ an toàn để các em thỏa sức mình hòa vào bài học từ đó trở nên say mê và yêu thích bộ môn.

Ví dụ 1: Khi giáo viên dạy bài 5, tiết 1 (Một số vấn đề của châu Phi), để tăng tính mới lạ và làm khơi dậy tính tò mò, kích thích tư duy của học sinh, giáo viên lồng ghép kể chuyện về người tìm ra được châu Phi. Hoặc khi ở bài 6, tiết 2 (Kinh tế Hoa Kì), giáo viên kể về người đặt chân đầu tiên lên mặt trăng của Hoa Kì trong phần II. Bài 8, tiết 1 (Tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga”, khi nói đến phần III (Dân cư và xã hội Liên Bang Nga) về các thành tựu nổi bật, giáo viên lồng ghép câu chuyện về phi công Yuri Gagarin.

Hoặc khi dạy bài 5, tiết 3 (Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á), để mở rộng kiến thức cho học sinh về văn hóa của khu vực Tây Nam Á, giáo viên có thể kể về sự tích vườn treo Ba-bi-lon (thuộc Iraq ngày nay). Khi dạy bài 9, tiết 1 (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản), giáo viên có thể kể về nền văn hóa của đất nước cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác, bảo vệ môi trường và tinh thần làm việc trách nhiệm cao của người Nhật…

Tạo sức hấp dẫn bằng sử dụng các phương tiện trực quan


Việc vận dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học sẽ giúp các em thêm gần gũi, dễ áp dụng, từ đó đưa tiết dạy trở nên sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh.

Cô Nguyễn Thị Mỹ Nga nêu ví dụ 1: Khi dạy bài 11, tiết 1 (Tự nhiên, dân cư và xã hội), giáo viên có thể dùng các hình ảnh để so sánh nét tương đồng về văn hóa của một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Myanmar, Lào, Campuchia và Thái Lan). Các nước ngày đều có quan niệm nước sẽ gột rửa tội lỗi, những điều không may của năm trước, vì vậy, ngày đầu năm họ té nước vào nhau. Giáo viên có thể dùng các video thông tin thời sự ngắn gọn có liên quan đến bài học để tăng sự chú ý và nhớ bài của học sinh lâu hơn.

Hoặc, bài 5, tiết 3 (Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á), để thấy rõ về xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á, giáo viên sử dụng video thời sự nổi bậc về xung đột ở dãy Gaza (diễn ra từ ngày 8/7 – 15/9/2014) giữa I-xra-en và phong trào Hồi giáo Hamas Pa-let-xtin. Tuy phần thắng thuộc về Pa-let-xtin, nhưng gây thương vong lên đến 2.200 người, 2/3 trong số đó thiệt mạng chủ yếu là phụ nữ và trẻ em; từ đó, kêu gọi mọi người trên trái đất lên án và phản đối chiến tranh…

Ngoài ra, giáo viên có thể dùng các poster để chuẩn kiến thức cho học sinh sau mỗi tiết thực hành vẽ biểu đồ hoặc các bài với nhiều nội dung gồm rà, khó nhớ:…

Giáo viên cũng có thể tạo sự mới lạ bằng cách cho học sinh tận mắt thấy được đồng tiền thật của các quốc gia, sau đó, đặt câu hỏi để dẫn các em vào bài...

Cô Nguyễn Thị Mỹ Nga cho rằng, những biện pháp chia sẻ ở trên không chỉ có khả năng áp dụng cho lớp 11, còn có thế thể áp dụng được cho cả 3 khối 10, 11 và 12, góp phần tạo tiền đề để học sinh sau khi lên lớp 12 dễ học bài, dễ tiếp thu kiến thức từ đó có những chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT quốc gia sau này.

Hải Bình
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top