CÁC VỊ KHÁCH MỜI
1. TS Huỳnh Trung Hải - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường,Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội;
2. Ông Nguyễn Xuân Quang - Chuyên viên chính Văn phòng Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn;
3. Giảng viên Hoàng Phương Quỳnh - Bí thư Đoàn TNCS HCM Trường ĐH Thủ đô Hà Nội.
4. Nhóm SV Viện Khoa học và Công nghệ Trường ĐH Bách khoa NCKH về nước sạch, môi trường: Phùng Ngọc Hải; Nguyễn Đức Việt; Hoàng Minh Thắng.
Theo dự báo, đến năm 2030 sẽ có khoảng 1,8 tỷ người sống tại khu vực “hoàn toàn khan hiếm nước” và 2/3 số dân trên thế giới sẽ sống trong điều kiện khó khăn về cung cấp nguồn nước.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, đang phải đối mặt với sức ép của sự gia tăng dân số; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và sự tác động của biến đổi khí hậu gây ra, dẫn đến tình trạng nguồn nước bị suy thoái cả về chất lượng và trữ lượng.
Đáng lo ngại là tình trạng khan hiếm nước ở một số địa phương khu vực miền Trung, Tây Nguyên, nước mặn xâm thực ở đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đời sống của người dân.
Ngành giáo dục đã xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường trong trường học, góp phần tăng cường tuyên truyền, phổ biến và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là công tác truyền thông về sử dụng, bảo quản công trình nước sạch, vệ sinh trong các trường học nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ, nhân viên, nhà giáo, người học và cộng đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chủ động đưa nội dung truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường vào Chỉ thị năm học để chỉ đạo toàn ngành thực hiện, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về Nước sạch, Vệ sinh môi trường và ngày Môi trường thế giới hằng năm (5/6).
Ngoài nỗ lực, cố gắng của ngành giáo dục phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ...
Nắm bắt được nhu cầu mong muốn trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu khoa học về nước sạch, vệ sinh môi trường trong các hoạt động chính khóa và ngoại khóa của nhà trường đại học, báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Vụ Công tác Học sinh - Sinh viên (Bộ GD&ĐT) tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Những giảng đường Xanh”.
Đúng 9h, buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu.
Nhà báo Nguyễn Quốc Chính - Phó Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại - tuyên bố lý do và cảm ơn các vị khách mời đã tham gia giao lưu cùng bạn đọc.
Buổi giao lưu trực tuyến là cầu nối góp phần tạo sự lan tỏa mạnh mẽ kêu gọi nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh, sinh viên, cộng đồng, các tổ chức cá nhân hãy biến tinh thần của Tuần lễ quốc gia Nước sạch vệ sinh môi trường thành các việc làm, hành động thiết thực và hiệu quả trong cả năm, nhằm thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường mà Chính phủ đã đề ra, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
Nội dung buổi giao lưu trực tuyến
Tính cả về số lượng và chất lượng thì hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế. Bản thân mỗi sinh viên còn thụ động, thiếu say mê, thiếu quyết tâm đối với nghiên cứu khoa học. Là người trong cuộc, bạn thấy nhận định này có đúng và đâu là yếu tố tiên quyết thổi lên ngọn lửa say mê nghiên cứu của sinh viên?
Trịnh Minh Tùng - Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa:
Chào bạn!
Từ thực tế quá trình nghiên cứu khoa học trong nhà tường, nhóm mình nhận thấy hiện nay hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng được đẩy mạnh và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà trường và xã hội.
Số lượng và chất lượng nghiên cứu khoa học đã tăng lên rất nhiều. Bản thân mỗi sinh viên khi xác định làm nghiên cứu khoa học đều đã định hướng được đề tài, tìm hiểu kỹ và có mục đích rõ ràng nên sự thụ động sẽ không còn.
Trong quá trình nghiên cứu thì giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, còn sinh viên là người trực tiếp thực hiện và tìm hiểu vấn đề. Nhóm mình cho rằng yếu tố tiên quyết thổi lên ngọn lửa say mê nghiên cứu chính là đam mê trong mỗi người. Đồng thời, tính thực tiễn của đề tài cũng là yếu tố quan trọng.
Tôi được biết vấn đề xử lý nước được coi là đề tài khoa học khó và đòi hỏi nghiên cứu công phu và có phần tốn kém. Trường ĐH Thủ đô đã có đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này chưa?
Liễu Hà – An Giang, lieuhagiang@...
Giảng viên Hoàng Phương Quỳnh:
Xin cảm ơn câu hỏi của bạn! Trường ĐH Thủ đô thực sự chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về xử lý nước, tuy nhiên rất tích cực tham gia các cuộc thi sáng tạo phát triển ý tưởng về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Trong cuộc thi "Mùa hè nước 2015" trường có tham gia 3 giải pháp về tuyên truyền và giáo dục về nguồn nước: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền; xây dựng những bình nước sạch công cộng; xây dựng hệ thống trữ nước sạch và xử lý rác thải tại đảo Lý Sơn.
Ý tưởng này được đánh giá cao vì đi thực tế vào đời sống của giới trẻ hiện nay. Nhà trường mong muốn rằng trong thời gian tới, các bạn trẻ chính là những người trực tiếp tham gia thực hiện những ý tưởng này.
Xin hỏi thầy Hải, các trường ĐH hiện nay, trong đó có trường ĐH Bách khoa có hệ thống xử lý rác thải không ạ? Một số trường ĐH hiện nay có bố trí thùng rác nhưng nhiều thùng không hề có nắp đạy, Trường ĐH Bách khoa có tình trạng này hay không?
nguyentienthanh@
TS Huỳnh Trung Hải :
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có hệ thống các xe đựng các loại chất thải sinh hoạt tại các khu vực hành chính, giảng đường … và hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị thu gom hàng ngày. Với chất thải nguy hại, trường hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom định kỳ.
Hiện nhà trường đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu vệ sinh trong trường, KTX sinh viên. Trường đã lên kế hoạch và chuẩn bị thực hiện từ nay tới cuối năm sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải các phòng thí nghiệm tập trung.
Còn các trường ĐH khác, theo tôi được biết cũng có hệ thống thu gom các loại chất thải rắn. Riêng nước thải, tôi không có thông có thông tin nên không thể cung cấp.
Xin hỏi hiện chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường có nhận được sự tài trợ nào từ các cơ quan, tổ chức, chính phủ nước ngoài không?
lienhoa555@...
Ông Nguyễn Xuân Quang :
Với Chương trình này, đầu tư của Chính phủ Việt Nam là chủ đạo và lớn nhất. Bên cạnh đó, được sự tài trợ của rất nhiều tổ chức nước ngoài. Đặc biệt là 3 chính phủ: Australia, Đan Mạch, Hà Lan và một phần của Vương quốc Anh... cùng khoảng 15 tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam.
Đây là những tổ chức tài trợ không hoàn lại, nguồn kinh phí được hòa đồng vào ngân sách Chính phủ và chia cho các địa phương thực hiện.
Ngoài ra, những nguồn vốn tài trợ ODA, vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Chấu Á và nguồn vay từ một số Chính phủ như: Hunggari, Nhật Bản cũng hỗ trợ cho các hoạt động của Chương trình.
');
Gửi câu hỏi ở đây
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu
Nguồn: giaoducthoidai.vn