Giải pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ người cho học sinh

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Mặc dù đã hướng dẫn cụ thể như giáo trình nhưng vẫn gặp phải những câu thắc mắc của học sinh như: ” Cô ơi! Em không biết vẽ người”, ” Thưa cô, cái thân vẽ cúi (ngồi) thì làm thế nào”, ”Thưa cô bạn ấy vẽ người như rôbốt ấy ạ”....

Để giải quyết vấn đề này, cũng là thực hiện mục tiêu trên, giáo viên có thể thực hiện các cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu và vẽ người như sau:

Cách thứ nhất: Dạy vẽ người dáng hình que

Dạy theo phương pháp vẽ hình này hầu hết học sinh đều làm theo được và cảm thấy rất dễ dàng khi vẽ người. Dáng người que là sau khi xác định dáng mình muốn vẽ thì hướng dẫn cho học sinh tạo dáng người cơ bản theo các đường trục chính như xương đầu, xương sống, xương tay, chân bằng một nét vẽ kéo dài.

Chú ý uốn ngay các nét vẽ theo dáng muốn vẽ như cúi thì lưng cong, ngồi thì lưng cong chân tay gập lại. Chiều dài các bộ phận trên cơ thể phải vẽ sao cho phù hợp cân đối nhau.

Với những học sinh vẽ còn yếu thì nên hướng dẫn kỹ hơn về tỉ lệ các bộ phận thế nào là hợp lý, hướng các em nên vẽ phác toàn bộ dáng người hình que trước rồi từ đó vẽ chi tiết trang phục sau.

Khi phác xong dáng người que như ý muốn. Giáo viên nên tạo những tình huống câu hỏi có vấn đề để học sinh tự khám phá và cũng là để tạo hứng thú cho học sinh:

Vẽ dáng người theo cách của cô có dễ không? (Học sinh sẽ cảm nhận được dáng người vẽ rất dễ);

Theo em làm thế nào để thành dáng người đầy đủ, đẹp hơn? (Học sinh sẽ tìm ra cách vẽ trang phục theo các dáng để dáng người đẹp và hoàn chỉnh hơn);

Lưu ý cho các em: có thể vẽ hết các dáng người que đế xây dựng thành bố cục theo đề tài rồi sửa sau hình chi tiết sau. Trong một bài vẽ nên tạo những dáng người khác nhau cho phong phú.

Cách thứ hai: Dạy vẽ người theo các hình khối cơ bản

Hướng dẫn theo phương pháp này thì ngay từ đầu khi quan sát tranh về dáng

người, giáo viên nên có những câu hỏi gợi mở để các em nhận biết các bộ phận chính trên cơ thể có dạng hình (khối) gì. Khi hướng dẫn cách vẽ giáo viên lại đưa ra các câu hỏi nhắc lại đề các em tham gia tưởng tượng minh họa cùng giáo viên.

Lưu ý hướng dẫn theo cách nay, giáo viên chỉ hướng các em vào dáng các bộ phận như đầu người, hông còn chân tay vẫn vẽ như dáng người que. Vì nếu vẽ toàn bộ tay, chân theo các khối trụ tròn như trong hình họa căn bản thì các em vẽ người như robốt sẽ phản tác dụng.

Lí do là học sinh chưa có khả năng tạo dáng và sửa hình tốt nên khi minh họa, giáo viên vẽ khối cơ bản chu đầu, người và hông còn chân tay vẫn nên kết hợp cách vẽ dáng người que cho các em tạo dáng không bị cứng.

Ví dụ, ở bài 21 lớp 2 ”Nặn hoặc vẽ dáng người”, giáo viên đặt câu hỏi: Theo em người gồm những bộ phận chính nào (đầu, mình, chân, tay)? Em thấy đầu giống hình gì (hình tròn, hình trứng)? Người có dạng hình gì (hình chữ nhật, hình thang)? Tay và chân có dạng hình gì (hình trụ)? Sau đó, hướng dẫn vẽ như sau:


Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top