Giải pháp giúp nâng cao chất lượng làm bài trắc nghiệm Sinh học

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học có cả phần lí thuyết và bài tập, học sinh khó học, khó nhớ. Để nâng cao chất lượng làm bài trắc nghiệm môn Sinh học, giáo viên có thể lưu ý những biện pháp sau đây:

Thứ nhất: Trong kiểm tra miệng, giáo viên nên hỏi những câu có nội dung trả lời ngắn và nhanh. Làm như vậy vừa có thể kiểm tra được nhiều kiến thức, vừa giúp học sinh làm quen với cách làm bài trắc nghiệm.

Một số câu hỏi ví dụ: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào? (câu trả lời: UAG, UAA, UGA);

Thứ 2: Trước khi cho học sinh làm bài trắc nghiệm, giáo viên nên cho các em làm bài kiểm tra tự luận câu hỏi nhỏ hoặc điền khuyết.

Thứ 3: Giáo viên nên ôn tập hệ thống lại phần lí thuyết cho học sinh trước khi kiểm tra, các kì thi.

Với học sinh, khi làm từng câu trắc nghiệm cần đọc kĩ nội dung câu hỏi, dùng bút chì gạch chân từ quan trọng trong câu hỏi. Đặc biệt chú ý đến các từ có ý phủ định trong phần dẫn như “không”, “không đúng”, “sai” .

Ví dụ: Phương thức hình thành loài nhanh diễn ra ở con đường hình thành loài nào? Với câu hỏi này, học sinh gạch chân từ hình thành loài nhanh.

Khi làm bài, nên đọc lướt qua một lần cả đề bài và làm những câu dễ và chắc chắn nhất, đồng thời đánh dấu những câu chưa làm được để sau đó quay lại “giải quyết” những câu đã bỏ qua.

Trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương làm những câu dễ hơn trước, một lần nữa bỏ qua câu hỏi khó để giải quyết trong lần thứ 3 tùy theo quỹ thời gian làm bài còn lại.

Nếu như vẫn không giải quyết được, có thể dùng cách “đoán”để chọn một phương án trả lời. Tuy nhiên cách này chỉ dùng vào cuối thời gian làm bài khi không còn cách để chọn phương án.

Học sinh cũng lưu ý trả lời tất cả các câu trắc nghiệm không nên để trống một câu nào.

Nên dành thời gian cuối buổi để xem lại bài làm. Kiểm tra lần lượt từng câu để đảm bảo không tô nhầm các phương án trả lời trong phiếu trả lời.

Làm đến câu trắc nghiệm nào, học sinh dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời ứng với câu trắc nghiệm đó, tránh làm toàn bộ các câu trên giấy nháp hoặc trên đề sau đó mới tô vào phiếu trả lời, nếu làm như vậy dễ bị thiếu thời gian và dễ bị nhầm lẫn.

Không tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này sẽ không được chấm và câu đó sẽ không có điểm.

Có một số câu hỏi phức tạp được viết bằng cách kết hợp đồng thời nhiều ý, nhiều mệnh đề để tăng độ khó và yêu cầu khả năng phân tích của học sinh .Với những câu hỏi này các em cần nên đọc nhiều lần và có thể dùng bút gạch chéo từng ý riêng biệt để tìm đúng phương án trả lời. Có thể dùng biện pháp loại trừ để chọn phương án đúng.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top