Đồng thời nó bao gồm cả kĩ năng học và khả năng nắm bắt nội dung học tập. Phương pháp học tập được hình thành và phát triển trong quá trình học, vì thế, năng lực và phương pháp giảng dạy, giáo dục của GV sẽ có tác động rất quan trọng đến phương pháp tự học ở học sinh (HS), tạo điều kiện để hình thành, phát triển và duy trì năng lực tự học.
Định hướng nội dung tự học
GV cần hướng cho HS hiểu được rằng: Tự học là con đường rộng nhất và nhanh nhất để chiếm lĩnh tri thức. Năng lực tự học có nội hàm rộng lớn của nó không cho phép ta nghĩ đến một nội dung, một vấn đề cụ thể mà GV giao cho HS phải học, nội dung tự học rất phong phú và đa dạng. Nó xuất phát từ nhu cầu tự thân của người học. Mỗi HS tự nhận thấy những vấn đề phù họp với sở thích, có nhu cầu tìm hiểu và nhu cầu bày tỏ quan điểm tình cảm trước nó thì việc tự học mới có ý nghĩa.
Như vậy, nguyên tắc để GV hướng dẫn HS nội dung tự học là: Biết lựa chọn những vấn đề bản thân thấy thích thú, có nguyện vọng tìm hiểu, có ý nghĩa to lớn với bản thân trong việc học tập và công việc trong tương lai. Xác định nội dung tự học là lựa chọn học cái gì cần thiết và phù hợp với bản thân. GV có thể định hướng HS lựa chọn tìm hiểu, không phải áp đặt chung chung hay cụ thể một vấn đề duy nhất nào đó cho tất cả HS.
GV sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu học tập của HS mà định hướng cách thức học tập đạt hiệu quả. Trên lí luận về tính đa trí tuệ ở HS, GV cần nhận biết được nhu cầu và thiên hướng của mỗi cá nhân trong quá trình học, để từ đó định hướng cho HS cách thức học hiệu quả nhất.
Xây dựng câu lạc bộ học tập
Khi GV có khả năng định hướng nhu cầu học tập của HS thì hình thức học tập bằng các câu lạc bộ là lựa chọn khả thi nhất. Học tập bằng thành lập câu lạc bộ theo sở thích của HS là một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo đầy thú vị. Khi tham gia hoạt động, ngoài mục tiêu rèn luyện bản thân, nâng cao kỹ năng, HS còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để phát triển năng khiếu. Khi HS có cơ hội thể hiện bản thân thì những năng lực, sở trường tiềm ẩn sẽ được đánh thức.
Mô hình câu lạc bộ trong trường học là một phần quan trọng trong chương trình phát triển toàn diện của nhà trường; tạo điều kiện cho HS thực hành những điều đã học, phát triển tối đa năng lực bản thân. Đặc biệt là sau những trải nghiệm, HS sẽ thêm tự tin với những kiến thức và kỹ năng đã được lĩnh hội. Hiện nay, ở rất nhiều trường trung học đều xây dựng và hoạt động hiệu quả như: Câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ Toán học, câu lạc bộ văn học, câu lạc bộ âm nhạc... Hình thức dạy học câu lạc bộ phù hợp với tất cả các môn học cũng như phù hợp với xu thế và mục tiêu dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 của Bộ GD&ĐT “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.
Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp HS phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích HS tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và yêu cầu trong những bối cảnh thực tế.
Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể khuyến khích HS chủ động học tập, nghiên cứu. HS sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp HS tạo ra những sản phẩm có chất lượng.
Như vậy, sự linh hoạt trong dạy ở GV là mấu chốt của vấn đề xây dựng, rèn luyện cho HS kĩ năng tự học. Chỉ khi HS xây dựng được thói quen tự học trở thành một kĩ năng, trở thành văn hóa thì việc học mới được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, học tập suốt đời. GV chỉ dẫn HS phương pháp học, chỉ khi có kiến thức phương pháp HS có thể tự học bất cứ vấn đề gì, không chỉ trong sách vở mà còn trong cuộc sống, trong các tình huống thực tiễn phức tạp của cuộc sống.
Môi trường dạy – học đóng một vai trò quan trọng để rèn luyện và phát triển năng lực tự học ở HS. GV càng sáng tạo, càng khích lệ được hứng thú học tập, HS càng có cơ hội được bộc lộ hơn nữa năng lực tự lực, tự chủ.. Năng lực tự học vừa là nhu cầu tự nhiên, vừa là nhu cầu tâm lí. Quá trình dạy học đồng thời giúp HS hình thành và phát triển các năng lực quan trọng trong học tập vừa đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Định hướng nội dung tự học
GV cần hướng cho HS hiểu được rằng: Tự học là con đường rộng nhất và nhanh nhất để chiếm lĩnh tri thức. Năng lực tự học có nội hàm rộng lớn của nó không cho phép ta nghĩ đến một nội dung, một vấn đề cụ thể mà GV giao cho HS phải học, nội dung tự học rất phong phú và đa dạng. Nó xuất phát từ nhu cầu tự thân của người học. Mỗi HS tự nhận thấy những vấn đề phù họp với sở thích, có nhu cầu tìm hiểu và nhu cầu bày tỏ quan điểm tình cảm trước nó thì việc tự học mới có ý nghĩa.
Như vậy, nguyên tắc để GV hướng dẫn HS nội dung tự học là: Biết lựa chọn những vấn đề bản thân thấy thích thú, có nguyện vọng tìm hiểu, có ý nghĩa to lớn với bản thân trong việc học tập và công việc trong tương lai. Xác định nội dung tự học là lựa chọn học cái gì cần thiết và phù hợp với bản thân. GV có thể định hướng HS lựa chọn tìm hiểu, không phải áp đặt chung chung hay cụ thể một vấn đề duy nhất nào đó cho tất cả HS.
GV sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu học tập của HS mà định hướng cách thức học tập đạt hiệu quả. Trên lí luận về tính đa trí tuệ ở HS, GV cần nhận biết được nhu cầu và thiên hướng của mỗi cá nhân trong quá trình học, để từ đó định hướng cho HS cách thức học hiệu quả nhất.
Xây dựng câu lạc bộ học tập
Khi GV có khả năng định hướng nhu cầu học tập của HS thì hình thức học tập bằng các câu lạc bộ là lựa chọn khả thi nhất. Học tập bằng thành lập câu lạc bộ theo sở thích của HS là một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo đầy thú vị. Khi tham gia hoạt động, ngoài mục tiêu rèn luyện bản thân, nâng cao kỹ năng, HS còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để phát triển năng khiếu. Khi HS có cơ hội thể hiện bản thân thì những năng lực, sở trường tiềm ẩn sẽ được đánh thức.
Mô hình câu lạc bộ trong trường học là một phần quan trọng trong chương trình phát triển toàn diện của nhà trường; tạo điều kiện cho HS thực hành những điều đã học, phát triển tối đa năng lực bản thân. Đặc biệt là sau những trải nghiệm, HS sẽ thêm tự tin với những kiến thức và kỹ năng đã được lĩnh hội. Hiện nay, ở rất nhiều trường trung học đều xây dựng và hoạt động hiệu quả như: Câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ Toán học, câu lạc bộ văn học, câu lạc bộ âm nhạc... Hình thức dạy học câu lạc bộ phù hợp với tất cả các môn học cũng như phù hợp với xu thế và mục tiêu dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 của Bộ GD&ĐT “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.
Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp HS phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích HS tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và yêu cầu trong những bối cảnh thực tế.
Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể khuyến khích HS chủ động học tập, nghiên cứu. HS sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp HS tạo ra những sản phẩm có chất lượng.
Như vậy, sự linh hoạt trong dạy ở GV là mấu chốt của vấn đề xây dựng, rèn luyện cho HS kĩ năng tự học. Chỉ khi HS xây dựng được thói quen tự học trở thành một kĩ năng, trở thành văn hóa thì việc học mới được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, học tập suốt đời. GV chỉ dẫn HS phương pháp học, chỉ khi có kiến thức phương pháp HS có thể tự học bất cứ vấn đề gì, không chỉ trong sách vở mà còn trong cuộc sống, trong các tình huống thực tiễn phức tạp của cuộc sống.
Môi trường dạy – học đóng một vai trò quan trọng để rèn luyện và phát triển năng lực tự học ở HS. GV càng sáng tạo, càng khích lệ được hứng thú học tập, HS càng có cơ hội được bộc lộ hơn nữa năng lực tự lực, tự chủ.. Năng lực tự học vừa là nhu cầu tự nhiên, vừa là nhu cầu tâm lí. Quá trình dạy học đồng thời giúp HS hình thành và phát triển các năng lực quan trọng trong học tập vừa đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại