Một số lưu ý chung
Thầy Lê Chí Nguyện cho biết: Đối với dạng bài tập loại nào, dù tự luận hay trắc nghiệm đều đòi hỏi người học phải có kiến thức cơ bản nhất định.
Nếu nắm bắt được kiến thức cơ bản, học sinh sẽ dễ dàng trong việc vận dụng kiến thức để chọn đáp án đúng nhất đối với những câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và loại trừ đối với những câu thuộc dạng phân tích, tổng hợp mang tính chất phức tạp hơn.
Để ôn thi tốt môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Do phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa nên các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý thông tin từ sách.
Ngoài ra, các em cũng cần có kiến thức nền xã hội bên ngoài sách vở. Hiện nay, xu hướng ra đề phổ biến là có những câu mang tính thực tiễn, đòi hỏi thí sinh phải động não và biết về tình hình xã hội. Trên thực tế, kiến thức xã hội khá là rộng, do đó các thí sinh nên chủ động và theo dõi cập nhật về các tin tức thời sự đương đại.
Phải tìm được từ "chìa khóa” trong câu hỏi
Từ chìa khóa trong mỗi câu hỏi, theo thầy Nguyện, chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Mỗi khi đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là học sinh phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu.
Điều đó giúp định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.
Ví dụ: Sau Cách mạng tháng Tám, để giải quyết căn bản nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi
A. “Tấc đất tấc vàng!”.
B. “Không một tấc đất bỏ hoang!”.
C. “Ngày đồng tâm”.
D. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”.
Đáp án đúng: D
Cụm từ “chìa khóa” trong câu hỏi này là “giải quyết căn bản nạn đói”.
Tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án
Lưu ý thứ 2 được thầy Nguyện nhấn mạnh là việc áp dụng cách thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án ở đề thi khi mà các đáp án thường "na ná" nhau khiến dễ bị rối.
Sau khi đọc xong câu hỏi, thí sinh nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như thế rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn.
Ví dụ: Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?
A. Lí luận đấu tranh giai cấp.
B. Lí luận cách mạng vô sản.
C. Lí luận giải phóng dân tộc.
D. Lí luận Mác - Lênin.
Đáp án đúng: C
Dùng phương pháp loại trừ
Một khi thí sinh không có cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp tìm ra câu trả lời đúng.
Đưa ra phương pháp này, thầy Nguyện dẫn giải cụ thể: Mỗi câu hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng "mẹo" cộng thêm chút may mắn nữa.
Thay vì đì tìm đáp án đúng, thí sinh hãy thử tìm phương án sai... đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
Khi không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời. Đó là cách cuối cùng dành cho bạn.
Ví dụ: Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản rất coi trọng phát triển trên lĩnh vực nào?
A. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật.
B. Thương nghiệp và dịch vụ.
C. Quân sự và đối ngoại.
D. Công nghiệp nặng và nông nghiệp.
Đáp án đúng: A
Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trống đáp án
Với lưu ý này, thầy Nguyện nhấn mạnh: Việc đầu tiên là đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời (nhớ dùng bút chì để có thể sửa đáp án nếu cần thiết).
Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" của mình, thí sinh chọn những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận.
Chính vì vậy, câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên bạn hãy làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may mắn cũng được, điều cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội dành cho bạn.
Ví dụ 1: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là
A. Hội đồng Bảo an.
B. Hội đồng kinh tế và Xã hội.
C. Đại hội đồng.
D. Ban thư kí.
Đáp án đúng: A
Ví dụ 2: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp đã tỏ thái độ
A. tiếp tục khiêu khích, gây hấn với quân ta ở nhiều thành phố lớn.
B. tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để tìm kiếm một giải pháp hòa bình.
C. thực hiện những điều khoản của Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước.
D. đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Đáp án đúng: D
"Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao mà tổ Lịch sử trường THPT Đoàn Văn tố đã và đang thực hiện.
Do đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân, được đút kết trong quá trình giảng dạy, nên vẫn còn nhiều điều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử" - Thầy Lê Chí Nguyện
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Thầy Lê Chí Nguyện cho biết: Đối với dạng bài tập loại nào, dù tự luận hay trắc nghiệm đều đòi hỏi người học phải có kiến thức cơ bản nhất định.
Nếu nắm bắt được kiến thức cơ bản, học sinh sẽ dễ dàng trong việc vận dụng kiến thức để chọn đáp án đúng nhất đối với những câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và loại trừ đối với những câu thuộc dạng phân tích, tổng hợp mang tính chất phức tạp hơn.
Để ôn thi tốt môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Do phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa nên các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý thông tin từ sách.
Ngoài ra, các em cũng cần có kiến thức nền xã hội bên ngoài sách vở. Hiện nay, xu hướng ra đề phổ biến là có những câu mang tính thực tiễn, đòi hỏi thí sinh phải động não và biết về tình hình xã hội. Trên thực tế, kiến thức xã hội khá là rộng, do đó các thí sinh nên chủ động và theo dõi cập nhật về các tin tức thời sự đương đại.
Phải tìm được từ "chìa khóa” trong câu hỏi
Từ chìa khóa trong mỗi câu hỏi, theo thầy Nguyện, chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Mỗi khi đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là học sinh phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu.
Điều đó giúp định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.
Ví dụ: Sau Cách mạng tháng Tám, để giải quyết căn bản nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi
A. “Tấc đất tấc vàng!”.
B. “Không một tấc đất bỏ hoang!”.
C. “Ngày đồng tâm”.
D. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”.
Đáp án đúng: D
Cụm từ “chìa khóa” trong câu hỏi này là “giải quyết căn bản nạn đói”.
Tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án
Lưu ý thứ 2 được thầy Nguyện nhấn mạnh là việc áp dụng cách thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án ở đề thi khi mà các đáp án thường "na ná" nhau khiến dễ bị rối.
Sau khi đọc xong câu hỏi, thí sinh nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như thế rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn.
Ví dụ: Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?
A. Lí luận đấu tranh giai cấp.
B. Lí luận cách mạng vô sản.
C. Lí luận giải phóng dân tộc.
D. Lí luận Mác - Lênin.
Đáp án đúng: C
Dùng phương pháp loại trừ
Một khi thí sinh không có cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp tìm ra câu trả lời đúng.
Đưa ra phương pháp này, thầy Nguyện dẫn giải cụ thể: Mỗi câu hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng "mẹo" cộng thêm chút may mắn nữa.
Thay vì đì tìm đáp án đúng, thí sinh hãy thử tìm phương án sai... đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
Khi không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời. Đó là cách cuối cùng dành cho bạn.
Ví dụ: Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản rất coi trọng phát triển trên lĩnh vực nào?
A. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật.
B. Thương nghiệp và dịch vụ.
C. Quân sự và đối ngoại.
D. Công nghiệp nặng và nông nghiệp.
Đáp án đúng: A
Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trống đáp án
Với lưu ý này, thầy Nguyện nhấn mạnh: Việc đầu tiên là đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời (nhớ dùng bút chì để có thể sửa đáp án nếu cần thiết).
Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" của mình, thí sinh chọn những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận.
Chính vì vậy, câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên bạn hãy làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may mắn cũng được, điều cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội dành cho bạn.
Ví dụ 1: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là
A. Hội đồng Bảo an.
B. Hội đồng kinh tế và Xã hội.
C. Đại hội đồng.
D. Ban thư kí.
Đáp án đúng: A
Ví dụ 2: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp đã tỏ thái độ
A. tiếp tục khiêu khích, gây hấn với quân ta ở nhiều thành phố lớn.
B. tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để tìm kiếm một giải pháp hòa bình.
C. thực hiện những điều khoản của Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước.
D. đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Đáp án đúng: D
"Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao mà tổ Lịch sử trường THPT Đoàn Văn tố đã và đang thực hiện.
Do đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân, được đút kết trong quá trình giảng dạy, nên vẫn còn nhiều điều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử" - Thầy Lê Chí Nguyện
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại