Giáo viên trường chuyên xây dựng chuyên đề Lịch sử hấp dẫn

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nội dung này không được sách giáo khoa viết thành một chuyên đề riêng mà được đan xen cùng các nội dung khác về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội...trong các bài riêng lẻ để đảm bảo theo đúng tiến trình lịch sử.

Cách sắp xếp, cấu trúc của sách giáo khoa đảm bảo cho học sinh hiểu được công cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng ta trong bối cảnh từng giai đoạn cụ thể song lại gặp khó khăn khi hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức, nhất là đối với học sinh các lớp chuyên Sử hay học sinh theo học khối C.

Theo cô Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT chuyên Hùng Vương): Thực tế, trong các kì thi đại học, thi chọn học sinh giỏi, khi gặp câu hỏi yêu cầu học sinh phải có cái nhìn xuyên suốt về quá trình đấu tranh ngoại giao của ta trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, học sinh thường lúng túng trong việc vận dụng kiến thức tổng hợp.

Chưa kể đến các câu hỏi đòi hỏi nhiều kĩ năng, mức độ vận dụng cao dựa trên cơ sở khái quát cả một giai đoạn lịch sử thì phần lớn đều để mất điểm, mất ý nếu chưa từng được học theo chuyên đề.

Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy bộ môn cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận với những nguồn tư liệu hay, giá trị để làm sâu sắc và phong phú hơn cho bài giảng.

Vì thế, việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho nội dung: Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước cũng ít giáo viên chú ý và thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học do thời lượng tiết học/ tuần của bộ môn ít, thiếu tư liệu và do một số nguyên nhân khách quan khác.

Từ thực tế trên, cô Nguyễn Thị Thu Hằng đã xây dựng và vận dụng chuyên đề: “Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước” trong dạy học Lịch Sử ở trường THPT.

Mong muốn của cô khi xây dựng chuyên đề này là giúp đồng nghiệp có một tài liệu bổ trợ, chuyên sâu; học sinh đạt được các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng về một nội dung quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc, rèn luyện khả năng hợp tác hoạt động nhóm, khả năng thuyết trình, khả năng xác định đề, trình bày bài viết Lịch sử phục vụ các kỳ thi; góp phần giúp học sinh có thái độ, cách nghĩ, cách làm đúng đắn, có tâm huyết, tinh thần nỗ lực và khả năng sáng tạo để có thể đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ đất nước.

Đi sâu tìm hiểu đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ còn giúp cho công tác giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở trường phổ thông cũng đạt chất lượng tốt hơn.

Tài liệu bổ trợ hữu ích

Cô Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, chuyên đề nói trên được sử dụng như tài liệu bổ trợ cho giáo viên. Đây là tài liệu bổ trợ có ích cho giáo viên Lịch sử ở tất cả các trường THPT trong khi giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1954 đến 1975.

Giáo viên có thể tìm thấy trong chuyên đề những tư liệu chính xác, thú vị, hấp dẫn mà sách giáo khoa chưa thể hiện hết. Qua đó, giúp bài dạy của giáo viên trên lớp trở nên sinh động, có chiều sâu.

"Với các lớp chuyên Sử, giáo viên có điều kiện dạy các chuyên đề chuyên sâu. Chuyên đề "Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước" thuộc phần kiến thức quan trọng của Lịch sử 12, nằm trong nội dung ôn thi học sinh giỏi các cấp.

Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các tư liệu từ chuyên đề, giới thiệu các sách tham khảo chuẩn, chia nhóm cho học sinh tìm hiểu vấn đề trước buổi học. Đến buổi học, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận về các vấn đề đã giao" - cô Hằng cho hay.

Xem chi tiết chuyên đề: “Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước” trong dạy học Lịch Sử ở trường THPT” do cô Nguyễn Thị Thu Hằng xây dựng TẠI ĐÂY

Cô Nguyễn Thị Thu Hằng đã tập hợp, hệ thống hoá các nguồn tư liệu về quá trình đấu tranh ngoại giao của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thành một tài liệu sử dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975. Tài liệu được chia sẻ cho đồng nghiệp và nhận được những phản hồi tích cực, hữu ích.
Thực tế, trong các giờ giảng trên lớp, việc vận dụng nguồn tư liệu bổ trợ này giúp bài dạy của chúng tôi sâu hơn, học sinh hào hứng, tích cực, chủ động hơn, hiệu quả bài học đạt được cao hơn.

Qua việc cung cấp cho tư liệu chuyên đề, khả năng tự học của học sinh tiến bộ hơn hẳn. Đồng thời, qua các dạng câu hỏi, bài tập được xây dựng trong khi thực hiện chuyên đề cũng đã rèn cho các em kĩ năng nhận định, phân tích và xử lí đề thành thục hơn, làm bài tốt hơn.

Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top