Giáo viên Việt Nam giỏi nhất thế giới

Duy Ly

Lang thang mạng
#1
Thế là một năm học mới lại bắt đầu. Như thường lệ, ngày mồng 1 tháng 8, giáo viên trong trường tề tịu đông đủ. Mới đầu năm thôi mà không khí ngột ngạt của một năm học đầy áp lực đã bắt đầu khởi động trở lại. Đầu tiên là ông Hiệu trưởng thông báo những dự kiến, nhiệm vụ năm học của Sở, trường đầy to lớn, thoạt nghe qua giáo viên đã hình dung trọng trách của mình với xã hội nó nặng nề như núi Thái Sơn. Đến ông Hiệu phó triển khai kế hoạch tháng 8; một loạt lịch tập huấn đầu năm đủ làm cho người lạc quan, yêu đời nhất cũng thấy ngán ngẩm. Ngán ở chỗ năm nào cũng đổi mới, lúc cái này, lúc cái khác, đôi khi cái mới tập huấn năm ngoái chưa kịp theo thì năm nay đã phải bỏ để áp dụng cái khác.



Ngay cái việc ra đề kiểm tra đã thấy loay hoay đủ kiểu. Lúc thì trắc nghiệm 100%, lúc thì chuyển tỉ lệ Trắc nghiệm – Tự luận 50/50, lúc thì 60/40, lúc lại 30/70 đủ cả. Nào thì bảng Trọng số, Ma trận rất hoành tráng, ghê gớm đánh giá chi li, chi tiết từng đơn vị kiến thức…nhưng cái cuối cùng cũng thống nhất: bằng mọi giá các em phải lên lớp, em nào cũng phải hoàn thành chương trình, cuối năm lớp 9 đều phải được công nhận tốt nghiệp.

Trở lại phần vấn đề: tại sao lại khẳng định giáo viên Việt Nam giỏi nhất thế giới? Này nhé: bên Singapore có cái gì hay ta cũng học và áp dụng, bên Nhật có kĩ thuật gì bên ta cũng học, cũng yêu cầu giáo viên làm giống họ, rồi bên Mỹ, bên Pháp, bên Úc…nói chung là tất cả các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới có cái gì hay ho là giáo viên ta đều được tập huấn và làm theo họ hết. Các nước ấy làm được, giáo viên ta cũng làm được chả thua kém gì.

Các bạn cứ để ý, mỗi lần tập huấn đều được cho là đang học tập một dự án hợp tác với nước nào đó. Thế thì nói về các phương pháp giáo dục tiên tiến thì ta có thua kém nước nào? Vì ta tổng hợp tất cả những tinh hoa giáo dục của toàn thế giới mà.

Vâng, giáo viên xứ ta cực giỏi, thích ứng ngay những cái mới không chút hoài nghi, vì lãnh đạo đã chỉ đạo là tối ưu rồi, họ đã tính toán rất kĩ rồi. Kiểu gì tổng kết cuối năm cũng thấy rằng ưu điểm của cách làm mới, phương pháp mới nó hơn hẳn những cái cũ.

Thôi thì cho là nó có tiến bộ hơn trước đi, cái mới luôn tốt hơn cái cũ như một quy luật hiển nhiên. Nhưng thực tế thì thế này: cái mới sẽ mất nhiều thời gian công sức hơn, đầu tư nhiều hơn; mà thực tế mức lương vẫn như thế. Thế là chúng ta đang làm những việc lớn lao của một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến của thế giới nhưng nhận được mức lương quá thấp của một nước nghèo nàn lạc hậu. Thế thì chúng ta có thấy mình giỏi không? Qúa giỏi chứ còn gì :D. Pháp, Mỹ, Nhật…nó có gì ta cũng chơi được món đó, chả kém gì, trong khi lương ở xứ ta chỉ bằng một phần nhỏ nhoi của họ (các bạn có thể tham khảo thông tin này nhé:
Mức thu nhập trung bình của giáo viên 10 quốc gia trong cuộc khảo sát:
Trung quốc: 17.730 USD/năm.
Hy Lạp: 23.341 USD/năm.
Thổ Nhĩ Kỳ: 25.378 USD/năm.
Hàn Quốc: 43.874 USD/năm.
New Zealand: 28.438 USD/năm.
Singapore: 45.755 USD/năm.
Hà Lan: 37.218 USD/năm.
Mỹ: 44.917 USD/năm.
Anh: 33.377 USD/năm.

)

Đầu năm học, ngẫm lại mới thấy giáo dục mình quá đáng buồn. Bao nhiêu năm hô hào: giáo dục là quốc sách hàng đầu, vâng, đến nay đã là "đầu hàng" rồi. Chả biết chất lượng thực sự đến đâu, nhưng giáo viên, phụ huynh và các em học sinh đã quá ngán ngẩm. Có thể nói giáo dục đã đang thành công trong việc là làm người học chán nản với việc học, người dạy chán nản việc dạy, họ muốn dừng lại việc học hay dạy để làm những việc khác không liên quan đến học. Nếu Bộ giáo dục quả thực có mục tiên như vậy thì thực sự họ đã thành công :D
 
Last edited:

Bình luận bằng Facebook

Top