Giúp học sinh đi từ “biết” đến “hiểu” lịch sử

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Những hoạt động đó nhằm giúp học sinh nắm vững tri thức lịch sử, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, rèn luyện trí thông minh và khêu gợi hứng thú học tập của các em.

Muốn đạt được điều này, giáo viên phải sử dụng tốt hệ thống các, phương tiện dạy học, trong đó phải kể đến việc sử dụng hệ thống bài tập lịch sử trong dạy học .

Vì từ trước đến nay không ai phủ nhận vai trò, ý nghĩa của bài tập đối với việc hình thành tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và đạo đức đồng thời phát triển năng lực cho học sinh.

Tuy nhiên hầu hết hiện nay học sinh chưa có quan niệm đúng về bài tập lịch sử, các em đều có quan niệm rằng học sử không cần có bài tập, chỉ cần học thuộc lòng các sự kiện, điều này có nhiều nguyên nhân từ chương trình, nội dung sách giáo khoa, phương tiện, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá.

Trong đó, không thể phủ nhận là phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá chưa tốt của nhiều giáo viên lịch sử…; chỉ kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức mà không chú ý đến phát triển tư duy, kĩ năng thưc hành bộ môn…. Chưa tạo ra cho các em sự say mê nghiên cứu, tìm tòi khoa học qua hệ thống bài tập.

Bài tập lịch sử đối với việc hình thành tri thức cho học sinh

Hiện nay tình trạng đáng báo động của việc dạy và học lịch sử là học sinh nhầm lẫn địa danh, nhân vật, thời gian diễn ra sự kiện, tệ hơn là tình trạng “mù lịch sử” của thế hệ trẻ Việt Nam. Do vậy, bài tập nhận biết lịch sử được xây dựng dưới hình thức bài tập trắc nghiệm khách quan, nếu được biên soạn tốt sẽ giúp học sinh khắc phục được những hạn chế trên.

Cùng với việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử, bài tập do giáo viên đưa ra và hướng dẫn học sinh giải sẽ giúp các em khôi phục, tái hiện lại toàn bộ bức tranh quá khứ, đó cũng là cơ sở để học sinh nhận thức lịch sử một cách chân thực, chính xác.

Ví dụ: Sau kho dạy song về cách mạng tháng 8 – 1945, giáo viên có thể ra bài tập về nhà như sau: Sưu tầm, đọc tài liệu lịch sử địa phương và trên cơ sở đó hãy trình bày quá trình tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương em trong thời kì cách mạng tháng 8 – 1945.

Bài tập đòi hỏi học sinh phải dựng lại bức tranh quá khứ trong điều kiện không gian, thời gian của nó, học sinh phải tái hiện lại khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân trong quá trình giành chính quyền, vai trò của lực lượng vũ trang ra sao? Thái độ của bọn phản động tay sai trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân?.

Qua đó thấy rõ được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Khi làm được như vậy thì biểu tượng về những ngày cách mạng tháng 8 ở địa phương sẽ được khắc sâu trong trí nhớ của các em.

Để nắm vưng tri thức lịch sử một cách sâu sắc, trong quá trình học tập học sinh phải thực hiện một chu trình vận động trí tuệ đó là tư duy độc lập – tư duy độc lập đóng vai trò quan trọng giúp các em nắm được khái niệm lịch sử.

Khái niệm đồng thời cũng là hình thức của tư duy, là quá trình tư duy lí luận, trừu tượng hóa và khái quát hóa bản chất sự vật hoặc một tài liệu, trên cơ sở các sự kiện cụ thể để phân tích, đánh giá, buộc học sinh phải biết lược bỏ các hện tượng bề ngoài để đi sâu vào bản chất của vấn đề để từ đó nâng tầm hiểu biết, trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa của các em lên cao.

Về mặt nhận thức, khái niệm lịch sử giúp học sinh hiểu bản chất của sự kiện lịch sử, hiểu các mối qua hệ nhân quả và quy luật phát triển của xã hội. việc đi sâu vào bản chất của sự kiện để hình thành khái niệm lịch sử, giúp học sinh hệ thống hóa tri thức và thông qua sự hiểu biết về những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ bề ngoài, các em phân biệt được với các sự kiện cùng loại, sự kiện khác loại, phân biệt được cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đực thù trong quá trình phát triển phức tạp của xã hội loài người.

Ví dụ, khi nắm vững khía niệm “Cách mạng tư sản”, được hình thành qua các bài “Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII”, “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở bắc Mĩ”….

Học sinh có thể dùng khái niệm này để nhận thức các cuộc cách mạng khác là cách mạng tư sản, kể cả khi nó diễn ra dưới các hình thức một cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Ytalia, cải cách nông nô ở Nga, cải cách Minh Trị ở Nhật Bản. Học sinh có thể giải quyết được bài tập: Cuộc đấu tranh thống nhất Đức có phải là cuộc cách mạng tư sản hay không? Vì sao?

Từ các sự kiện tiêu biểu trong quá trình đấu tranh thống nhất như tính chất, nhiệm vụ cách mạng, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng và những hệ quả của nó đem lại, học sinh đi đến kết luận: Thực chất là cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức là cuộc đấu tranh thống nhất quốc gia.

Như vậy, bài tập lịch sử sẽ giúp học sinh đi từ “biết” đến “hiểu” lịch sử. Ở những mức độ nhất định học sinh phải đi theo con đường của nhận thức lịch sử: Phát hiện, tìm tài liệu- sự kiện, trên cơ sở tạo biểu tượng để hình thành khái niệm, học sinh đã có sự khái quát lý luận và rút ra bài học lịch sử, từ đó biết vận dụng vào bài học quá khứ vào cuộc sống hiện tại . Việc làm này cũng là một bộ phận quan trọng của việc phát triển tư duy và năng lực thực hành của học sinh.

Bài tập lịch sử góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh

Môn lịch sử ở trường phổ thông có chức năng giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc, chủ yếu là truyền thống yêu nước; về phẩm chất đạo đức cách mạng; về thái độ đối với cuộc sống…. So với các môn học khác ở trường phổ thông, Lịch sử có sở trường và ưu thế trong việc giáo dục học sinh.

Trong thực tế dạy học Lịch sử ở nhà trường phổ thông, chúng ta thường gặp hai khuynh hướng sai lầm cần khắc phục. Một là coi nhẹ việc giáo dục tư tưởng trong bộ môn; hai là: không xuất phát từ sự thực lịch sử mà “giải thích” dài dòng, công thức, áp đặt.

Một số người cho rằng nhiệm vụ của giáo viên chỉ cần trình bày sự kiện khách quan là đủ, hoặc hướng dẫn sự nhận thức của học sinh một cách chặt chẽ theo các phương hướng đã định mà không cần khai thác nhiều nội dung khóa trình.

Những sai lầm trên vi phạm nguyên tắc phương pháp luận và phương pháp dạy học và tất nhiên không có tác dụng giáo dục. Để khắc phục được những nhận thức sai lầm trên, người giáo viên lịch sử cần nhận thức đượcgiáo dục tình cảm, tư tưởng cho học sinh qua dạy học lịch sử là “dạy chữ để dạy người”, trên cơ sở cung cấp kiến thức thực sự khoa học, có hệ thống, hiện đại, cơ bản, phổ thông mà giáo dục cho học sinh tính tích sực, tự giác, chủ động ứng xử trong mọi tình huống.

Vai trò của bài tập lịch sử trong quá trình giáo dục được thể hiện ở hai phương diện sau: Học sinh biết vận dụng sáng tạo những kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề được đặt ra giúp các em tiếp cận với chân lý hiện thực, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, hay nói cách khác bản thân bài tập có tác dụng giáo dục.

Bài tập lịch sử góp phần phát triển học sinh

Sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử có tác dụng tích cực trong việc phát triển các năng lực nhận thức nhiều mặt của học sinh, trong đó quan trọng nhất là phát triển hứng thú học tập bộ môn, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng bộ môn của học sinh.

Khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng. Vì vậy, giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh trong dạy học, giúp các em thấy vui sướng của thành công, tin tưởng và sức của mình, vào khả năng vượt qua những khó khăn sẽ gặp. Chính đó là quá trình làm cho nhu cầu nhận thức nhuốm màu xác cảm và biến chúng thành hào hứng.

Tuy nhiên, hứng thú trong học tập không phải tự nhiên mà có mà nó được hình thành trong quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Việc gây hứng thú cho học sinh phải được tiến hành đồng bộ từ chương trình, nội dung, sách giáo khoa, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học…trong đó bài tập lịch sử đóng vai trò nhất định đặc biệt là bài tập nhận thức được thiết kế dưới dạng các bài tập tổng hợp.

Người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ cho việc xây dựng, lựa chọn thời điểm đưa ra các bài tập và hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập khác nhau. Về phía học sinh, khi được tiếp xúc với các dạng bài tập khác đa dạng, phong phú chứa đựng những mâu thuẫn, những khó khăn trong nhận thức, buộc các em phải nỗ lực trí tuệ mới giải được. Từ hứng thú, học sinh sẽ có động cơ học tập tích cực, tự giác góp phần nâng cao kết quả học.

Trong sự phát triển của tư duy nói chung cho học sinh, mỗi môn học ở trườn phổ thông đều góp phần hình thành những nét riêng của mình như tư duy toán học, tư duy sinh học…và môn Lịch sử cũng hình thành tư duy lịch sử. Việc phát triển tư duy của các em được tiến hành trong các khóa trình dạy học Lịch sử, thông qua mọi khâu, mọi hình thức hoạt động giáo dục của bộ môn, tuân theo những nguyên tắc, yêu cầu của phương pháp dạy học Lịch sử.

Cùng với việc phát triển tư duy của học sinh, bài tập có vai trò phát triển năng lực thực hành bộ môn trong dạy học Lịch sử. Hai công việc này gắn bó chặt chẽ với nhau theo phương châm “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn”.

Một số ít người đến nay vẫn quan niện học lịch sử không cần có thực hành, cũng không cần rèn luyện các câu văn, bài viết như môn Văn, mà chỉ cần học thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện. Đó là quan niệm sai lầm về phương pháp luận nói chung, về phương pháp dạy học nói riêng, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học bộ môn.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top