Đây là 2 bài dạy có nội dung kiến thức toán học tương đồng là đều sử dụng công thức cộng véc tơ nhưng được phân phối ở hai chương khác nhau và cách nhiều bài.
Hơn nữa bài “Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc” trong chương I tương đối độc lập với các bài còn lại của chương nên khi giảng dạy giáo viên và học sinh đều gặp phải những khó khăn về mặt nội dung, về logic hình thành cũng như phương pháp tiếp cận từng đơn vị kiến thức, do đó hiệu quả dạy học hai bài trên chưa cao.
Để dạy học theo chủ đề, các giáo viên: Hà Thị Thu Hường, Phạm Thị Thủy, Mai Thị Thu - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) - sắp xếp 2 bài thành một chủ đề và dạy ở phần kết nối giữa 2 chương trên. Bố cục như sau:
Tiết 1: Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc
Tiết 2: Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm.
Tiết 3: Bài tập định tính, định lượng, liên hệ thực tế, học sinh báo cáo kết quả, kiểm tra đánh giá.
Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề
Kiến thức:
- Trả lời được các câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động.
- Trong những trường hợp cụ thể, chỉ ra được đâu là hệ quy chiếu đứng yên, đâu là hệ quy chiếu chuyển động.
- Viết được đúng công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển động cùng phương.
- Phát biểu được: định nghĩa lực, định nghĩa phép tổng lực và phép phân tích lực.
- Nắm được quy tắc hình bình hành.
- Hiểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Kỹ năng:
- Giải được một số bài toán cộng vận tốc
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.
- Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hoặc để phân tích một lực thành hai lực đồng quy.
Thái độ:
- Học sinh có hứng thú học tập vật lý, yêu thích, tìm tòi khoa học, có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống.
- Xem xét bài toán từ nhiều góc độ, quan sát hiện tượng một cách linh hoạt, nhạy bén,…
Xây dựng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn vấn đề nghiên cứu
Tiết 1: Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc
Học sinh nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, sự liên hệ thực tế để hoàn thành phiếu học tâp sau:
1. Thế nào là tính tương đối của quỹ đạo? Cho ví dụ?
2. Thế nào là tính tương đối của vận tốc? Cho ví dụ?
3. Thế nào là hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động?
4. Một chiếc thuyền đang chạy trên một dòng sông. Cho biết đâu là hệ quy chiếu đứng yên và đâu là hệ quy chiếu chuyển động?
5. Viết công thức cộng véc tơ đã học trong môn Hình Học 10?
6. Viết công thức cộng vận tốc tổng quát?
7. Thế nào là vận tốc tương đối, vận tốc tuyệt đối, vận tốc kéo theo?
8. Hoạt động nhóm: Lớp chia thành 04 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 01 trường hợp. Viết công thức cộng vận tốc trong 04 trường hợp sau:
- Các vận tốc cùng phương, cùng chiều.
- Các vận tốc cùng phương, ngược chiều.
- Các vận tốc vuông góc nhau.
- Các vận tốc hợp với nhau một góc α.
9. Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến công thức cộng vận tốc
Tiết 2: Tổng hợp và phân tích lực – Điều kiện cân bằng của chất điểm
Học sinh nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, sự liên hệ thực tế để hoàn thành phiếu học tâp sau:
- Nêu định nghĩa lực?
- Thế nào là các lực cân bằng? Cho ví dụ?
- Thế nào là giá của lực?
- Quan sát thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Tại sao vòng nhẫn đứng yên?
+ Biểu diễn các lực lên vòng nhẫn
+ Muốn vòng nhẫn đứng yên thì lực thay thế chúng phải như thế nào?
+ Thay đổi độ lớn và hướng của các lực thì khi vòng nhẫn đứng yên ta có nhận xét gì?
+ Từ thí nghiệm trên rút ra được kết luận gì về tính chất của lực?
- Nêu định nghĩa tổng hợp lực?
Hoạt động nhóm: Lớp chia thành 2 nhóm tìm lực tổng hợp khi vật chịu tác dụng của 2 lực và 3 lực.
- Nêu quy tắc hình bình hành?
- Điều kiện cân bằng của chất điểm là gì? Cụ thể trong trường hợp chất điểm chịu tác dụng của 2 lực và 3 lực.
- Thế nào là phép phân tích lực? Vẽ hình.
- Tìm hiểu trong thực tế ứng dụng của phép tổng hợp lực và phép phân tích lực.
Tiết 3: Bài tập định tính, định lượng, liên hệ thực tế, học sinh báo cáo kết quả, kiểm tra đánh giá.
Học sinh báo cáo kết quả sau khi học xong 2 bài trên
- Báo cáo 1: Sơ đồ tư duy
- Báo cáo 2: Giải thích một số hiện tượng thực tế như: Khi máy bay cất cánh, nên cất cánh theo hướng cùng chiều hay ngược chiều gió? Và ngược lại với trường hợp khi hạ cánh…
- Báo cáo 3: Báo cáo kinh nghiệm mà em thu được khi thực hiện thí nghiệm: Đứng vào giữa 2 chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn ra xa nhau một chút.
Xem một số bài tập định tính, định lượng TẠI ĐÂY
Bài được trích từ sáng kiến “Dạy học theo chủ đề trong giảng dạy Vật lí” của các giáo viên: Hà Thị Thu Hường, Phạm Thị Thủy, Mai Thị Thu - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình).
Sáng kiến đã được báo cáo trong chuyên để dạy học cấp tỉnh tháng 4/2015, với sự tham dự của lãnh đạo sở GD&ĐT, chuyên viên phòng THPT và đại diện 27 trường THPT trong toàn tỉnh. Chuyên đề được đánh giá rất công phu, sáng tạo và có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường THPT.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Hơn nữa bài “Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc” trong chương I tương đối độc lập với các bài còn lại của chương nên khi giảng dạy giáo viên và học sinh đều gặp phải những khó khăn về mặt nội dung, về logic hình thành cũng như phương pháp tiếp cận từng đơn vị kiến thức, do đó hiệu quả dạy học hai bài trên chưa cao.
Để dạy học theo chủ đề, các giáo viên: Hà Thị Thu Hường, Phạm Thị Thủy, Mai Thị Thu - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) - sắp xếp 2 bài thành một chủ đề và dạy ở phần kết nối giữa 2 chương trên. Bố cục như sau:
Tiết 1: Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc
Tiết 2: Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm.
Tiết 3: Bài tập định tính, định lượng, liên hệ thực tế, học sinh báo cáo kết quả, kiểm tra đánh giá.
Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề
Kiến thức:
- Trả lời được các câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động.
- Trong những trường hợp cụ thể, chỉ ra được đâu là hệ quy chiếu đứng yên, đâu là hệ quy chiếu chuyển động.
- Viết được đúng công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển động cùng phương.
- Phát biểu được: định nghĩa lực, định nghĩa phép tổng lực và phép phân tích lực.
- Nắm được quy tắc hình bình hành.
- Hiểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Kỹ năng:
- Giải được một số bài toán cộng vận tốc
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.
- Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hoặc để phân tích một lực thành hai lực đồng quy.
Thái độ:
- Học sinh có hứng thú học tập vật lý, yêu thích, tìm tòi khoa học, có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống.
- Xem xét bài toán từ nhiều góc độ, quan sát hiện tượng một cách linh hoạt, nhạy bén,…
Xây dựng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn vấn đề nghiên cứu
Tiết 1: Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc
Học sinh nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, sự liên hệ thực tế để hoàn thành phiếu học tâp sau:
1. Thế nào là tính tương đối của quỹ đạo? Cho ví dụ?
2. Thế nào là tính tương đối của vận tốc? Cho ví dụ?
3. Thế nào là hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động?
4. Một chiếc thuyền đang chạy trên một dòng sông. Cho biết đâu là hệ quy chiếu đứng yên và đâu là hệ quy chiếu chuyển động?
5. Viết công thức cộng véc tơ đã học trong môn Hình Học 10?
6. Viết công thức cộng vận tốc tổng quát?
7. Thế nào là vận tốc tương đối, vận tốc tuyệt đối, vận tốc kéo theo?
8. Hoạt động nhóm: Lớp chia thành 04 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 01 trường hợp. Viết công thức cộng vận tốc trong 04 trường hợp sau:
- Các vận tốc cùng phương, cùng chiều.
- Các vận tốc cùng phương, ngược chiều.
- Các vận tốc vuông góc nhau.
- Các vận tốc hợp với nhau một góc α.
9. Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến công thức cộng vận tốc
Tiết 2: Tổng hợp và phân tích lực – Điều kiện cân bằng của chất điểm
Học sinh nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, sự liên hệ thực tế để hoàn thành phiếu học tâp sau:
- Nêu định nghĩa lực?
- Thế nào là các lực cân bằng? Cho ví dụ?
- Thế nào là giá của lực?
- Quan sát thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Tại sao vòng nhẫn đứng yên?
+ Biểu diễn các lực lên vòng nhẫn
+ Muốn vòng nhẫn đứng yên thì lực thay thế chúng phải như thế nào?
+ Thay đổi độ lớn và hướng của các lực thì khi vòng nhẫn đứng yên ta có nhận xét gì?
+ Từ thí nghiệm trên rút ra được kết luận gì về tính chất của lực?
- Nêu định nghĩa tổng hợp lực?
Hoạt động nhóm: Lớp chia thành 2 nhóm tìm lực tổng hợp khi vật chịu tác dụng của 2 lực và 3 lực.
- Nêu quy tắc hình bình hành?
- Điều kiện cân bằng của chất điểm là gì? Cụ thể trong trường hợp chất điểm chịu tác dụng của 2 lực và 3 lực.
- Thế nào là phép phân tích lực? Vẽ hình.
- Tìm hiểu trong thực tế ứng dụng của phép tổng hợp lực và phép phân tích lực.
Tiết 3: Bài tập định tính, định lượng, liên hệ thực tế, học sinh báo cáo kết quả, kiểm tra đánh giá.
Học sinh báo cáo kết quả sau khi học xong 2 bài trên
- Báo cáo 1: Sơ đồ tư duy
- Báo cáo 2: Giải thích một số hiện tượng thực tế như: Khi máy bay cất cánh, nên cất cánh theo hướng cùng chiều hay ngược chiều gió? Và ngược lại với trường hợp khi hạ cánh…
- Báo cáo 3: Báo cáo kinh nghiệm mà em thu được khi thực hiện thí nghiệm: Đứng vào giữa 2 chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn ra xa nhau một chút.
Xem một số bài tập định tính, định lượng TẠI ĐÂY
Bài được trích từ sáng kiến “Dạy học theo chủ đề trong giảng dạy Vật lí” của các giáo viên: Hà Thị Thu Hường, Phạm Thị Thủy, Mai Thị Thu - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình).
Sáng kiến đã được báo cáo trong chuyên để dạy học cấp tỉnh tháng 4/2015, với sự tham dự của lãnh đạo sở GD&ĐT, chuyên viên phòng THPT và đại diện 27 trường THPT trong toàn tỉnh. Chuyên đề được đánh giá rất công phu, sáng tạo và có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường THPT.
Nguồn: giaoducthoidai.vn