ANTĐ -Cái giếng khoan “độc nhất vô nhị” dưới chân núi tự động phun trào nước của gia đình ông Hồ Văn Thương ở thôn Phú Long, xã An Mỹ, huyện Tuy An (Phú Yên) đang trở thành “nhà máy nước” tự nhiên, cung cấp nước sạch miễn phí cho hơn 100 hộ dân.
Ông Thương đào cái giếng này từ giữa tháng 4 năm 2014, sâu 24m (10m đất, 14m đá) với kinh phí 8 triệu đồng, hoàn tất chỉ trong vòng một ngày đêm. Từ đó đến nay, giếng liên tục phun trào nước lên mặt đất, mà không cần phải dùng máy bơm hút. Áp lực nước mạnh đến mức có thể dẫn bằng đường ống kéo xa hàng trăm mét, đẩy lên hồ chứa cao 4m.
Hiện có hơn 6 van nước của các hộ dân trong vùng đấu nối trực tiếp vào hệ thống giếng khoan nhà ông Thương và hơn 100 hộ dân khác ở cách xa từ 2 đến 3km thường xuyên đến lấy nước về dùng miễn phí.
Mặc dù vậy, có thời điểm do sơ ý đóng các van xả, áp suất của nước tăng đột ngột, gây nổ đường ống. Sau đó, ông Thương phải đổ bê tông hơn 70kg xi măng bao quang chân trụ nước; đồng thời nối song song 2 đường ống dài hơn 50m cho nước chảy tự do ngày đêm ra mương và duy trì 1 đường ống khác kéo ra đường cung cấp nước cho người dân các thôn khác sử dụng, song nước dưới lòng đất vẫn cứ tràn lên lênh láng.
Hàng ngày có hơn 100 hộ dân đến “nhà máy nước” của ông Thương chở nước về dùng
Chuyện lạ là cách đó chừng 50m, 3 giếng khoan của gia đình các ông Đức, Tự, Thành có độ sâu từ 40 đến 45m, đào mất 3 đến 4 ngày, kinh phí hơn 13 triệu đồng, nhưng vẫn phải dùng mô tơ điện bơm hút nước. Trong khi đó, khoảng 80 giếng đào của người dân thôn Phú Long gần như kiệt nước và hơn 7.000 hộ dân Phú Yên thiếu nước sinh hoạt do nắng nóng kéo dài.
“Tôi làm nghề này từ năm 1990, đã từng khoan hơn 100 cái giếng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, nhưng chưa từng gặp hiện tượng lạ này”, người khoan giếng cho ông Thương, ông Nguyễn Ngọc Mưu ở tỉnh Đắk Lắk, nói.
Ông Thương xả nước từ “giếng thần”
Giải thích hiện tượng trên, Thạc sỹ Khoa học địa chất Trần Thiện Thuận, Trưởng Phòng Quản lý khoa học - Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, Phú Yên (Bộ Công thương) đưa ra nhận định, giếng khoan tự phun trào trong thời gian dài là rất hiếm. Nguyên nhân có thể là do 2 mạch nước ngầm từ trên cao chảy xuống gặp nhau tạo thành nước áp lực, đẩy lên mặt đất. Tuy nhiên, cần phải có công trình nghiên cứu, thăm dò địa chất mới có kết luận chính xác.
Còn đối với người dân địa phương thì rất mong muốn Nhà nước đầu tư công trình nước từ giếng khoan này.
Bình Minh
Nguồn: anninhthudo.vn
Ông Thương đào cái giếng này từ giữa tháng 4 năm 2014, sâu 24m (10m đất, 14m đá) với kinh phí 8 triệu đồng, hoàn tất chỉ trong vòng một ngày đêm. Từ đó đến nay, giếng liên tục phun trào nước lên mặt đất, mà không cần phải dùng máy bơm hút. Áp lực nước mạnh đến mức có thể dẫn bằng đường ống kéo xa hàng trăm mét, đẩy lên hồ chứa cao 4m.
Hiện có hơn 6 van nước của các hộ dân trong vùng đấu nối trực tiếp vào hệ thống giếng khoan nhà ông Thương và hơn 100 hộ dân khác ở cách xa từ 2 đến 3km thường xuyên đến lấy nước về dùng miễn phí.
Mặc dù vậy, có thời điểm do sơ ý đóng các van xả, áp suất của nước tăng đột ngột, gây nổ đường ống. Sau đó, ông Thương phải đổ bê tông hơn 70kg xi măng bao quang chân trụ nước; đồng thời nối song song 2 đường ống dài hơn 50m cho nước chảy tự do ngày đêm ra mương và duy trì 1 đường ống khác kéo ra đường cung cấp nước cho người dân các thôn khác sử dụng, song nước dưới lòng đất vẫn cứ tràn lên lênh láng.
Hàng ngày có hơn 100 hộ dân đến “nhà máy nước” của ông Thương chở nước về dùng
Chuyện lạ là cách đó chừng 50m, 3 giếng khoan của gia đình các ông Đức, Tự, Thành có độ sâu từ 40 đến 45m, đào mất 3 đến 4 ngày, kinh phí hơn 13 triệu đồng, nhưng vẫn phải dùng mô tơ điện bơm hút nước. Trong khi đó, khoảng 80 giếng đào của người dân thôn Phú Long gần như kiệt nước và hơn 7.000 hộ dân Phú Yên thiếu nước sinh hoạt do nắng nóng kéo dài.
“Tôi làm nghề này từ năm 1990, đã từng khoan hơn 100 cái giếng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, nhưng chưa từng gặp hiện tượng lạ này”, người khoan giếng cho ông Thương, ông Nguyễn Ngọc Mưu ở tỉnh Đắk Lắk, nói.
Ông Thương xả nước từ “giếng thần”
Giải thích hiện tượng trên, Thạc sỹ Khoa học địa chất Trần Thiện Thuận, Trưởng Phòng Quản lý khoa học - Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, Phú Yên (Bộ Công thương) đưa ra nhận định, giếng khoan tự phun trào trong thời gian dài là rất hiếm. Nguyên nhân có thể là do 2 mạch nước ngầm từ trên cao chảy xuống gặp nhau tạo thành nước áp lực, đẩy lên mặt đất. Tuy nhiên, cần phải có công trình nghiên cứu, thăm dò địa chất mới có kết luận chính xác.
Còn đối với người dân địa phương thì rất mong muốn Nhà nước đầu tư công trình nước từ giếng khoan này.
Bình Minh
Nguồn: anninhthudo.vn
Last edited by a moderator: