Luật Giáo dục 2019 điều chỉnh nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với GV mầm non từ trung cấp lên CĐ, giáo viên tiểu học từ trung cấp lên ĐH và giáo viên THCS từ CĐ lên ĐH).
Theo cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, tính đến tháng 12/2019, toàn quốc có 1.021.847 giáo viên mầm non, phổ thông (công lập 912.996, ngoài công lập 108.851). Tổng số GV chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo khoảng 297.000 người; trong đó có gần 257.000 GV đủ tuổi để tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn của GV. Khoảng 40.000 GV không phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo (do thời gian công tác tính đến ngày nghỉ hưu không đủ theo quy định).
Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định trình độ chuẩn được đào tạo. Do đó, Bộ GD&ĐT xây dựng Thông tư quy định việc sử dụng CBQL, GV ở các cơ sở giáo dục chưa đáp ứng quy định trình độ chuẩn được đào tạo; trong đó quy định việc sử dụng, kế hoạch sử dụng và các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.
Theo dự thảo Thông tư, GV, CBQL cơ sở giáo dục trong 2 năm liên tiếp liền kề với năm Thông tư này có hiệu lực thi hành có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp, chuẩn hiệu trưởng trở lên hoặc được phân loại, đánh giá viên chức xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên thì tiếp tục bố trí công tác giảng dạy cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu hoặc công tác quản lý đến khi kết thúc nhiệm kì. Không thực hiện bổ nhiệm lại chức vụ quản lý trường học mà chuyển làm nhiệm vụ giảng dạy hoặc bố trí công việc khác phù hợp đến khi nghỉ hưu theo quy định (đối với CBQL cơ sở giáo dục).
Theo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), việc sử dụng GV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo được quy định nhằm duy trì sự ổn định đối với đội ngũ nhà giáo đã có nhiều năm công tác, cống hiến cho ngành giáo dục, giải quyết tình trạng thiếu GV hiện nay…
Như vậy, các quy định tại Thông tư đã bao phủ các đối tượng GV, CBQL trong các cơ sở giáo dục chưa chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo mà không phải tham gia đào tạo để nâng trình độ chuẩn theo quy định và kế thừa các quy định tại Quyết định số 22/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng GV chưa đạt trình độ chuẩn.
Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ: Kế hoạch sử dụng GV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được cơ sở giáo dục xây dựng, báo cáo phòng GD&ĐT để tổng hợp. Phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp với phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch trình UBND huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh phê duyệt thực hiện.
Thông tư không quy định đối tượng áp dụng là GV THPT vì Luật Giáo dục 2005 đã quy định trình độ chuẩn đào tạo của GV cấp THPT là ĐH.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Theo cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, tính đến tháng 12/2019, toàn quốc có 1.021.847 giáo viên mầm non, phổ thông (công lập 912.996, ngoài công lập 108.851). Tổng số GV chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo khoảng 297.000 người; trong đó có gần 257.000 GV đủ tuổi để tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn của GV. Khoảng 40.000 GV không phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo (do thời gian công tác tính đến ngày nghỉ hưu không đủ theo quy định).
Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định trình độ chuẩn được đào tạo. Do đó, Bộ GD&ĐT xây dựng Thông tư quy định việc sử dụng CBQL, GV ở các cơ sở giáo dục chưa đáp ứng quy định trình độ chuẩn được đào tạo; trong đó quy định việc sử dụng, kế hoạch sử dụng và các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.
Theo dự thảo Thông tư, GV, CBQL cơ sở giáo dục trong 2 năm liên tiếp liền kề với năm Thông tư này có hiệu lực thi hành có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp, chuẩn hiệu trưởng trở lên hoặc được phân loại, đánh giá viên chức xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên thì tiếp tục bố trí công tác giảng dạy cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu hoặc công tác quản lý đến khi kết thúc nhiệm kì. Không thực hiện bổ nhiệm lại chức vụ quản lý trường học mà chuyển làm nhiệm vụ giảng dạy hoặc bố trí công việc khác phù hợp đến khi nghỉ hưu theo quy định (đối với CBQL cơ sở giáo dục).
Theo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), việc sử dụng GV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo được quy định nhằm duy trì sự ổn định đối với đội ngũ nhà giáo đã có nhiều năm công tác, cống hiến cho ngành giáo dục, giải quyết tình trạng thiếu GV hiện nay…
Như vậy, các quy định tại Thông tư đã bao phủ các đối tượng GV, CBQL trong các cơ sở giáo dục chưa chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo mà không phải tham gia đào tạo để nâng trình độ chuẩn theo quy định và kế thừa các quy định tại Quyết định số 22/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng GV chưa đạt trình độ chuẩn.
Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ: Kế hoạch sử dụng GV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được cơ sở giáo dục xây dựng, báo cáo phòng GD&ĐT để tổng hợp. Phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp với phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch trình UBND huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh phê duyệt thực hiện.
Thông tư không quy định đối tượng áp dụng là GV THPT vì Luật Giáo dục 2005 đã quy định trình độ chuẩn đào tạo của GV cấp THPT là ĐH.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại