Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thanh Bình (GV dạy lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội).
Sáng tạo nhẹ nhàng, hiệu quả
Trong đổi mới giao việc, giao bài cho HS, khi đang nghỉ học phòng dịch Covid-19, cô Nguyễn Thị Thảo (Tổ trưởng khối 4, Trường Tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội) chia sẻ, để HS vui học, không giảm hứng thú học tập, ngoài giao bài tập kiến thức, các GV trong trường còn chú trọng giao thêm phần học trải nghiệm (kỹ năng sống) cho HS.
Để thu hút HS, GV khối lớp 4 như cô Thảo đã làm phần giao việc thật sinh động với nội dung thân thiện như: “Các chiến binh trong lớp có muốn thực hiện thử thách không?”; đồng thời các thử thách phù hợp lứa tuổi được GV đưa ra, chẳng hạn: “Hãy làm cho góc học tập của mình đẹp hơn”, “Hãy làm những đầu bếp nhí”... Rồi khích lệ HS: “Các con hãy quay lại những khoảnh khắc đẹp và gửi qua mạng cho cô, xem bạn nào làm hay, làm tốt...”.
Vui vẻ giao việc, đổi mới sáng tạo nhẹ nhàng như vậy thôi, nhưng theo cô Thảo, từ HS đến các phụ huynh đều sôi nổi, hào hứng thực hiện. Từ nhà HS gửi cho GV rất nhiều sản phẩm đáng yêu, có giá trị cả về tinh thần và kiến thức trải nghiệm, giúp HS đỡ nhàm chán khi phải ở nhà nhiều ngày.
“Các phụ huynh nói với tôi rằng con của họ rất vui. Dù nhớ trường, nhớ bạn, nhớ cô, nhưng khi được giao việc, được làm bài tập với sự nỗ lực động viên của GV, dù không được đến trường học, nhưng HS nào cũng háo hức chờ đến 14 giờ 30 phút mỗi ngày như đã thống nhất để được lên mạng gặp cô, gặp bạn, cùng nhau vui học”, cô Thảo chia sẻ.
Mới 14 giờ nhưng có phụ huynh đã nhắn tin cho cô Thảo: “Cô ơi! Hà Anh đã ngủ trưa dậy, bật máy tính và ngồi chờ cô, các bạn online...”; hay: “Trong thời gian nghỉ học phòng dịch con tôi không đi học thêm ở đâu cả, chỉ học online với cô thôi, nhưng học thế này hiệu quả không kém gì học trên lớp cô ạ!”.
“Vui lắm! HS chăm ngoan, tiến bộ kể cả khi GV dạy và giao việc từ xa. Đó là kết quả của những nỗ lực mà GV chúng tôi cảm thấy hạnh phúc. Giúp trò ngoan khi phải nghỉ phòng dịch ở nhà, thấy trò tiến bộ trong học tập và cả ý thức, kỹ năng sống, GV chúng tôi quên hết mọi vất vả, dù làm việc từ xa với HS trong thời gian HS nghỉ học GV không có ngày nghỉ ”, cô Thảo tâm sự.
Để giúp HS hứng thú với công việc được giao, chăm chỉ học tập trong điều kiện GV chỉ có thể dạy từ xa, các GV như cô Thảo đã phải dành nhiều thời gian nghiên cứu bài giảng, bài tập, giao việc với hình thức làm sao cho sinh động nhất, thu hút HS nhất, giúp HS tiến bộ rõ nét nhất. Đồng thời, GV phải thường xuyên trao đổi, lĩnh hội chỉ đạo chuyên môn từ lãnh đạo nhà trường, từ tổ bộ môn, cùng học hỏi lẫn nhau giữa các đồng nghiệp, cả trực tiếp và trực tuyến, bất kể giờ giấc, ngày thường hay cuối tuần.
Để trẻ lớp 1 hứng thú
GV làm việc từ xa với HS lớp 1 khó khăn hơn nhiều so với HS các lớp lớn. Vì HS mới đi học, mới quen cô, quen bạn, mới tập quen với nền nếp học ở trường, để tạo được hứng thú cho HS học tập, rèn luyện khi nghỉ học ở nhà, GV dạy lớp 1 phải vô cùng cố gắng. Cô Nguyễn Thị Thanh Bình (GV dạy lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội) cho biết, cô thật sự phải căng ra để giúp HS lấy lại hứng thú học tập và vui vẻ thực hiện yêu cầu của cô giáo.
Muốn HS lớp 1 không chán học, theo cô Bình, GV phải mất rất nhiều thời gian thiết kế bài vở: “Phải rất công phu chuẩn bị từ phần nội dung đến hình ảnh minh họa. GV phải thiết kế bài giao, bài tập sinh động. Nói thật là các cô dạy lớp 1 cũng phải “vẽ trò” để khiến HS thích thú. Chẳng hạn, vẫn học Toán, Tiếng Việt, nhưng tuần này cách giao bài, cách giảng bài sẽ phải khác tuần trước. Thậm chí GV phải giao bài tập thông qua trò chơi phù hợp với lứa tuổi. Các con thường thích làm bài tập thông qua trò chơi, chẳng hạn cô làm nội dung trò chơi trả lời câu đố vui, trong đó khéo léo đưa vào những câu hỏi về Toán, Tiếng Việt, rồi khích lệ HS trả lời câu hỏi đúng - sai một cách nhẹ nhàng. Vừa học vừa chơi như vậy HS mới thích”.
Cô Bình cũng cho biết sau khi cô giao việc, giao bài, HS thực hiện vui vẻ và tiến bộ, cô luôn dành những lời khen ngợi để khích lệ HS.
Tạo cho HS hứng thú làm việc với GV, cô Bình có một kinh nghiệm: “Không nên dùng hết thời gian để chỉ dạy kiến thức hay trao đổi với HS về bài học, bài tập. Mỗi ngày tiếp xúc với HS từ xa tôi đều dành thời gian để tâm sự, chia sẻ về cuộc sống thường ngày với HS. Mỗi lần tôi nói: “Thôi bây giờ chúng mình không học nữa, chúng mình có thể nói chuyện thoải mái với nhau qua mạng...”. Thế là HS vui vẻ, hào hứng lắm, kể với cô đủ thứ chuyện. Đến buổi học sau lại mong đợi được gặp cô, gặp bạn”.
Với HS lớp 1, vừa ôn tập kiến thức, cô Bình vừa lồng ghép những bài học kỹ năng sống vui và thiết thực về cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, cô làm đồ họa với các câu hỏi vui: Đeo khẩu trang thế nào cho đúng cách? Rửa tay ra sao cho đúng?... HS của cô rất thích những câu hỏi kỹ năng sống như vậy.
Vừa học, vừa chơi, vừa trải nghiệm, giúp cô Bình và HS có hứng khởi vượt qua những khó khăn hiện tại và trước mắt, bớt buồn trước những câu hỏi ngây thơ của trẻ lớp 1: “Cô ơi! Bao giờ con lại được đến trường?”.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Sáng tạo nhẹ nhàng, hiệu quả
Trong đổi mới giao việc, giao bài cho HS, khi đang nghỉ học phòng dịch Covid-19, cô Nguyễn Thị Thảo (Tổ trưởng khối 4, Trường Tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội) chia sẻ, để HS vui học, không giảm hứng thú học tập, ngoài giao bài tập kiến thức, các GV trong trường còn chú trọng giao thêm phần học trải nghiệm (kỹ năng sống) cho HS.
Để thu hút HS, GV khối lớp 4 như cô Thảo đã làm phần giao việc thật sinh động với nội dung thân thiện như: “Các chiến binh trong lớp có muốn thực hiện thử thách không?”; đồng thời các thử thách phù hợp lứa tuổi được GV đưa ra, chẳng hạn: “Hãy làm cho góc học tập của mình đẹp hơn”, “Hãy làm những đầu bếp nhí”... Rồi khích lệ HS: “Các con hãy quay lại những khoảnh khắc đẹp và gửi qua mạng cho cô, xem bạn nào làm hay, làm tốt...”.
Vui vẻ giao việc, đổi mới sáng tạo nhẹ nhàng như vậy thôi, nhưng theo cô Thảo, từ HS đến các phụ huynh đều sôi nổi, hào hứng thực hiện. Từ nhà HS gửi cho GV rất nhiều sản phẩm đáng yêu, có giá trị cả về tinh thần và kiến thức trải nghiệm, giúp HS đỡ nhàm chán khi phải ở nhà nhiều ngày.
“Các phụ huynh nói với tôi rằng con của họ rất vui. Dù nhớ trường, nhớ bạn, nhớ cô, nhưng khi được giao việc, được làm bài tập với sự nỗ lực động viên của GV, dù không được đến trường học, nhưng HS nào cũng háo hức chờ đến 14 giờ 30 phút mỗi ngày như đã thống nhất để được lên mạng gặp cô, gặp bạn, cùng nhau vui học”, cô Thảo chia sẻ.
Mới 14 giờ nhưng có phụ huynh đã nhắn tin cho cô Thảo: “Cô ơi! Hà Anh đã ngủ trưa dậy, bật máy tính và ngồi chờ cô, các bạn online...”; hay: “Trong thời gian nghỉ học phòng dịch con tôi không đi học thêm ở đâu cả, chỉ học online với cô thôi, nhưng học thế này hiệu quả không kém gì học trên lớp cô ạ!”.
“Vui lắm! HS chăm ngoan, tiến bộ kể cả khi GV dạy và giao việc từ xa. Đó là kết quả của những nỗ lực mà GV chúng tôi cảm thấy hạnh phúc. Giúp trò ngoan khi phải nghỉ phòng dịch ở nhà, thấy trò tiến bộ trong học tập và cả ý thức, kỹ năng sống, GV chúng tôi quên hết mọi vất vả, dù làm việc từ xa với HS trong thời gian HS nghỉ học GV không có ngày nghỉ ”, cô Thảo tâm sự.
Để giúp HS hứng thú với công việc được giao, chăm chỉ học tập trong điều kiện GV chỉ có thể dạy từ xa, các GV như cô Thảo đã phải dành nhiều thời gian nghiên cứu bài giảng, bài tập, giao việc với hình thức làm sao cho sinh động nhất, thu hút HS nhất, giúp HS tiến bộ rõ nét nhất. Đồng thời, GV phải thường xuyên trao đổi, lĩnh hội chỉ đạo chuyên môn từ lãnh đạo nhà trường, từ tổ bộ môn, cùng học hỏi lẫn nhau giữa các đồng nghiệp, cả trực tiếp và trực tuyến, bất kể giờ giấc, ngày thường hay cuối tuần.
Để trẻ lớp 1 hứng thú
GV làm việc từ xa với HS lớp 1 khó khăn hơn nhiều so với HS các lớp lớn. Vì HS mới đi học, mới quen cô, quen bạn, mới tập quen với nền nếp học ở trường, để tạo được hứng thú cho HS học tập, rèn luyện khi nghỉ học ở nhà, GV dạy lớp 1 phải vô cùng cố gắng. Cô Nguyễn Thị Thanh Bình (GV dạy lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội) cho biết, cô thật sự phải căng ra để giúp HS lấy lại hứng thú học tập và vui vẻ thực hiện yêu cầu của cô giáo.
Muốn HS lớp 1 không chán học, theo cô Bình, GV phải mất rất nhiều thời gian thiết kế bài vở: “Phải rất công phu chuẩn bị từ phần nội dung đến hình ảnh minh họa. GV phải thiết kế bài giao, bài tập sinh động. Nói thật là các cô dạy lớp 1 cũng phải “vẽ trò” để khiến HS thích thú. Chẳng hạn, vẫn học Toán, Tiếng Việt, nhưng tuần này cách giao bài, cách giảng bài sẽ phải khác tuần trước. Thậm chí GV phải giao bài tập thông qua trò chơi phù hợp với lứa tuổi. Các con thường thích làm bài tập thông qua trò chơi, chẳng hạn cô làm nội dung trò chơi trả lời câu đố vui, trong đó khéo léo đưa vào những câu hỏi về Toán, Tiếng Việt, rồi khích lệ HS trả lời câu hỏi đúng - sai một cách nhẹ nhàng. Vừa học vừa chơi như vậy HS mới thích”.
Cô Bình cũng cho biết sau khi cô giao việc, giao bài, HS thực hiện vui vẻ và tiến bộ, cô luôn dành những lời khen ngợi để khích lệ HS.
Tạo cho HS hứng thú làm việc với GV, cô Bình có một kinh nghiệm: “Không nên dùng hết thời gian để chỉ dạy kiến thức hay trao đổi với HS về bài học, bài tập. Mỗi ngày tiếp xúc với HS từ xa tôi đều dành thời gian để tâm sự, chia sẻ về cuộc sống thường ngày với HS. Mỗi lần tôi nói: “Thôi bây giờ chúng mình không học nữa, chúng mình có thể nói chuyện thoải mái với nhau qua mạng...”. Thế là HS vui vẻ, hào hứng lắm, kể với cô đủ thứ chuyện. Đến buổi học sau lại mong đợi được gặp cô, gặp bạn”.
Với HS lớp 1, vừa ôn tập kiến thức, cô Bình vừa lồng ghép những bài học kỹ năng sống vui và thiết thực về cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, cô làm đồ họa với các câu hỏi vui: Đeo khẩu trang thế nào cho đúng cách? Rửa tay ra sao cho đúng?... HS của cô rất thích những câu hỏi kỹ năng sống như vậy.
Vừa học, vừa chơi, vừa trải nghiệm, giúp cô Bình và HS có hứng khởi vượt qua những khó khăn hiện tại và trước mắt, bớt buồn trước những câu hỏi ngây thơ của trẻ lớp 1: “Cô ơi! Bao giờ con lại được đến trường?”.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại