Bài học gắn với thực tiễn
Trong quá trình dạy học, thầy Đạm chủ động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Là GV môn Hóa học, thầy luôn tìm tòi các phương pháp dạy mới, các kỹ thuật dạy học hiện đại để có những bài dạy hay cho HS. Thầy đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường các thí nghiệm chứng minh và thực hành nhằm nâng cao năng lực học tập và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.
Thầy Đạm luôn tâm niệm, mỗi bài học phải gắn với thực tiễn để HS có thể nhận thức và liên hệ giải thích các vấn đề của cuộc sống. Trong một bài dạy, thầy tổ chức trò chơi nhỏ với chủ đề: Thử tài mua trứng. Thầy đặt câu hỏi với cả lớp: Làm thế nào để khi đi chợ không mua phải trứng ung? Sau thời gian để HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết câu hỏi, thầy gợi mở: Trứng gia cầm mới đẻ ra luôn có một lớp màng bảo vệ để giữ cho từ 1.000 – 15.000 lỗ nhỏ li ti quanh mỗi vỏ trứng được thông khí qua lại; đáp ứng sự hô hấp của trứng, nhưng không cho vi trùng xâm nhập.
Lúc này không khí bên trong rất ít, tỷ trọng của trứng lớn hơn nước, nên trứng sẽ chìm. Còn trứng ung vì đã để thời gian dài, một phần lòng trắng của nó đã thối do sự phân hủy protein, sinh ra rất nhiều thể khí như: Hidro sulfua có mùi trứng thối. Mặt khác, một phần nước ở trong quả trứng bay hơi qua những lỗ nhỏ ở vỏ, thể khí bốc hơi, trọng lượng quả trứng nhẹ đi, tỷ trọng nhỏ đi, tất nhiên trứng phải nổi trên mặt nước.
Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao nồi đun lâu ngày lại bị đen và cách xử lý thế nào? Theo đó, thầy đưa hiện tượng này vào lớp học để HS giải quyết trên cơ sở những kiến thức đã học. Cuối cùng thầy giải thích: Trong quá trình đun, phần khí H2S thoát ra và tan một phần vào nước tạo dung dịch axit sunfuhiđric. Thông thường, trong nồi nhôm (không phải nhôm nguyên chất) sẽ có các thành phần tạp chất như: Fe, Pb, Cu… (thường có nhiều trong các nồi nhôm tái chế), dung dịch axit này tác dụng với tạp chất tạo thành các muối sulfua có màu đen bám vào thành nồi.
Vì vậy, nồi nhôm sẽ có màu xám đen ở phần chứa nước luộc. Để nồi trắng sáng lại như ban đầu, ta có thể đun nhỏ lửa các dung dịch có tính axit như: Nước giấm loãng, nước có vài giọt chanh hoặc nước me... thì nồi sẽ trắng sáng trở lại.
Chú trọng đổi mới, sáng tạo
Thầy Đặng Thanh Đạm hướng dẫn HS làm thí nghiệm hóa học bằng “Tủ hốt mini”. Ảnh:
Là Tổ trưởng chuyên môn, thầy Đạm đã xây dựng được khối đoàn kết với đồng nghiệp. Theo đó, các thành viên trong tổ tương trợ, giúp đỡ nhau trong công việc, coi đây là chỗ dựa vững chắc để phát triển nghề nghiệp của mình. Để nâng cao chất lượng các buổi họp tổ chuyên môn, thầy Đạm thường gắn với sinh hoạt chuyên đề hoặc các vấn đề khó cần trao đổi.
Các bài khó dạy, thầy cùng các đồng nghiệp thảo luận sau các buổi dự giờ để rút kinh nghiệm. Đồng thời, áp dụng các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Đặc biệt, thầy Đạm luôn trăn trở với việc đổi mới tiết luyện tập để không bị khô cứng, nhàm chán. Theo đó, thầy áp dụng hình thức thi đua học tập giữa các nhóm và dạy học tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Hóa. Không dừng lại ở đó, thầy Đạm còn là một trong những “cây viết” sáng kiến kinh nghiệm của trường. Nhiều sáng kiến của thầy đã được áp dụng vào thực tiễn dạy học và mang lại hiệu quả cao. Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng hệ thống mệnh đề đúng - sai và tổ hợp thành câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn Hoá học THPT” được phổ biến trong ngành.
Thầy Đạm còn tích cực làm đồ dùng dạy học, trong đó phải kể đến “Mô hình obitan nguyên tử, obitan lai hóa” giúp HS hiểu được một phần kiến thức rất trừu tượng là liên kết hóa học. Hay “Tủ hốt mini”, giúp HS chủ động, tự tin làm các thí nghiệm hóa chất có khả năng cháy, nổ, độc hại… được an toàn.
Không chỉ giỏi chuyên môn, thầy Đạm còn thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng HS yếu kém và HS giỏi với những bài giảng chuyên đề phù hợp với từng đối tượng. Trong nhiều năm liền, học trò của thầy đều đoạt nhiều giải cao tại cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố. Năm học 2017 - 2018, 2 HS do thầy hướng dẫn tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố đều đoạt giải, trong đó có 1 giải Nhất và 1 giải Nhì.
Thầy Đặng Thanh Đạm tự tạo quỹ học bổng trích từ lương của mình dành tặng cho học trò trong trường và HS ở những vùng khó khăn. Thầy coi lớp chủ nhiệm là một gia đình nhỏ, coi học trò là những đứa con của mình. Thầy Đạm thường tặng sách cho những HS xuất sắc, để động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em. Thầy quan niệm: HS nghèo thì vượt khó để vươn lên trong học tập; HS có điều kiện thì vượt qua được sự ỷ lại vào gia đình. HS nào cũng phải phấn đấu, vươn lên trong học tập và tất cả đều được trân quý như nhau.
“Để nâng cao chất lượng trong từng bài giảng, GV cần chú trọng đến việc đổi mới và linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn, phù hợp với đối tượng HS. Qua đó, mới khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tự học của HS”.
Thầy Đặng Thanh Đạm
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Trong quá trình dạy học, thầy Đạm chủ động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Là GV môn Hóa học, thầy luôn tìm tòi các phương pháp dạy mới, các kỹ thuật dạy học hiện đại để có những bài dạy hay cho HS. Thầy đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường các thí nghiệm chứng minh và thực hành nhằm nâng cao năng lực học tập và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.
Thầy Đạm luôn tâm niệm, mỗi bài học phải gắn với thực tiễn để HS có thể nhận thức và liên hệ giải thích các vấn đề của cuộc sống. Trong một bài dạy, thầy tổ chức trò chơi nhỏ với chủ đề: Thử tài mua trứng. Thầy đặt câu hỏi với cả lớp: Làm thế nào để khi đi chợ không mua phải trứng ung? Sau thời gian để HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết câu hỏi, thầy gợi mở: Trứng gia cầm mới đẻ ra luôn có một lớp màng bảo vệ để giữ cho từ 1.000 – 15.000 lỗ nhỏ li ti quanh mỗi vỏ trứng được thông khí qua lại; đáp ứng sự hô hấp của trứng, nhưng không cho vi trùng xâm nhập.
Lúc này không khí bên trong rất ít, tỷ trọng của trứng lớn hơn nước, nên trứng sẽ chìm. Còn trứng ung vì đã để thời gian dài, một phần lòng trắng của nó đã thối do sự phân hủy protein, sinh ra rất nhiều thể khí như: Hidro sulfua có mùi trứng thối. Mặt khác, một phần nước ở trong quả trứng bay hơi qua những lỗ nhỏ ở vỏ, thể khí bốc hơi, trọng lượng quả trứng nhẹ đi, tỷ trọng nhỏ đi, tất nhiên trứng phải nổi trên mặt nước.
Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao nồi đun lâu ngày lại bị đen và cách xử lý thế nào? Theo đó, thầy đưa hiện tượng này vào lớp học để HS giải quyết trên cơ sở những kiến thức đã học. Cuối cùng thầy giải thích: Trong quá trình đun, phần khí H2S thoát ra và tan một phần vào nước tạo dung dịch axit sunfuhiđric. Thông thường, trong nồi nhôm (không phải nhôm nguyên chất) sẽ có các thành phần tạp chất như: Fe, Pb, Cu… (thường có nhiều trong các nồi nhôm tái chế), dung dịch axit này tác dụng với tạp chất tạo thành các muối sulfua có màu đen bám vào thành nồi.
Vì vậy, nồi nhôm sẽ có màu xám đen ở phần chứa nước luộc. Để nồi trắng sáng lại như ban đầu, ta có thể đun nhỏ lửa các dung dịch có tính axit như: Nước giấm loãng, nước có vài giọt chanh hoặc nước me... thì nồi sẽ trắng sáng trở lại.
Chú trọng đổi mới, sáng tạo
Thầy Đặng Thanh Đạm hướng dẫn HS làm thí nghiệm hóa học bằng “Tủ hốt mini”. Ảnh:
Là Tổ trưởng chuyên môn, thầy Đạm đã xây dựng được khối đoàn kết với đồng nghiệp. Theo đó, các thành viên trong tổ tương trợ, giúp đỡ nhau trong công việc, coi đây là chỗ dựa vững chắc để phát triển nghề nghiệp của mình. Để nâng cao chất lượng các buổi họp tổ chuyên môn, thầy Đạm thường gắn với sinh hoạt chuyên đề hoặc các vấn đề khó cần trao đổi.
Các bài khó dạy, thầy cùng các đồng nghiệp thảo luận sau các buổi dự giờ để rút kinh nghiệm. Đồng thời, áp dụng các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Đặc biệt, thầy Đạm luôn trăn trở với việc đổi mới tiết luyện tập để không bị khô cứng, nhàm chán. Theo đó, thầy áp dụng hình thức thi đua học tập giữa các nhóm và dạy học tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Hóa. Không dừng lại ở đó, thầy Đạm còn là một trong những “cây viết” sáng kiến kinh nghiệm của trường. Nhiều sáng kiến của thầy đã được áp dụng vào thực tiễn dạy học và mang lại hiệu quả cao. Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng hệ thống mệnh đề đúng - sai và tổ hợp thành câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn Hoá học THPT” được phổ biến trong ngành.
Thầy Đạm còn tích cực làm đồ dùng dạy học, trong đó phải kể đến “Mô hình obitan nguyên tử, obitan lai hóa” giúp HS hiểu được một phần kiến thức rất trừu tượng là liên kết hóa học. Hay “Tủ hốt mini”, giúp HS chủ động, tự tin làm các thí nghiệm hóa chất có khả năng cháy, nổ, độc hại… được an toàn.
Không chỉ giỏi chuyên môn, thầy Đạm còn thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng HS yếu kém và HS giỏi với những bài giảng chuyên đề phù hợp với từng đối tượng. Trong nhiều năm liền, học trò của thầy đều đoạt nhiều giải cao tại cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố. Năm học 2017 - 2018, 2 HS do thầy hướng dẫn tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố đều đoạt giải, trong đó có 1 giải Nhất và 1 giải Nhì.
Thầy Đặng Thanh Đạm tự tạo quỹ học bổng trích từ lương của mình dành tặng cho học trò trong trường và HS ở những vùng khó khăn. Thầy coi lớp chủ nhiệm là một gia đình nhỏ, coi học trò là những đứa con của mình. Thầy Đạm thường tặng sách cho những HS xuất sắc, để động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em. Thầy quan niệm: HS nghèo thì vượt khó để vươn lên trong học tập; HS có điều kiện thì vượt qua được sự ỷ lại vào gia đình. HS nào cũng phải phấn đấu, vươn lên trong học tập và tất cả đều được trân quý như nhau.
“Để nâng cao chất lượng trong từng bài giảng, GV cần chú trọng đến việc đổi mới và linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn, phù hợp với đối tượng HS. Qua đó, mới khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tự học của HS”.
Thầy Đặng Thanh Đạm