GD&TĐ - PGS.TS Nguyễn Văn Tứ - Trường ĐH Vinh chia sẻ những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ Phương pháp dạy học Ngữ văn, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Văn trong nhà trường phổ thông.
Lưu ý đối tượng, quy mô tuyển sinh
Việc tuyển sinh cao học chuyên ngành Phương pháp dạy học Ngữ văn (PPDHNV) tập trung phần lớn là giáo viên Ngữ văn trực tiếp giảng dạy hay làm quản lý.
Theo thống kê tại một cơ sở đào tạo sau đại học, trong 3 năm gần đây, số dự thi vào chuyên ngành PPDHNV chỉ chiếm tỷ lệ 20% so với toàn bộ học viên dự thi vào ngành Ngữ văn (Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học,...).
Một bộ phận tốt nghiệp đại học Ngữ văn hiện đang làm công tác quản lý, chuyên viên ở các Phòng, Sở,.. chỉ thi vào chuyên ngành Quản lý giáo dục (nhưng chủ yếu làm luận văn thạc sĩ liên quan đến công tác quản lý dạy học bộ môn Ngữ văn).
Những giáo viên trong biên chế nhà nước, làm việc trong các cơ sở giáo dục chủ yếu là học theo hình thức “vừa làm vừa học”.
Trong xu thế đổi mới sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học, PGS.TS Nguyễn Văn Tứ cho rằng, các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ và các cơ quan quản lý giáo dục nên ưu tiên tuyển chọn, cử giáo viên, cán bộ quản lý đi học, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành PPDHNV.
Điều này nhằm bổ sung đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu, tổng kết, đóng góp những ý kiến về phương pháp dạy học nói riêng và khoa học giáo dục nói chung.
Không nắm được những tri thức của khoa học cơ bản (Văn học, Lý luận, Ngôn ngữ,...) thì không thể có phương pháp tốt, nhưng nếu không có phương pháp, một tác phẩm văn học, một sự kiện tiếng Việt không thể dạy học cho HS lớp 3 cũng như HS lớp 7 hoặc HS lớp 12, thậm chí với học viên cao học.
Chương trình đào tạo cần chú trọng phát triển thực hành
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tứ, trong điều kiện hiện nay, môn Ngữ văn đang yêu cầu giáo viên có đủ những tri thức về khoa học cơ bản (Văn học, Lý luận văn học, Tiếng Việt,...) và tri thức phương pháp (tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học,...), đồng thời tích hợp những vấn đề về khoa học xã hội nhân văn, về an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, an toàn giao thông, chống tham nhũng,...
Chương trình đào tạo cao học PPDHNV ở Hà Nội, Vinh, Huế, TP Hồ Chí Minh..., đang dần giảm tải, tăng dần các chuyên đề tự chọn theo hướng nghiên cứu, chuyển dần sang đào tạo theo tín chỉ. Hoạt động đào tạo thạc sĩ đang gắn liền với hoạt động đào tạo đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học.
Căn cứ vào quy định về việc bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo (chu kỳ 2 năm, tỷ lệ khoảng 20%), cơ cấu chương trình đào tạo cao học PPDHNV không quá thiên về cung cấp tri thức khoa học cơ bản mà phải chú trọng hình thành, phát triển kỹ năng, năng lực phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học giáo dục, về phương pháp dạy học.
PGS.TS Nguyễn Văn Tứ cũng cho rằng, việc giảng dạy phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đang có những bất cập cần phải giải quyết.
Một số chuyên đề về khoa học cơ bản hầu như chỉ trình bày lại các nội dung ở đại học, không được nâng cao, mở rộng, bám sát thực tiễn phổ thông hoặc liên hệ phương pháp dạy học một cách hình thức, gò ép.
Nên tăng cường giảng viên chuyên ngành
Việc đào tạo cao học PPDHNV nên tăng cường giảng viên chuyên ngành để am hiểu về khoa học giáo dục, bên cạnh các giảng viên khoa học cơ bản. Điều này nhằm giúp học viên nắm vững những vấn đề mới của Văn học, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học.
Cùng với đó, có các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục để cập nhật, phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn giáo dục phổ thông; có sự liên kết, hợp tác (trong giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá luận văn,...) giữa các cơ sở đào tạo, giữa giáo dục đại học và giáo dục phổ thông để sản phẩm đào tạo đáp ứng được nhu cầu của phổ thông.
Việc mời các cán bộ quản lý ở các Sở GD&ĐT, các cơ quan Bộ GD&ĐT, các cơ quan nghiên cứu, các trường phổ thông (có trình độ tiến sĩ phù hợp chuyên ngành) tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá luận văn là biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ PPDHNV hiện nay.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Tứ lưu ý, việc mời thỉnh giảng đã nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ nhưng nếu quản lý không tốt, sẽ tạo nên những bất cập trong việc thực hiện quy trình đào tạo cũng như kế hoạch học tập, công tác của người học,...
Vẫn còn có một số giảng viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu còn hạn chế (thậm chí không sử dụng máy tính) làm cho hiệu quả cập nhật tri thức hiện đại chưa có tính toàn diện.
Đề tài nghiên cứu phải phù hợp với khoa học giáo dục
Đề tài nghiên cứu, đề tài luận văn phải phù hợp với khoa học giáo dục, đúng với chuyên ngành, bám sát sự phát triển, đổi mới của chương trình phổ thông hiện hành, góp phần giải quyết một vấn đề cụ thể của lý luận và thực tiễn.
Các bài tập, tiểu luận, các buổi xemina trong chương trình đào tạo,... là những hình thức nhằm rèn luyện cho người học có kỹ năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của cán bộ.
PGS.TS Nguyễn Văn Tứ chia sẻ, sự thiếu hụt cán bộ, việc thực hiện quy định về cán bộ hướng dẫn luận văn, hội đồng chấm luận văn đang được cụ thể và linh hoạt hóa theo tình hình của cơ sở đào tạo.
Tuy nhiên, tình trạng này dẫn đến những nhận xét, đánh giá trái chiều của các cán bộ chuyên ngành (khoa học giáo dục) và khác chuyên ngành (khoa học cơ bản) làm cho học viên khó xử lý.
Hiện nay, đang có tình trạng trùng lặp đề tài nghiên cứu nên làm giảm hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục của học viên.
Đề tài luận văn nên bám sát những vấn đề cụ thể, cập nhật, cần thiết của giáo dục phổ thông, của yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn hiện nay.
Cũng đang có biểu hiện một số chuyên ngành khác ở một số cơ sở đào tạo đang quá tải quy mô tuyển sinh, khiến cho việc lựa chọn đề tài trở nên khó khăn, trùng lặp.
Một số luận văn không “chính chủ”, mô phỏng của người khác làm cho học viên khi trình bày lại lúng túng, mập mờ về những điều mà bản thân đã viết ra.
Do đó, ngoài việc bám sát những vấn đề lý và thực tiễn giáo dục phổ thông, các đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ nên được xác định trong mối quan hệ với hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học, hướng nghiên cứu phát triển để thành luận án, công bố kết quả ở các hội thảo, tạp chí chuyên ngành.
Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Tứ cho rằng, học viên phải được bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý, làm chủ sự thay đổi trong chương trình, nội dung và đối tượng dạy học.
Học viên phải được rèn luyện về khả năng tiếp nhận, phản biện, phát triển tri thức, phương pháp, thích ứng với những tri thức, kỹ năng dạy học tiếng Việt cho đối tượng học sinh cụ thể, tình huống cụ thể.
Một điểm yếu hiện nay là kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục, nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học tiếng Việt của học viên chưa được rèn luyện một cách thuần thục, vững chắc.
Logic trình bày cấu trúc một bài nghiên cứu chưa hợp lý, như trình bày một vấn đề của khoa học cơ bản. Kỹ năng viết sáng kiến - kinh nghiệm trong dạy học chưa được tổng kết trên cơ sở vận dụng những cơ sở tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học và các khoa học liên quan để xử lý việc dạy tiếng với tư cách là một hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Việc tổng kết, đánh giá lịch sử nghiên cứu được thực hiện một cách thụ động, không xác định được mục tiêu, ý nghĩa của thao tác này.
Sử dụng phương pháp thực nghiệm một cách hình thức, chiếu lệ, chưa có tính thuyết phục, minh chứng cho những cơ sở lý luận, các kết quả được nghiên cứu. Học viên nắm cấu trúc trình bày của luận văn, của một bài nghiên cứu một cách thụ động nên không linh hoạt, sáng tạo trong việc xử lý các kết quả nghiên cứu.
Không ít học viên thạc sĩ chuyên ngành PPDHNV nhưng vẫn còn nhiều lỗi trình bày, diễn đạt, đặt câu, dùng từ.
Phát huy vai trò đội ngũ giáo viên sau khi được đào tạo thạc sĩ
Việc phát huy tác dụng của đội ngũ cán bộ, giáo viên sau khi được đào tạo trình độ thạc sĩ, PGS.TS Nguyễn Văn Tứ nhấn mạnh cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả
Những tri thức, kỹ năng thu nhận được cần áp dụng giải quyết thực tiễn, đổi mới phương pháp, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm ở từng trường học, địa phương, trong một thời gian, yêu cầu cụ thể.
Trình độ đào tạo cần gắn với yêu cầu sử dụng, bố trí công việc, chuyên môn để người có trình độ thạc sĩ phát huy tác dụng; tránh tình trạng “nghi ngờ” về năng lực thực tế làm cho tri thức, kỹ năng không được cọ xát trong thực tế giáo dục, giảng dạy.
Đây cũng là biện pháp để làm cho người có trình độ thạc sĩ không bằng lòng với bằng cấp đào tạo, chỉ coi bằng cấp là phương tiện để hợp pháp hóa, củng cố hóa vị trí công tác.
Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Văn Tứ cho rằng,việc bồi dưỡng, sử dụng sau thạc sĩ cần phải tiếp tục củng cố, tăng cường, phát triển những tri thức, năng lực về khoa học chuyên ngành và các khoa học liên quan.
Bản thân người có trình độ thạc sĩ phải không ngừng nâng cao, cập nhậtsự phát triển của khoa học chuyên ngành, nâng cao năng lực nghề nghiệp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học.
Cơ quản quản lý cán bộ, giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn, bố trí người có trình độ thạc sĩ giữ vai trò nòng cốt trong giảng dạy, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, góp phần chuẩn hóa ngũ giáo viên cho nhà trường, cơ sở giáo dục.
Các cấp quản lý cần tin tưởng, động viên, tạo điều kiện để họ tham gia các đề tài nghiên cứu ứng dụng, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm, đánh giá giờ dạy, hồ sơ chuyên môn và năng lực của giáo viên.
Mặt khác, cũng phải thường xuyên có biện pháp đánh giá, sàng lọc, phân hóa về năng lực, khả năng của người có trình độ thạc sĩ không theo kịp yêu cầu phát triển hoặc có khả năng phát triển cao hơn (có thể đi làm nghiên cứu sinh, giữ vai trò nòng cốt trong tổ chuyên môn, trường học, đơn vị,...).
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Lưu ý đối tượng, quy mô tuyển sinh
Việc tuyển sinh cao học chuyên ngành Phương pháp dạy học Ngữ văn (PPDHNV) tập trung phần lớn là giáo viên Ngữ văn trực tiếp giảng dạy hay làm quản lý.
Theo thống kê tại một cơ sở đào tạo sau đại học, trong 3 năm gần đây, số dự thi vào chuyên ngành PPDHNV chỉ chiếm tỷ lệ 20% so với toàn bộ học viên dự thi vào ngành Ngữ văn (Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học,...).
Một bộ phận tốt nghiệp đại học Ngữ văn hiện đang làm công tác quản lý, chuyên viên ở các Phòng, Sở,.. chỉ thi vào chuyên ngành Quản lý giáo dục (nhưng chủ yếu làm luận văn thạc sĩ liên quan đến công tác quản lý dạy học bộ môn Ngữ văn).
Những giáo viên trong biên chế nhà nước, làm việc trong các cơ sở giáo dục chủ yếu là học theo hình thức “vừa làm vừa học”.
Trong xu thế đổi mới sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học, PGS.TS Nguyễn Văn Tứ cho rằng, các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ và các cơ quan quản lý giáo dục nên ưu tiên tuyển chọn, cử giáo viên, cán bộ quản lý đi học, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành PPDHNV.
Điều này nhằm bổ sung đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu, tổng kết, đóng góp những ý kiến về phương pháp dạy học nói riêng và khoa học giáo dục nói chung.
Không nắm được những tri thức của khoa học cơ bản (Văn học, Lý luận, Ngôn ngữ,...) thì không thể có phương pháp tốt, nhưng nếu không có phương pháp, một tác phẩm văn học, một sự kiện tiếng Việt không thể dạy học cho HS lớp 3 cũng như HS lớp 7 hoặc HS lớp 12, thậm chí với học viên cao học.
Chương trình đào tạo cần chú trọng phát triển thực hành
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tứ, trong điều kiện hiện nay, môn Ngữ văn đang yêu cầu giáo viên có đủ những tri thức về khoa học cơ bản (Văn học, Lý luận văn học, Tiếng Việt,...) và tri thức phương pháp (tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học,...), đồng thời tích hợp những vấn đề về khoa học xã hội nhân văn, về an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, an toàn giao thông, chống tham nhũng,...
Chương trình đào tạo cao học PPDHNV ở Hà Nội, Vinh, Huế, TP Hồ Chí Minh..., đang dần giảm tải, tăng dần các chuyên đề tự chọn theo hướng nghiên cứu, chuyển dần sang đào tạo theo tín chỉ. Hoạt động đào tạo thạc sĩ đang gắn liền với hoạt động đào tạo đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học.
Căn cứ vào quy định về việc bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo (chu kỳ 2 năm, tỷ lệ khoảng 20%), cơ cấu chương trình đào tạo cao học PPDHNV không quá thiên về cung cấp tri thức khoa học cơ bản mà phải chú trọng hình thành, phát triển kỹ năng, năng lực phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học giáo dục, về phương pháp dạy học.
PGS.TS Nguyễn Văn Tứ cũng cho rằng, việc giảng dạy phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đang có những bất cập cần phải giải quyết.
Một số chuyên đề về khoa học cơ bản hầu như chỉ trình bày lại các nội dung ở đại học, không được nâng cao, mở rộng, bám sát thực tiễn phổ thông hoặc liên hệ phương pháp dạy học một cách hình thức, gò ép.
Nên tăng cường giảng viên chuyên ngành
Việc đào tạo cao học PPDHNV nên tăng cường giảng viên chuyên ngành để am hiểu về khoa học giáo dục, bên cạnh các giảng viên khoa học cơ bản. Điều này nhằm giúp học viên nắm vững những vấn đề mới của Văn học, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học.
Cùng với đó, có các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục để cập nhật, phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn giáo dục phổ thông; có sự liên kết, hợp tác (trong giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá luận văn,...) giữa các cơ sở đào tạo, giữa giáo dục đại học và giáo dục phổ thông để sản phẩm đào tạo đáp ứng được nhu cầu của phổ thông.
Việc mời các cán bộ quản lý ở các Sở GD&ĐT, các cơ quan Bộ GD&ĐT, các cơ quan nghiên cứu, các trường phổ thông (có trình độ tiến sĩ phù hợp chuyên ngành) tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá luận văn là biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ PPDHNV hiện nay.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Tứ lưu ý, việc mời thỉnh giảng đã nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ nhưng nếu quản lý không tốt, sẽ tạo nên những bất cập trong việc thực hiện quy trình đào tạo cũng như kế hoạch học tập, công tác của người học,...
Vẫn còn có một số giảng viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu còn hạn chế (thậm chí không sử dụng máy tính) làm cho hiệu quả cập nhật tri thức hiện đại chưa có tính toàn diện.
Đề tài nghiên cứu phải phù hợp với khoa học giáo dục
Đề tài nghiên cứu, đề tài luận văn phải phù hợp với khoa học giáo dục, đúng với chuyên ngành, bám sát sự phát triển, đổi mới của chương trình phổ thông hiện hành, góp phần giải quyết một vấn đề cụ thể của lý luận và thực tiễn.
Các bài tập, tiểu luận, các buổi xemina trong chương trình đào tạo,... là những hình thức nhằm rèn luyện cho người học có kỹ năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của cán bộ.
PGS.TS Nguyễn Văn Tứ chia sẻ, sự thiếu hụt cán bộ, việc thực hiện quy định về cán bộ hướng dẫn luận văn, hội đồng chấm luận văn đang được cụ thể và linh hoạt hóa theo tình hình của cơ sở đào tạo.
Tuy nhiên, tình trạng này dẫn đến những nhận xét, đánh giá trái chiều của các cán bộ chuyên ngành (khoa học giáo dục) và khác chuyên ngành (khoa học cơ bản) làm cho học viên khó xử lý.
Hiện nay, đang có tình trạng trùng lặp đề tài nghiên cứu nên làm giảm hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục của học viên.
Đề tài luận văn nên bám sát những vấn đề cụ thể, cập nhật, cần thiết của giáo dục phổ thông, của yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn hiện nay.
Cũng đang có biểu hiện một số chuyên ngành khác ở một số cơ sở đào tạo đang quá tải quy mô tuyển sinh, khiến cho việc lựa chọn đề tài trở nên khó khăn, trùng lặp.
Một số luận văn không “chính chủ”, mô phỏng của người khác làm cho học viên khi trình bày lại lúng túng, mập mờ về những điều mà bản thân đã viết ra.
Do đó, ngoài việc bám sát những vấn đề lý và thực tiễn giáo dục phổ thông, các đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ nên được xác định trong mối quan hệ với hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học, hướng nghiên cứu phát triển để thành luận án, công bố kết quả ở các hội thảo, tạp chí chuyên ngành.
Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Tứ cho rằng, học viên phải được bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý, làm chủ sự thay đổi trong chương trình, nội dung và đối tượng dạy học.
Học viên phải được rèn luyện về khả năng tiếp nhận, phản biện, phát triển tri thức, phương pháp, thích ứng với những tri thức, kỹ năng dạy học tiếng Việt cho đối tượng học sinh cụ thể, tình huống cụ thể.
Một điểm yếu hiện nay là kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục, nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học tiếng Việt của học viên chưa được rèn luyện một cách thuần thục, vững chắc.
Logic trình bày cấu trúc một bài nghiên cứu chưa hợp lý, như trình bày một vấn đề của khoa học cơ bản. Kỹ năng viết sáng kiến - kinh nghiệm trong dạy học chưa được tổng kết trên cơ sở vận dụng những cơ sở tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học và các khoa học liên quan để xử lý việc dạy tiếng với tư cách là một hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Việc tổng kết, đánh giá lịch sử nghiên cứu được thực hiện một cách thụ động, không xác định được mục tiêu, ý nghĩa của thao tác này.
Sử dụng phương pháp thực nghiệm một cách hình thức, chiếu lệ, chưa có tính thuyết phục, minh chứng cho những cơ sở lý luận, các kết quả được nghiên cứu. Học viên nắm cấu trúc trình bày của luận văn, của một bài nghiên cứu một cách thụ động nên không linh hoạt, sáng tạo trong việc xử lý các kết quả nghiên cứu.
Không ít học viên thạc sĩ chuyên ngành PPDHNV nhưng vẫn còn nhiều lỗi trình bày, diễn đạt, đặt câu, dùng từ.
Phát huy vai trò đội ngũ giáo viên sau khi được đào tạo thạc sĩ
Việc phát huy tác dụng của đội ngũ cán bộ, giáo viên sau khi được đào tạo trình độ thạc sĩ, PGS.TS Nguyễn Văn Tứ nhấn mạnh cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả
Những tri thức, kỹ năng thu nhận được cần áp dụng giải quyết thực tiễn, đổi mới phương pháp, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm ở từng trường học, địa phương, trong một thời gian, yêu cầu cụ thể.
Trình độ đào tạo cần gắn với yêu cầu sử dụng, bố trí công việc, chuyên môn để người có trình độ thạc sĩ phát huy tác dụng; tránh tình trạng “nghi ngờ” về năng lực thực tế làm cho tri thức, kỹ năng không được cọ xát trong thực tế giáo dục, giảng dạy.
Đây cũng là biện pháp để làm cho người có trình độ thạc sĩ không bằng lòng với bằng cấp đào tạo, chỉ coi bằng cấp là phương tiện để hợp pháp hóa, củng cố hóa vị trí công tác.
Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Văn Tứ cho rằng,việc bồi dưỡng, sử dụng sau thạc sĩ cần phải tiếp tục củng cố, tăng cường, phát triển những tri thức, năng lực về khoa học chuyên ngành và các khoa học liên quan.
Bản thân người có trình độ thạc sĩ phải không ngừng nâng cao, cập nhậtsự phát triển của khoa học chuyên ngành, nâng cao năng lực nghề nghiệp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học.
Cơ quản quản lý cán bộ, giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn, bố trí người có trình độ thạc sĩ giữ vai trò nòng cốt trong giảng dạy, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, góp phần chuẩn hóa ngũ giáo viên cho nhà trường, cơ sở giáo dục.
Các cấp quản lý cần tin tưởng, động viên, tạo điều kiện để họ tham gia các đề tài nghiên cứu ứng dụng, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm, đánh giá giờ dạy, hồ sơ chuyên môn và năng lực của giáo viên.
Mặt khác, cũng phải thường xuyên có biện pháp đánh giá, sàng lọc, phân hóa về năng lực, khả năng của người có trình độ thạc sĩ không theo kịp yêu cầu phát triển hoặc có khả năng phát triển cao hơn (có thể đi làm nghiên cứu sinh, giữ vai trò nòng cốt trong tổ chuyên môn, trường học, đơn vị,...).
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Last edited by a moderator: