Giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực ở phân môn Luyện từ và câu

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Từ mạch kiến thức của phân môn Luyện từ và câu trong chương trình lớp 5, xin đưa ra một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học phân môn này.


1. Giúp học sinh học tốt từ ngữ, nắm nghĩa từ và câu qua ngữ cảnh:

Có thể nói phân môn Luyện từ và câu là công cụ hỗ trợ đắc lực và không thể thiếu chiếm tỉ lệ trọng yếu khi học môn Tiếng Việt và các môn học khác. Vậy học sinh cần phải có vồn từ ngữ, hiểu về nghĩa của từ và câu một cách hiệu quả thông qua ngữ cảnh.

Xuất phát từ cuộc sống và sinh hoạt con người hàng ngày thì hoạt động ngôn ngữ tái hiện lại những sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh ta. Nên khi dạy phân môn này giáo viên cần phải gắn với ngữ cảnh, những cái gần gũi với học sinh nhìn thấy và tiếp cận.

Vì thế khi dạy giáo viên cần hướng học sinh vào mối quan hệ giữa ngữ cảnh để học sinh tự khám phá nắm bắt kiến thức một cách chủ động và chắc chắn.

Ví dụ: Trong bài Mở rộng vốn từ: Truyền thống thì GV cần giải nghĩa một số từ như: Truyền bá, truyền thống… Giúp các em phân biệt được đâu là từ chỉ: Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác hoặc theo nghĩa lan rộng...

Kết quả có nhiều học sinh tìm đúng từ và có vốn từ do mình tìm được, học sinh có hứng thú tích cực hơn và nhớ lâu hơn. Có vốn hiểu biết cơ bản khi vận dụng học tập cho phân môn cũng như các môn học khác tốt hơn.

2. Phân loại hệ thống nhóm từ, từ loại và phát triển từ gắn với phân nhóm đối tượng học sinh:

Song song với dạy học phù hợp đối tượng học sinh thì việc chia nhóm và phân loại hệ thống từ, phát triển từ cũng rất quan trọng. Giúp các em phát triển từ theo chủ đề, chủ điểm dẫn đến học sinh không lẫn lộn và nhầm lẫn về từ, về nghĩa của nó vừa phù hợp đối tượng học sinh. Từ đó giáo viên giúp học sinh lựa chọn nội dung phù hợp vận dụng thi thực hành luyện tập.

Ví dụ bài tập 3 (SGK TV5 tập 2 trang 82): Tìm trong đoạn văn những từ ngữ chỉ người hoặc sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống cho phù hợp vào bảng . Kết quả cho thấy học sinh không bỡ ngỡ khi thực hành luyện tập và phù hợp trình độ học tập từng đối tượng học sinh.

3. Thường xuyên thay đổi các hình thức học tập cho học sinh:

Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành công, hiệu quả hay không là một phần phải có hình thức tổ chức học tập phong phú và đa dạng.

Hình thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Hình thức phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được tính cực tự học, chủ động và tự sáng tạo của học sinh.

4. Giúp học sinh nắm chắc cấu trúc ngữ pháp:

Giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở ngắn gọn và rõ ràng để giúp học sinh phát hiện ra các yếu tố ngữ pháp cấu thành câu dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới.

Thiết kế một hệ thống câu bài tập còn khuyết bộ phận, hướng học sinh phát triển trí tuệ kết hợp đưa vào tình huống ngữ cảnh để tìm ra, hoàn thiện và thông hiểu ngữ pháp. Bằng các hình thức tổ chức học tập khác nhau.

5. Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh thực hành kĩ năng giao tiếp:

Đây là một hoạt động vừa học vừa chơi, kích thích được sự năng động và ham tìm tòi ở từng học sinh trong một tập thể để xây dựng một kết quả học tập .

Trong giải pháp này chúng tôi thường tạo các tình huống giao tiếp, tạo điều hiện và cơ hội cho học sinh giao tiếp, tổ chức cho học sinh cùng tìm ra nội dung kiến thức theo chủ điểm, theo chủ đề nội dung kiến thức nào đó.

Kết quả cho thấy học sinh rất tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài và có được kĩ năng trình bày, phát huy được vốn từ ngữ và biết vận dụng nó vào trong thực hành giao tiếp một cách hiệu quả.
6. Tổ chức các hoạt động vui chơi lồng ghép học sinh hệ thống kiến thức và tự chữa lỗi:

Có thể nói đây là một giải pháp rất quan trọng giúp cho người giáo viên nắm bắt và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học.

Qua hoạt động vừa chơi vừa học các em biết chia sẻ với nhau kinh nghiệm học tập, các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không những ham thích đến trường mà còn dần yêu thích môn học này.


Nguồn: giaoducthoidai.vn
 
Last edited by a moderator:

Bình luận bằng Facebook

Top