Giáo viên truyền nhau bí quyết cấy điểm để đạt chỉ tiêu

Duy Ly

Lang thang mạng
#1
Nếu cứ lấy chỉ tiêu làm thước đo thì giáo viên không cần phải nỗ lực giảng dạy, học sinh cũng không cần phải học mà vẫn đủ điểm lên lớp, khá giỏi...
Cuộc họp đầu năm ở hầu hết các trường học cả 3 cấp đều không thể thiếu phần giao chỉ tiêu chất lượng dạy học và giáo dục học sinh cho giáo viên.

Nhìn vào các chỉ tiêu cao ngất ngưởng, không ít giáo viên mới ra trường cảm thấy lo sợ vì có người thắc mắc: “Chỉ tiêu cao thế không biết có đạt được không? Nếu không đạt sẽ thế nào?

Nhìn đồng nghiệp trẻ lo sợ, một số giáo viên lão làng mỉm cười. Có người an ủi: “Bình tĩnh em, cái gì cũng có cách giải quyết, vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Lo gì!

Những điệu cười ý nhị đầy ẩn ý của các anh chị đồng nghiệp, cô giáo trẻ cảm thấy vững tâm hơn.

Ngày rảnh, nhóm đồng nghiệp trường tôi rủ nhau đi cà phê và nhân thể truyền kinh nghiệm “mở mang đầu óc” cho một số đồng nghiệp mới.

Một chị lớn tuổi hỏi cô giáo trẻ: “Dạy hai tháng rồi, em thấy học sinh trường mình thế nào?”.


Hình minh họa, nguồn: dongduong.edu.vn.

Nếu cho điểm 0 và vài lần như thế học sinh sẽ thiếu điểm là chắc chắn, như thế sao có thể đạt đến 95% học sinh đạt từ trung bình trở lên được?
”.Cô giáo dạy Sử nhỏ nhẹ: “Em thấy học sinh lười học quá. Có hôm kiểm tra bài cũ 5 em cũng chẳng ai thuộc bài.

Cô giáo tiếng Anh lên tiếng: “Các em học yếu nhưng lại lười học môn của em lắm. Em sợ cứ kiểu này nửa lớp thiếu điểm là chắc”…

Tiếng cô giáo dạy Văn lo lắng: “Trò không chịu học, mình biết phải làm sao? Nếu mình không đạt chỉ tiêu nhà trường giao thì có bị làm sao không ạ?

Thì bị kỉ luật, xếp thi đua không hoàn thành nhiệm vụ, còn hợp đồng như mấy em thì khỏi được xét thi công chức nhé. Bị đánh giá dạy chưa đạt thì ai tuyển hả?

Nghe thế, sự âu lo hiện rõ lên ngay nét mặt những giáo viên trẻ, một giáo viên ra lời trấn an: “Yên tâm đi, không có gì phải lo lắng cả, các chị đây có một bồ kinh nghiệm đối phó nhá”.

Sửa bài kiểm tra và “cấy” điểm khống
Một giáo viên tiếng Anh tỏ ra dày dạn kinh nghiệm nói rằng:

Khi chấm bài thi, mình đã cầm một nắm bút với nhiều loại mực, nếu nhắm bài nào chưa đạt điểm 5 sẽ tìm cách sửa sai thành đúng.

Cách này tuyệt đối an toàn vì chính học trò cũng chẳng thể nhớ mình đã làm như thế nào nữa.

Đã có những lớp gần phân nửa bài thi được giáo viên “hóa phép” từ rớt thành đậu”.

Môn Toán sử dụng cách này cũng hiệu quả. Nhờ đó, đã cứu nguy cho khá nhiều giáo viên khi học sinh có bài làm bết bát. Một giáo viên dạy Toán nãy giờ mới lên tiếng.

Không phải bài nào của học sinh cũng có thể sửa trực tiếp trong bài. Có những bài các em làm không thể nào sửa được hoặc có sửa để đạt điểm 5 cũng chẳng hề dễ.

Lúc này thầy cô phải sử dụng đến bí quyết khác như “cấy” điểm. Có giáo viên trẻ ngơ ngác khi nghe từ “cấy” điểm. Nói trắng ra, từ “cấy” đã có thêm một định nghĩa mới: “cấy là hình thức cho điểm khống”.

Cũng có nhiều lý do để cấy điểm như cấy để nâng điểm tổng kết lên trung bình, cấy để đủ điểm đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến (khi đồng nghiệp xin hoặc học sinh "ơn nghĩa")…

Điểm cấy cao hay thấp phụ thuộc vào điểm tổng kết cần nhiều hay ít. Cách này dễ bị lộ vì có em thường ghi tất cả những điểm mà mình đạt được.

Thế nên, có em cứ thắc mắc "sao mình chưa có con 8 nào giờ tự nhiên lại thấy?"...

Với học sinh lớp 12 thì việc sửa bài thi, cấy điểm hoặc cho vống điểm càng xảy ra tràn lan vì điểm tổng kết của các em đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đỗ hay trượt tốt nghiệp.

Nó không chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu nhà trường giao cho giáo viên mà ảnh hưởng trực tiếp đến thi đua của trường với những trường lân cận.

Thầy cô bất đắc dĩ phải tự cứu mình
Khi áp dụng các "bí quyết" nâng chất lượng học sinh như trên, phần lớn giáo viên đều bị dồn vào thế bí.

Do học sinh lười học, chính các em không muốn học dù thầy cô đã nỗ lực hết mình dạy dỗ;

Dù đã áp dụng khá nhiều biện pháp nhưng giáo viên vẫn chẳng thể bắt các em thay đổi.

Chỉ tiêu chất lượng từng bộ môn lại cứ như cái "dây thòng lọng" treo lơ lưng ngay đầu.

Giáo viên buộc phải tìm cách tự cứu lấy mình và "bí quyết cấy" đã ra đời như thế.

Chưa bao giờ giáo viên lại “không dám” nhiều đến thế.

Giáo viên không dám cho học sinh ở lại, cùng lắm chỉ cho thi lại;

Giáo viên không dám để học sinh trượt nhiều trong bộ môn mình phụ trách, lại càng không dám để cho học sinh vì bộ môn của mình mà không đủ điều kiện tốt nghiệp...

Một số giáo viên bày tỏ ý kiến của mình:

Nếu cứ lấy chỉ tiêu làm thước đo thì giáo viên không cần phải nỗ lực giảng dạy, học sinh cũng không cần phải học mà vẫn đủ điểm lên lớp, vẫn đạt học sinh khá, giỏi như thường”.

Thực tế này ai thấu hiểu không?

Thuận Phương
 

Bình luận bằng Facebook

Top