Giải mã loại giấy cổ truyền đệ nhất thiên hạ của Nhật Bản

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, giấy hiện diện trong mọi mặt đời sống của con người. Có một loại giấy tuổi đời đã hơn 1.000 năm nhưng vẫn có những đặc tính ưu việt mà ít loại giấy nào sánh bằng. Đó chính là giấy washi của Nhật Bản.Ngược dòng thời gian, giấy được phát minh ở Trung Hoa từ thế kỷ thứ nhất SCN và phải tới năm 610 thì kỹ nghệ làm giấy mới du nhập vào Nhật Bản. Đến năm 800, người Nhật đã làm ra giấy washi, một loại giấy được coi là tốt bậc nhất thế giới thời đó.Giấy washi được làm từ vỏ của một trong của ba loại cây bản địa Nhật Bản là cây kozo (dâu tằm), mitsumata và gampi, theo phương pháp thủ công mang tính bí truyền. Sử dụng kỹ thuật kéo căng sợi gỗ, giấy washi có đặc tính vừa mềm mại vừa dẻo dai.Do không bị bở khi thấm nước, giấy washi là một loại giấy bồi đặc biệt tốt. Với khả năng chịu đựng sự uốn gấp, nhăn nhúm, và rách nát, loại giấy này cũng được dùng như vải vóc, có thể bọc sách hay hộp đồ.Các sợi gỗ của giấy washi có khả năng hấp thụ mực và màu vẽ rất đặc biệt, làm những nét chữ hoặc nét vẽ trở nên đậm màu và rất sống động, nên đây cũng là loại giấy quan trọng trong nghệ thuật thư pháp và hội họa truyền thống Nhật Bản, cũng như ngành in ấn của nước này thời xưa.Cùng một độ mỏng nhưng các tờ giấy washi nhẹ hơn nhiều so với các loại giấy khác. Do có những sợi gỗ mờ, loại giấy truyền thống này tạo nên hiệu ứng mà ảo độc đáo khi ánh sáng chiếu qua nên cũng được dùng làm màn che, chụp đèn và cả các loại cửa chớp hay rèm.Dù công nghệ làm giấy ngày càng tiên tiến nhưng những loại giấy mới vẫn thua kém giấy washi trên nhiều phương diện. Và những tờ giấy washi làm theo phương thức thủ công vẫn là loại giấy có giá trị rất cao trên thị trường.Ngày nay giấy washi vẫn được sử dụng rộng rãi trong đời sống ở Nhật Bản, từ các loại hình nghệ thuật truyền thống như thư pháp, hội họa, origami, làm búp bê... cho đến sinh hoạt đời thường như làm giấy dán tường, ô che mưa, đồ nội thất, thiệp mời đám cưới...Mời quý độc giả xem video Tháp Tokyo Skytree - kiến trúc cao nhất Nhật Bản. nguồn: Truyền hình Nhân Dân.


Được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, giấy hiện diện trong mọi mặt đời sống của con người. Có một loại giấy tuổi đời đã hơn 1.000 năm nhưng vẫn có những đặc tính ưu việt mà ít loại giấy nào sánh bằng. Đó chính là giấy washi của Nhật Bản.


Ngược dòng thời gian, giấy được phát minh ở Trung Hoa từ thế kỷ thứ nhất SCN và phải tới năm 610 thì kỹ nghệ làm giấy mới du nhập vào Nhật Bản. Đến năm 800, người Nhật đã làm ra giấy washi, một loại giấy được coi là tốt bậc nhất thế giới thời đó.


Giấy washi được làm từ vỏ của một trong của ba loại cây bản địa Nhật Bản là cây kozo (dâu tằm), mitsumata và gampi, theo phương pháp thủ công mang tính bí truyền. Sử dụng kỹ thuật kéo căng sợi gỗ, giấy washi có đặc tính vừa mềm mại vừa dẻo dai.


Do không bị bở khi thấm nước, giấy washi là một loại giấy bồi đặc biệt tốt. Với khả năng chịu đựng sự uốn gấp, nhăn nhúm, và rách nát, loại giấy này cũng được dùng như vải vóc, có thể bọc sách hay hộp đồ.


Các sợi gỗ của giấy washi có khả năng hấp thụ mực và màu vẽ rất đặc biệt, làm những nét chữ hoặc nét vẽ trở nên đậm màu và rất sống động, nên đây cũng là loại giấy quan trọng trong nghệ thuật thư pháp và hội họa truyền thống Nhật Bản, cũng như ngành in ấn của nước này thời xưa.


Cùng một độ mỏng nhưng các tờ giấy washi nhẹ hơn nhiều so với các loại giấy khác. Do có những sợi gỗ mờ, loại giấy truyền thống này tạo nên hiệu ứng mà ảo độc đáo khi ánh sáng chiếu qua nên cũng được dùng làm màn che, chụp đèn và cả các loại cửa chớp hay rèm.


Dù công nghệ làm giấy ngày càng tiên tiến nhưng những loại giấy mới vẫn thua kém giấy washi trên nhiều phương diện. Và những tờ giấy washi làm theo phương thức thủ công vẫn là loại giấy có giá trị rất cao trên thị trường.


Ngày nay giấy washi vẫn được sử dụng rộng rãi trong đời sống ở Nhật Bản, từ các loại hình nghệ thuật truyền thống như thư pháp, hội họa, origami, làm búp bê... cho đến sinh hoạt đời thường như làm giấy dán tường, ô che mưa, đồ nội thất, thiệp mời đám cưới...


Mời quý độc giả xem video Tháp Tokyo Skytree - kiến trúc cao nhất Nhật Bản. nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top