Nếu như các nam hoạn quan trải qua 3 ngày cùng cực khi các nữ hoạn quan chỉ muốn chết đi cho vơi bớt nỗi đau thể xác.
Có lẽ bởi lâu nay chúng ta mặc định sự xuất hiện của các nam thái giám mà không biết rằng, trong cung còn có nữ hoạn quan! Số phận của họ còn bất hạnh gấp ngàn lần những gì chúng ta biết.
Đàn ông để được vào cung hầu hạ chủ tử phải trải qua quá trình "thiến" đau đớn, thậm chí cận kề cái chết vì vết thương nhiễm trùng.
Còn nữ giới? Họ bị "hoạn" như thế nào?
Thời cổ đại người ta đặt ra rất nhiều rào cản giữa nam giới và nữ giới, chính vì vậy, sự tồn tại của nữ thái giám trong chốn hậu cung vốn được coi là điều tất yếu.
Theo lịch sử, sự hiện diện của nữ thái giám đã xuất hiện từ cách đây hơn 3.000 năm vào thời nhà Chu. Trong Chu Lễ - Thiên Quan cũng từng có một chương cũng nhắc đến vai trò của nữ quan trong hậu cung. Tuy nhiên số lượng nữ thái giám xuất hiện trong sử sách lại không nhiều.
Để biến một người con gái bình thường thành nữ thái giám trong cung, người ta tìm mọi cách để người ấy không thể mang thai.
Dùng thuốc không có tác dụng, các nữ thái giám phải chịu hình tàn khốc, đó chính là bị gậy nhỏ đập vào bụng để sa dạ con, vô sinh.
Sau đó, các nữ thái giám uống 1 loại thuốc mê để quên dần cảm giác, các nữ y dùng cây móc đặc biệt để kéo buồng trứng và các bộ phận trong âm đạo ra ngoài.
Xong xuôi, họ dùng loại dây được làm từ gân trâu bò để buộc chặt ống nối rồi cắt bỏ. Vì miệng vết thương đã được buộc chặt bằng dây gân trâu bò nên sẽ tránh được tình trạng mất máu quá nhiều.
30 phút sau, các nữ y dùng một loại tro được đốt từ thảo dược bí truyền bôi lên vết thương, chờ 3 tháng nghỉ ngơi để lành lặn và bắt đầu công việc được giao.
Chỉ có những người còn sống mới được coi là nữ thái giám. Và chỉ những ai có thành tích xuất sắc nổi trội mới được phong làm nữ quan.
Nữ quan hoàn toàn khác với các cung phi, diện mạo, sắc đẹp không phải là thứ chủ yếu ở họ, họ vào cung không phải để làm phi tần cho hoàng đế.
Độ tuổi nữ quan thường trên 30, nhiệm vụ của họ là quản lý cung nữ hậu cung, ghi chép giờ giấc sinh hoạt của chủ tử, đặc biệt là việc "phục vụ" để lấy bằng chứng khi phi tần mang long thai.
Nhiều nữ quan chịu trách nhiệm dạy dỗ hoàng tử, công chúa, thậm chí có một bộ phận nữ quan chuyên truyền thụ kỹ xảo giường chiếu cho thành viên hoàng thất.
Còn có một bộ phận nữ quan khác trọng vọng hơn chuyên khám xét các bệnh khó nói của hậu phi, cung nữ, họ cũng kiêm luôn nhiệm vụ trở thành bà đỡ khi hậu cung có phi tần sinh em bé.
Tuy nhiên, một điều đặc biệt là trong lịch sử Trung Hoa chưa có nữ quan nào lộng hành can thiệp chuyện triều chính!
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Có lẽ bởi lâu nay chúng ta mặc định sự xuất hiện của các nam thái giám mà không biết rằng, trong cung còn có nữ hoạn quan! Số phận của họ còn bất hạnh gấp ngàn lần những gì chúng ta biết.
Đàn ông để được vào cung hầu hạ chủ tử phải trải qua quá trình "thiến" đau đớn, thậm chí cận kề cái chết vì vết thương nhiễm trùng.
Còn nữ giới? Họ bị "hoạn" như thế nào?
Thời cổ đại người ta đặt ra rất nhiều rào cản giữa nam giới và nữ giới, chính vì vậy, sự tồn tại của nữ thái giám trong chốn hậu cung vốn được coi là điều tất yếu.
Theo lịch sử, sự hiện diện của nữ thái giám đã xuất hiện từ cách đây hơn 3.000 năm vào thời nhà Chu. Trong Chu Lễ - Thiên Quan cũng từng có một chương cũng nhắc đến vai trò của nữ quan trong hậu cung. Tuy nhiên số lượng nữ thái giám xuất hiện trong sử sách lại không nhiều.
Để biến một người con gái bình thường thành nữ thái giám trong cung, người ta tìm mọi cách để người ấy không thể mang thai.
Dùng thuốc không có tác dụng, các nữ thái giám phải chịu hình tàn khốc, đó chính là bị gậy nhỏ đập vào bụng để sa dạ con, vô sinh.
Sau đó, các nữ thái giám uống 1 loại thuốc mê để quên dần cảm giác, các nữ y dùng cây móc đặc biệt để kéo buồng trứng và các bộ phận trong âm đạo ra ngoài.
Xong xuôi, họ dùng loại dây được làm từ gân trâu bò để buộc chặt ống nối rồi cắt bỏ. Vì miệng vết thương đã được buộc chặt bằng dây gân trâu bò nên sẽ tránh được tình trạng mất máu quá nhiều.
30 phút sau, các nữ y dùng một loại tro được đốt từ thảo dược bí truyền bôi lên vết thương, chờ 3 tháng nghỉ ngơi để lành lặn và bắt đầu công việc được giao.
Chỉ có những người còn sống mới được coi là nữ thái giám. Và chỉ những ai có thành tích xuất sắc nổi trội mới được phong làm nữ quan.
Nữ quan hoàn toàn khác với các cung phi, diện mạo, sắc đẹp không phải là thứ chủ yếu ở họ, họ vào cung không phải để làm phi tần cho hoàng đế.
Độ tuổi nữ quan thường trên 30, nhiệm vụ của họ là quản lý cung nữ hậu cung, ghi chép giờ giấc sinh hoạt của chủ tử, đặc biệt là việc "phục vụ" để lấy bằng chứng khi phi tần mang long thai.
Nhiều nữ quan chịu trách nhiệm dạy dỗ hoàng tử, công chúa, thậm chí có một bộ phận nữ quan chuyên truyền thụ kỹ xảo giường chiếu cho thành viên hoàng thất.
Còn có một bộ phận nữ quan khác trọng vọng hơn chuyên khám xét các bệnh khó nói của hậu phi, cung nữ, họ cũng kiêm luôn nhiệm vụ trở thành bà đỡ khi hậu cung có phi tần sinh em bé.
Tuy nhiên, một điều đặc biệt là trong lịch sử Trung Hoa chưa có nữ quan nào lộng hành can thiệp chuyện triều chính!
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức