Tuy nhiên đối với học sinh tiểu học , hoạt động nhận thức còn có những hạn chế nhất định về khả năng phân tích , tổng hợp còn kém, việc tri giác các sự vật hiện tượng chủ yếu vẫn dựa vào hình dạng bên ngoài chưa biết phân tích để nhận ra những thuộc tính đặc trưng của các sự vật hiện tượng đó.
Tri giác của học sinh tiểu học còn gắn với những hình ảnh, đồ vật cụ thể, khả năng tưởng tượng của các em tuy đã phát triển nhưng vẫn còn hạn chế, còn phụ thuộc vào mô hình, vật thật, việc thật.
Nhiều học sinh lớp 3 khả năng tư duy cụ thể chiếm ưu thế, nắm kiến thức một cách máy móc, rất chóng nhớ nhưng lại mau quên. Đồng thời, các em còn nhỏ, nhất là những em có lực học trung bình và yếu khả năng tư duy trừu tượng, khái quát tổng hợp còn hạn chế.
Chính vì vậy, việc nhận biết và xác định góc vuông, điểm ở giữa, trung điểm còn lúng túng; tìm chiều dài, chiều rộng hay tính chu vi của hình chữ nhật (ghép bởi nhiều hình vuông lại) khi biết chu vi của một hình vuông còn nhầm lẫn, tính toán sai, dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao.Đây cũng chính là khó khăn cho giáo viên khi dạy bài có yếu tố hình học.
Dùng công nghệ thông tin vào dạy các bài toán có yếu tố hình học chính là một giải pháp giúp khắc phục những khó khăn trên.
Những yêu cầu đối với giáo viên dạy giáo án điện tử
Để thiết kế được một giáo án điện tử phục vụ cho tiết dạy, người giáo viên cần có những kiến thức cơ bản như: Biết sử dụng máy vi tính; biết sử dụng phần mềm PowerPoint; biết truy cập internet; biết cách sử dụng máy chiếu (Projector).
Từ những dòng chữ khô khan, từ những hình ảnh đơn giản được đưa vào bài giảng, người giáo viên phải biết cách làm cho nó sinh động, thu hút học sinh bằng các hiệu ứng hoạt hình của phần mềm, bằng những kiểu bay, xoay, hướng di chuyển của đối tượng, tính năng liên kết các slide... kết hợp với các kiểu âm thanh thật thú vị.
Cách tiến hành dạy các bài toán liên quan đến yếu tố hình học
Để tiến hành dạy các bài toán liên quan đến yếu tố hình học ở môn toán lớp 3, giáo viên có thể tiến hành như sau: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, nội dung các bài về hình học để hiểu ý đồ của tác giả.
Nghiên cứu tài liệu liên quan như sách thiết kế, sách giáo viên; xác định mục tiêu bài học; xây dựng giáo án chi tiết; thiết kế slide tương ứng với từng hoạt động trong bài soạn; áp dụng những thủ thuật trên powerpoint.
Một số thủ thuật khi thiết kế bài dạy bằng PowerPoint
Đặc biệt khi dạy bài có yếu tố hình học thì còn cần sử dụng những thủ thuật sau:
Thủ thuật vẽ hình: Đây là một việc làm không thể thiếu khi dạy bài có yếu tố hình học.
Với Wort 2007: Đầu tiên vào tab “Insert” ở mục “Shapes” sau đó bấm vào biểu tượng mũi tên xuống để chọn biểu tượng hình học thích hợp để vẽ. Tiếp theo, di chuột để vẽ hình vừa chọn và lựa chọn kích thước phù hợp với slide.
Sau khi vẽ xong, có thể chỉnh lại màu cho hình vẽ ở mục “Shape fill” và chỉnh màu cho đường viền ở mục “Shape Outline”.
Tạo hiệu ứng cho hình vẽ theo các bước giống như tạo hiệu ứng cho trang. Bên cạnh đó còn phải sử dụng kĩ năng xoay hình (dùng e - ke đo góc vuông) .
Thủ thuật chèn chữ vào trong hình, kích chuột phải, chọn add text.
Thủ thuật đổ màu cho hình: Tại thẻ Drawing Tool, ta có: Shape Fill: đổ màu cho hình; Shape Outline: chỉnh màu viền của hình; Shape Effects: chỉnh hiệu ứng cho hình.
Kích chuột vào góc dưới bên phải của Shape Styles, hiển thị cửa sổ Format Shape. Tại đây, bạn có thể điều chỉnh cụ thể hơn cho hình.
Hiệu ứng cho trang: Di chuyển chuột chọn Animations; dưới đó là các hiệu ứng chỉ cần chọn trang muốn làm.
Hiệu ứng cho chữ với 2 bước: Bước 1: Quét chuột hết chữ bạn muốn làm slide->Animations-> Custom Animation. Bước 2: Chọn Add Effect, sau đó chọn các hiệu ứng muốn cho chữ chạy…
Những thủ thuật trên power point đem lại rất nhiều những tiện ích. Nhờ những tính năng của phần mềm mà khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều.
Thay bằng thao tác gắn đồ dùng lên bảng giáo viên chỉ cần click chuột là có. Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy học.
Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian mà hình ảnh lại nhỏ, không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn.
Những từ ngữ trọng tâm trong bài, có thể đổi màu hoặc gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn. Hoặc khi tóm tắt đề bài toán, dùng những hình ảnh, những hiệu ứng, từ đó học sinh hiểu và có thể giải bài toán một cách dễ dàng hơn.
Những lưu ý khi sử dụng giáo án điện tử
Đối với môn Toán những con số, những dấu cộng, trừ, nhân, chia quá nhỏ nên khi thiết kế giáo án điện tử không đơn giản chút nào. Bởi vậy khi thiết kế giáo án điện tử cần chú ý những điều sau:
Cần chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền phù hợp. Không nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được chú ý của học sinh. Không nên chọn màu sắc lòe loẹt hay quá nhiều màu sắc trong một slide nhìn sẽ rối mắt.
Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào slide đảm bảo nội dung, đảm bảo chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học.
Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân, chứ không nên chọn hiệu ứng quá nhanh hay quay chậm hoặc quá sống động ảnh hưởng đến sự tập trung vào bài học của học sinh.
Khi sử dụng phần mềm violet cần chọn bài phù hợp với nội dung kiến thức của bài để cho học sinh chơi trò chơi. Không nên chọn bài quá khó, bởi vì phần trò chơi này học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn.
Đề bài nên thiết kế ở phần mềm Microsoft Office W…, chọn màu cho phù hợp, chụp ảnh rồi mới đưa vào Violet bởi phần mềm Violet phông chữ nhỏ,chỉ có màu đen.
Cần sử dụng cả phương pháp truyền thống lẫn phương pháp hiện đại dẫn dắt kiến thức trên các slide cho học sinh khi cần thiết tránh tình trạng lạm dụng nói quá nhiều nên để học sinh tự khám phá kiến thức là chính.
Làm chủ kĩ thuật, thao tác nhuần nhuyễn. Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa slide với lời giảng, hoạt động của thày và trò với tiến trình bài dạy.
Không phải tiết học nào giáo viên sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng thu được kết quả cao mà tuỳ theo từng tiết học giáo viên nghiên cứu, lựa chọn một cách phù hợp.
Khi đưa ứng dụng công nghệ vào dạy học tuy có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả bài học rất cao. Những tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Tri giác của học sinh tiểu học còn gắn với những hình ảnh, đồ vật cụ thể, khả năng tưởng tượng của các em tuy đã phát triển nhưng vẫn còn hạn chế, còn phụ thuộc vào mô hình, vật thật, việc thật.
Nhiều học sinh lớp 3 khả năng tư duy cụ thể chiếm ưu thế, nắm kiến thức một cách máy móc, rất chóng nhớ nhưng lại mau quên. Đồng thời, các em còn nhỏ, nhất là những em có lực học trung bình và yếu khả năng tư duy trừu tượng, khái quát tổng hợp còn hạn chế.
Chính vì vậy, việc nhận biết và xác định góc vuông, điểm ở giữa, trung điểm còn lúng túng; tìm chiều dài, chiều rộng hay tính chu vi của hình chữ nhật (ghép bởi nhiều hình vuông lại) khi biết chu vi của một hình vuông còn nhầm lẫn, tính toán sai, dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao.Đây cũng chính là khó khăn cho giáo viên khi dạy bài có yếu tố hình học.
Dùng công nghệ thông tin vào dạy các bài toán có yếu tố hình học chính là một giải pháp giúp khắc phục những khó khăn trên.
Những yêu cầu đối với giáo viên dạy giáo án điện tử
Để thiết kế được một giáo án điện tử phục vụ cho tiết dạy, người giáo viên cần có những kiến thức cơ bản như: Biết sử dụng máy vi tính; biết sử dụng phần mềm PowerPoint; biết truy cập internet; biết cách sử dụng máy chiếu (Projector).
Từ những dòng chữ khô khan, từ những hình ảnh đơn giản được đưa vào bài giảng, người giáo viên phải biết cách làm cho nó sinh động, thu hút học sinh bằng các hiệu ứng hoạt hình của phần mềm, bằng những kiểu bay, xoay, hướng di chuyển của đối tượng, tính năng liên kết các slide... kết hợp với các kiểu âm thanh thật thú vị.
Cách tiến hành dạy các bài toán liên quan đến yếu tố hình học
Để tiến hành dạy các bài toán liên quan đến yếu tố hình học ở môn toán lớp 3, giáo viên có thể tiến hành như sau: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, nội dung các bài về hình học để hiểu ý đồ của tác giả.
Nghiên cứu tài liệu liên quan như sách thiết kế, sách giáo viên; xác định mục tiêu bài học; xây dựng giáo án chi tiết; thiết kế slide tương ứng với từng hoạt động trong bài soạn; áp dụng những thủ thuật trên powerpoint.
Một số thủ thuật khi thiết kế bài dạy bằng PowerPoint
Đặc biệt khi dạy bài có yếu tố hình học thì còn cần sử dụng những thủ thuật sau:
Thủ thuật vẽ hình: Đây là một việc làm không thể thiếu khi dạy bài có yếu tố hình học.
Với Wort 2007: Đầu tiên vào tab “Insert” ở mục “Shapes” sau đó bấm vào biểu tượng mũi tên xuống để chọn biểu tượng hình học thích hợp để vẽ. Tiếp theo, di chuột để vẽ hình vừa chọn và lựa chọn kích thước phù hợp với slide.
Sau khi vẽ xong, có thể chỉnh lại màu cho hình vẽ ở mục “Shape fill” và chỉnh màu cho đường viền ở mục “Shape Outline”.
Tạo hiệu ứng cho hình vẽ theo các bước giống như tạo hiệu ứng cho trang. Bên cạnh đó còn phải sử dụng kĩ năng xoay hình (dùng e - ke đo góc vuông) .
Thủ thuật chèn chữ vào trong hình, kích chuột phải, chọn add text.
Thủ thuật đổ màu cho hình: Tại thẻ Drawing Tool, ta có: Shape Fill: đổ màu cho hình; Shape Outline: chỉnh màu viền của hình; Shape Effects: chỉnh hiệu ứng cho hình.
Kích chuột vào góc dưới bên phải của Shape Styles, hiển thị cửa sổ Format Shape. Tại đây, bạn có thể điều chỉnh cụ thể hơn cho hình.
Hiệu ứng cho trang: Di chuyển chuột chọn Animations; dưới đó là các hiệu ứng chỉ cần chọn trang muốn làm.
Hiệu ứng cho chữ với 2 bước: Bước 1: Quét chuột hết chữ bạn muốn làm slide->Animations-> Custom Animation. Bước 2: Chọn Add Effect, sau đó chọn các hiệu ứng muốn cho chữ chạy…
Những thủ thuật trên power point đem lại rất nhiều những tiện ích. Nhờ những tính năng của phần mềm mà khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều.
Thay bằng thao tác gắn đồ dùng lên bảng giáo viên chỉ cần click chuột là có. Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy học.
Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian mà hình ảnh lại nhỏ, không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn.
Những từ ngữ trọng tâm trong bài, có thể đổi màu hoặc gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn. Hoặc khi tóm tắt đề bài toán, dùng những hình ảnh, những hiệu ứng, từ đó học sinh hiểu và có thể giải bài toán một cách dễ dàng hơn.
Những lưu ý khi sử dụng giáo án điện tử
Đối với môn Toán những con số, những dấu cộng, trừ, nhân, chia quá nhỏ nên khi thiết kế giáo án điện tử không đơn giản chút nào. Bởi vậy khi thiết kế giáo án điện tử cần chú ý những điều sau:
Cần chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền phù hợp. Không nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được chú ý của học sinh. Không nên chọn màu sắc lòe loẹt hay quá nhiều màu sắc trong một slide nhìn sẽ rối mắt.
Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào slide đảm bảo nội dung, đảm bảo chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học.
Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân, chứ không nên chọn hiệu ứng quá nhanh hay quay chậm hoặc quá sống động ảnh hưởng đến sự tập trung vào bài học của học sinh.
Khi sử dụng phần mềm violet cần chọn bài phù hợp với nội dung kiến thức của bài để cho học sinh chơi trò chơi. Không nên chọn bài quá khó, bởi vì phần trò chơi này học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn.
Đề bài nên thiết kế ở phần mềm Microsoft Office W…, chọn màu cho phù hợp, chụp ảnh rồi mới đưa vào Violet bởi phần mềm Violet phông chữ nhỏ,chỉ có màu đen.
Cần sử dụng cả phương pháp truyền thống lẫn phương pháp hiện đại dẫn dắt kiến thức trên các slide cho học sinh khi cần thiết tránh tình trạng lạm dụng nói quá nhiều nên để học sinh tự khám phá kiến thức là chính.
Làm chủ kĩ thuật, thao tác nhuần nhuyễn. Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa slide với lời giảng, hoạt động của thày và trò với tiến trình bài dạy.
Không phải tiết học nào giáo viên sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng thu được kết quả cao mà tuỳ theo từng tiết học giáo viên nghiên cứu, lựa chọn một cách phù hợp.
Khi đưa ứng dụng công nghệ vào dạy học tuy có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả bài học rất cao. Những tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Nguồn: giaoducthoidai.vn