Giải mã 2 cuộc chiến đặc biệt nhất lịch sử liên quan đến Đan Mạch

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Đan Mạch và Canada xảy ra "cuộc chiến rượu whisky" kéo dài 49 năm liên quan đến tranh chấp lãnh thổ tại đảo Hans - một hòn đảo nhỏ, cằn cỗi và không có người ở tại Bắc Cực. Đây là một trong những cuộc chiến đặc biệt nhất thế giới.Đảo Hans nằm giữa đảo Ellesmere và Greenland. Tranh chấp tại hòn đảo rộng 1,3 km2 này giữa Đan Mạch và Canada có từ năm 1973. Khi ấy, khi ranh giới trên biển được vẽ giữa Canada và Greenland (Greenland là một phần của Vương quốc Đan Mạch).Trong những thập niên tiếp theo, người Đan Mạch và người Canada đã có các chuyến đi đến đảo hoang này bằng máy bay trực thăng để tuyên bố chủ quyền với đảo Hans. Trong các chuyến thăm cấp Bộ trưởng của mỗi nước tới hòn đảo tranh chấp, Đan Mạch và Canada cắm một lá cờ và để lại một chai rượu whisky hoặc schnapps để bên kia thưởng thức.Vào ngày 14/6 vừa qua, Canada và Đan Mạch chính thức công bố thỏa thuận phân chia đảo Hans và tạo đường biên giới trên bộ đầu tiên giữa Canada và châu Âu.Theo thỏa thuận, Canada và Đan Mạch phân chia hòn đảo Hans thành 2 phần gần như bằng nhau dọc theo một khe nứt tự nhiên. Nhờ vậy, "cuộc chiến rượu whisky" chấm dứt sau gần 50 năm mà không có bất cứ tiếng súng hay thương vong nào.Bên cạnh cuộc chiến với Canada, Đan Mạch từng vướng vào một cuộc chiến đặc biệt khác với Anh. Cụ thể, vào đầu thế kỷ 19, nhiều quốc gia châu Âu bước vào cuộc chiến với Pháp do hoàng đế Napoleon chỉ huy.Trong bối cảnh đó, Anh đề nghị Đan Mạch hỗ trợ chống lại Pháp. Thế nhưng, Đan Mạch kiên quyết giữ thế trung lập nên từ chối đề nghị của Pháp. Vậy nên, Anh quyết định oanh tạc Đan Mạch.Khi bị Anh tấn công, nhà vua Đan Mạch là Frederick VI hạ lệnh đốn hạ những cây sồi khắp các khu rừng trên cả nước để đóng tàu chiến, củng cố sức mạnh hải quân. Sau 6 năm, hải quân Đan Mạch sở hữu nhiều tàu chiến khủng. Biết được tin này, Anh mở chiến dịch đặc biệt là đánh cắp 75 chiến thuyền của Đan Mạch và phá hủy số tàu chiến còn lại.Vua Frederick VI vô cùng tức giận trước hành động của phía Anh nên một lần nữa sai người đi chặt sồi để đóng thêm thuyền chiến mới. Thế nhưng, do số cây sồi không còn nhiều sau lần đốn hạ trước nên nhà vua cho người trồng thêm 90.000 cây sồi.Đến năm 2007, Nữ hoàng Margrethe II được Bộ Lâm nghiệp Đan Mạch báo cáo số cây sồi trên đã đủ lớn để đốn hạ làm thuyền chiến như lệnh của Vua Frederick VI năm xưa. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa Đan Mạch với Anh đã chấm dứt. Do đó, số sồi trên được Đan Mạch sử dụng để làm đồ nội thất, xây cầu...Mời độc giả xem video: Đan Mạch dự định gỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc. Nguồn: VTV24.


Đan Mạch và Canada xảy ra "cuộc chiến rượu whisky" kéo dài 49 năm liên quan đến tranh chấp lãnh thổ tại đảo Hans - một hòn đảo nhỏ, cằn cỗi và không có người ở tại Bắc Cực. Đây là một trong những cuộc chiến đặc biệt nhất thế giới.


Đảo Hans nằm giữa đảo Ellesmere và Greenland. Tranh chấp tại hòn đảo rộng 1,3 km2 này giữa Đan Mạch và Canada có từ năm 1973. Khi ấy, khi ranh giới trên biển được vẽ giữa Canada và Greenland (Greenland là một phần của Vương quốc Đan Mạch).


Trong những thập niên tiếp theo, người Đan Mạch và người Canada đã có các chuyến đi đến đảo hoang này bằng máy bay trực thăng để tuyên bố chủ quyền với đảo Hans. Trong các chuyến thăm cấp Bộ trưởng của mỗi nước tới hòn đảo tranh chấp, Đan Mạch và Canada cắm một lá cờ và để lại một chai rượu whisky hoặc schnapps để bên kia thưởng thức.


Vào ngày 14/6 vừa qua, Canada và Đan Mạch chính thức công bố thỏa thuận phân chia đảo Hans và tạo đường biên giới trên bộ đầu tiên giữa Canada và châu Âu.


Theo thỏa thuận, Canada và Đan Mạch phân chia hòn đảo Hans thành 2 phần gần như bằng nhau dọc theo một khe nứt tự nhiên. Nhờ vậy, "cuộc chiến rượu whisky" chấm dứt sau gần 50 năm mà không có bất cứ tiếng súng hay thương vong nào.


Bên cạnh cuộc chiến với Canada, Đan Mạch từng vướng vào một cuộc chiến đặc biệt khác với Anh. Cụ thể, vào đầu thế kỷ 19, nhiều quốc gia châu Âu bước vào cuộc chiến với Pháp do hoàng đế Napoleon chỉ huy.


Trong bối cảnh đó, Anh đề nghị Đan Mạch hỗ trợ chống lại Pháp. Thế nhưng, Đan Mạch kiên quyết giữ thế trung lập nên từ chối đề nghị của Pháp. Vậy nên, Anh quyết định oanh tạc Đan Mạch.


Khi bị Anh tấn công, nhà vua Đan Mạch là Frederick VI hạ lệnh đốn hạ những cây sồi khắp các khu rừng trên cả nước để đóng tàu chiến, củng cố sức mạnh hải quân. Sau 6 năm, hải quân Đan Mạch sở hữu nhiều tàu chiến khủng. Biết được tin này, Anh mở chiến dịch đặc biệt là đánh cắp 75 chiến thuyền của Đan Mạch và phá hủy số tàu chiến còn lại.


Vua Frederick VI vô cùng tức giận trước hành động của phía Anh nên một lần nữa sai người đi chặt sồi để đóng thêm thuyền chiến mới. Thế nhưng, do số cây sồi không còn nhiều sau lần đốn hạ trước nên nhà vua cho người trồng thêm 90.000 cây sồi.


Đến năm 2007, Nữ hoàng Margrethe II được Bộ Lâm nghiệp Đan Mạch báo cáo số cây sồi trên đã đủ lớn để đốn hạ làm thuyền chiến như lệnh của Vua Frederick VI năm xưa. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa Đan Mạch với Anh đã chấm dứt. Do đó, số sồi trên được Đan Mạch sử dụng để làm đồ nội thất, xây cầu...


Mời độc giả xem video: Đan Mạch dự định gỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc. Nguồn: VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top