Giải mã hình tượng “vợ chồng” vẹt khổng lồ 500 tuổi ở Hà Nội

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Vào thế kỷ 16-17, ở Việt Nam xuất hiện một hiện tượng tín ngưỡng hiếm có, đó là biểu tượng rùa đội hạc được thay thế bằng rùa đội vẹt. Minh chứng sống động cho điều này là một đôi vẹt cổ được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (Hà Nội).Bộ tượng vẹt cổ này là một cặp trống - mái được tạc trên lưng rùa, kích thước khá lớn với chiều cao hơn 2 mét, dáng thon tựa chim hạc. Hiện vật là đồ thờ của triều Mạc, có niên đại thế kỷ 16.Đầu vẹt ngẩng cao với chiếc mỏ cong đặc trưng của chim vẹt. Sự khác biệt của con trống và con mái là con trống có mào dài sau đầu, bộ lông có phần tha thướt hơn.So với con trống, con mái gọn gàng và giản dị, nhưng cũng đầy vẻ tinh tế, quyến rũ.Cả hai "vợ chồng" vẹt được trang trí những họa tiết rất sống động với màu lông rực rỡ. Kỹ thuật chạm khắc và sơn thếp điêu luyện khiến đôi vẹt toát lên vẻ trang trọng, hoa mỹ.Liên quan đến việc xuất hiện hình tượng vẹt - rùa, theo truyền thuyết: trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, một lần nghĩa quân Lam Sơn bị thất trận phải rút lui vào trong rừng sâu để bảo toàn lực lượng.Trong lúc lương thực hết, nghĩa quân đã kiệt sức thì xuất hiện một con vẹt miệng ngậm quả bồ quân chín đỏ bay qua và thả xuống. Khi ăn thử thấy có vị ngọt bùi.Các binh sĩ liền theo con chim đến một thung lũng chín đỏ quả bồ quân. Loại quả này giúp cho nghĩa quân Lam Sơn qua khỏi cơn hoạn nạn, tiếp tục chuẩn bị lực lượng chiến đấu chống quân Minh.Đến năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Lê. Nhớ lại công lao của con vẹt khi xưa, ông đã lệnh cho tạc tượng rùa đội vẹt để thờ.Kể từ đó, biểu tượng vẹt - rùa xuất hiện phổ biến trong các đền, nghè, miếu... ở xứ Thanh, quê hương vua Lê Thái Tổ và cũng là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Phía sau hình tượng vẹt trống - mái, người xưa cũng gửi gắm mong ước về cuộc sống an bình, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở... (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia). Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.


Vào thế kỷ 16-17, ở Việt Nam xuất hiện một hiện tượng tín ngưỡng hiếm có, đó là biểu tượng rùa đội hạc được thay thế bằng rùa đội vẹt. Minh chứng sống động cho điều này là một đôi vẹt cổ được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (Hà Nội).


Bộ tượng vẹt cổ này là một cặp trống - mái được tạc trên lưng rùa, kích thước khá lớn với chiều cao hơn 2 mét, dáng thon tựa chim hạc. Hiện vật là đồ thờ của triều Mạc, có niên đại thế kỷ 16.


Đầu vẹt ngẩng cao với chiếc mỏ cong đặc trưng của chim vẹt. Sự khác biệt của con trống và con mái là con trống có mào dài sau đầu, bộ lông có phần tha thướt hơn.


So với con trống, con mái gọn gàng và giản dị, nhưng cũng đầy vẻ tinh tế, quyến rũ.


Cả hai "vợ chồng" vẹt được trang trí những họa tiết rất sống động với màu lông rực rỡ. Kỹ thuật chạm khắc và sơn thếp điêu luyện khiến đôi vẹt toát lên vẻ trang trọng, hoa mỹ.


Liên quan đến việc xuất hiện hình tượng vẹt - rùa, theo truyền thuyết: trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, một lần nghĩa quân Lam Sơn bị thất trận phải rút lui vào trong rừng sâu để bảo toàn lực lượng.


Trong lúc lương thực hết, nghĩa quân đã kiệt sức thì xuất hiện một con vẹt miệng ngậm quả bồ quân chín đỏ bay qua và thả xuống. Khi ăn thử thấy có vị ngọt bùi.


Các binh sĩ liền theo con chim đến một thung lũng chín đỏ quả bồ quân. Loại quả này giúp cho nghĩa quân Lam Sơn qua khỏi cơn hoạn nạn, tiếp tục chuẩn bị lực lượng chiến đấu chống quân Minh.


Đến năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Lê. Nhớ lại công lao của con vẹt khi xưa, ông đã lệnh cho tạc tượng rùa đội vẹt để thờ.


Kể từ đó, biểu tượng vẹt - rùa xuất hiện phổ biến trong các đền, nghè, miếu... ở xứ Thanh, quê hương vua Lê Thái Tổ và cũng là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.


Phía sau hình tượng vẹt trống - mái, người xưa cũng gửi gắm mong ước về cuộc sống an bình, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở... (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).


Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top