Giải mã vụ nổ bí ẩn nhất nước Nga khiến cả TG bàng hoàng

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Vào khoảng 7h17 sáng 30/5/1908, người dân ở vùng Siberia, Nga giật mình khi nghe thấy tiếng nổ lớn kèm theo đó là những cơn địa chấn mạnh. Vụ nổ bí ẩn này tác động mạnh đến khu rừng gần sông Podkamennaya Tunguska (khu vực ngày nay là Krasnoyarsk Krai).Các nhà khoa học gọi sự kiện này là vụ nổ Tunguska. Theo các chuyên gia, vụ nổ bí ẩn này đã san phẳng khoảng 80 triệu cây cối trên diện tích 2.150 km2.Không những vậy, những cơn chấn động mạnh do vụ nổ gây ra làm vỡ cửa kính của nhiều ngôi nhà, ô tô. Thậm chí, một vài người đi bộ ngã xuống mặt đất.Khi xảy ra vụ nổ bí ẩn trên, các chuyên gia tò mò nguồn gốc vụ nổ. Để giải mã bí ẩn này, họ tiến hành tìm kiếm các manh mối giúp tìm ra lời giải.Theo điều tra của các nhà khoa học, vụ nổ Tunguska giải phóng khối năng lượng ước tính gấp tới 185 lần quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Do đó, một loạt rung chấn của vụ nổ Tunguska còn được ghi nhận ở nhiều quốc gia lân cận, bao gồm cả Anh.Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra giả thuyết nguyên nhân gây ra vụ nổ Tunguska là do một sao chổi thiên thạch phát nổ khi xâm nhập vào Trái đất.Theo giả thuyết này, sao chổi thiên thạch phát nổ khi cách bề mặt Trái đất khoảng 6 -10 km. Do đó, nó không để lại bất cứ dấu vết nào khi rơi xuống Trái đất.Giả thuyết này được nhiều chuyên gia ủng hộ khi các nhà khoa học phân tích những mẫu đất lấy từ khi vực vụ nổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều vật chất sao chổi trong các mẫu đất.Dù vậy, các nhà khoa học chưa thể tìm được bằng chứng chắc chắn để chứng minh giả thuyết này là chính xác. Do đó, trong những năm qua, một số giả thuyết khác được đưa ra để lý giải vụ việc này như hố đen, tiểu hành tinh đi ngang qua Trái đất và gây ra vụ nổ Tunguska.Những giả thuyết này đều có vẻ hợp lý nhưng rất khó để các nhà khoa học chứng minh. Vì vậy, vụ nổ Tunguska càng trở nên huyền bí, khó lý giải hơn. Mời độc giả xem video: NASA công bố hình ảnh vụ nổ thiên thạch cực mạnh. Nguồn: THDT.


Vào khoảng 7h17 sáng 30/5/1908, người dân ở vùng Siberia, Nga giật mình khi nghe thấy tiếng nổ lớn kèm theo đó là những cơn địa chấn mạnh. Vụ nổ bí ẩn này tác động mạnh đến khu rừng gần sông Podkamennaya Tunguska (khu vực ngày nay là Krasnoyarsk Krai).


Các nhà khoa học gọi sự kiện này là vụ nổ Tunguska. Theo các chuyên gia, vụ nổ bí ẩn này đã san phẳng khoảng 80 triệu cây cối trên diện tích 2.150 km2.


Không những vậy, những cơn chấn động mạnh do vụ nổ gây ra làm vỡ cửa kính của nhiều ngôi nhà, ô tô. Thậm chí, một vài người đi bộ ngã xuống mặt đất.


Khi xảy ra vụ nổ bí ẩn trên, các chuyên gia tò mò nguồn gốc vụ nổ. Để giải mã bí ẩn này, họ tiến hành tìm kiếm các manh mối giúp tìm ra lời giải.


Theo điều tra của các nhà khoa học, vụ nổ Tunguska giải phóng khối năng lượng ước tính gấp tới 185 lần quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Do đó, một loạt rung chấn của vụ nổ Tunguska còn được ghi nhận ở nhiều quốc gia lân cận, bao gồm cả Anh.


Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra giả thuyết nguyên nhân gây ra vụ nổ Tunguska là do một sao chổi thiên thạch phát nổ khi xâm nhập vào Trái đất.


Theo giả thuyết này, sao chổi thiên thạch phát nổ khi cách bề mặt Trái đất khoảng 6 -10 km. Do đó, nó không để lại bất cứ dấu vết nào khi rơi xuống Trái đất.


Giả thuyết này được nhiều chuyên gia ủng hộ khi các nhà khoa học phân tích những mẫu đất lấy từ khi vực vụ nổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều vật chất sao chổi trong các mẫu đất.


Dù vậy, các nhà khoa học chưa thể tìm được bằng chứng chắc chắn để chứng minh giả thuyết này là chính xác. Do đó, trong những năm qua, một số giả thuyết khác được đưa ra để lý giải vụ việc này như hố đen, tiểu hành tinh đi ngang qua Trái đất và gây ra vụ nổ Tunguska.


Những giả thuyết này đều có vẻ hợp lý nhưng rất khó để các nhà khoa học chứng minh. Vì vậy, vụ nổ Tunguska càng trở nên huyền bí, khó lý giải hơn.


Mời độc giả xem video: NASA công bố hình ảnh vụ nổ thiên thạch cực mạnh. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top