Khi sự kiện mùa thu hàng năm của Apple đến gần, nhiều người đang đắn đo xem có nên nâng cấp smartphone (iPhone) vào tháng 9 hay không. Các nhà cung cấp từ lâu đã thuyết phục người dùng nâng cấp điện thoại hai năm một lần, tung ra những gói hỗ trợ trả góp 0% hoặc ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện thay smartphone liên tục, điều này thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp kỹ thuật số ngày càng tăng trên toàn cầu.
iPhone 13 sắp ra mắt vào tháng 9.
Khi biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn thì điều gì sẽ xảy ra với tất cả những chiếc điện thoại bị loại bỏ theo thời gian? Liệu tất cả số nhựa này có phân hủy hoàn toàn không? Các thiết bị điện tử tiêu dùng là nguyên nhân gây ra hàng tấn chất thải điện tử hàng năm, góp phần gây ra khủng hoảng khí hậu.
Ví dụ, iPhone chứa các vật liệu độc hại như chì và thủy ngân, có thể gây hại cho môi trường và con người nếu vứt bỏ không đúng cách. Apple cho biết chuỗi cung ứng đầu cuối của iPhone 12 thải ra 70 kg carbon vào khí quyển. Nếu có 1 triệu người không mua iPhone, chúng ta có thể tiết kiệm 70.000.000 kg carbon bay vào không khí trong một năm. Lượng khí thải này sẽ cao hơn nhiều khi tăng lên 10 triệu hoặc 100 triệu chiếc iPhone. Đây cũng là điều cần suy nghĩ trước khi người dùng nâng cấp smartphone.
Chu kỳ nâng cấp smartphone đã kéo dài hơn
Bất chấp những ưu đãi hấp dẫn từ phía nhà cung cấp, chu kỳ nâng cấp smartphone dường như đã kéo dài. Trong những năm gần đây, một số báo cáo cho thấy người Mỹ và châu Âu cảm thấy hạnh phúc hơn khi cầm điện thoại trong thời gian dài.
Galaxy S21 và iPhone 12.
Đó là bởi smartphone đang được cập nhật phần mềm và bảo mật lâu hơn. Ví dụ, iPhone 6S năm 2015 vẫn hỗ trợ nâng cấp lên iOS 15.
Bên cạnh tất cả những điều này, sự đổi mới smartphone đã đạt đến mức cao trào và ngành công nghiệp này mang dấu ấn của một ngành trưởng thành: tăng trưởng doanh số smartphone chậm lại cùng với sự phát triển chậm hơn của công nghệ.
Giảm khoảng cách công nghệ
Một vài năm trước, các nhà sản xuất điện thoại thông minh khiến nhiều người thấp thỏm chờ đợi sự thay đổi thiết kế trên những sản phẩm tiếp theo. Nhưng giờ đây, ngay cả với dòng iPhone 12, 5G có lẽ là tính năng nổi bật nhất.
Khi so sánh iPhone 12 với iPhone 11, những nâng cấp đáng phải kể đến là: kết nối 5G, màn hình OLED, thiết kế mới, sạc từ tính MagSafe và lớp cường lực Ceramic Shield nhưng không có gì đặc biệt. Lần gần nhất “Táo Khuyết” gây sốc đến thế giới là iPhone X vào năm 2017 - loại bỏ nút Home vật lý và thu nhỏ viền bezel, mang tới Face ID, tới nay vẫn truyền cảm hứng cho "gia đình" iPhone 12.
iPhone 12 mang tới tính năng Magsafe.
Với iPhone 13, chúng sẽ không được nâng cấp kỹ thuật quá lớn. Dự kiến, loạt iPhone 2021 sẽ có “tai thỏ” nhỏ hơn, pin lớn hơn và tốc độ làm mới màn hình nhanh hơn. Bản thân Apple cho biết vòng đời của một chiếc iPhone hiện nay thường là ba năm. Vì vậy, công ty sẽ sắp xếp lịch trình ra mắt iPhone mới của mình cho phù hợp: có sự thay đổi thiết kế lớn sau ba năm, những cập nhật nhỏ hơn ở giữa.
Một ví dụ khác là “gia đình” Galaxy S21 của Samsung. Ở đây, sự thay đổi nổi bật không được thực hiện đối với phần cứng hoặc phần mềm mà chỉ là mức giá thấp hơn dòng Galaxy S20 năm 2020.
Điều gì khiến Galaxy S21 trở thành một sản phẩm hấp dẫn? Rất có thể là nhờ hệ thống camera tuyệt vời, hiệu suất nhanh, tuổi thọ pin và màn hình sắc nét với viền màn hình mỏng. Nhưng sự thật là Galaxy S10 2019 cũng có tất cả các tính năng đó.
Chúng ta đang ở thời kỳ đỉnh cao của điện thoại thông minh?
Samsung và Huawei đã đạt được những tiến bộ công nghệ khi giới thiệu những chiếc smartphone có màn hình gập lại, và chúng có thể đại diện cho tương lai của ngành. Tuy nhiên, những thiết bị này lại có mức giá đơn giản là vượt quá tầm với của hầu hết mọi người. Ví dụ, Galaxy Z Fold 2 có giá lên tới 50 triệu đồng; Galaxy Z Flip có giá 36 triệu đồng tại Việt Nam. Cho đến khi những mức giá của chúng ngang bằng với iPhone 12 Pro hoặc iPhone 12 Pro Max, điện thoại gập lại mới có thể trở thành là một sản phẩm thương mại phổ biến.
Galaxy Z Flip có giá khá cao.
Thực tế, sự đổi mới của điện thoại thông minh đã bị đình trệ, gây áp lực lên các công ty điện tử tiêu dùng và những “gã khổng lồ” công nghệ thiết kế chúng. Có lẽ chúng ta đã đạt đến đỉnh cao nhất của thị trường smartphone, đây có lẽ là một phần lý do khiến cho “cuộc đua” nâng cấp smartphone đang chậm lại.
Nguồn: Dân Việt
iPhone 13 sắp ra mắt vào tháng 9.
Khi biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn thì điều gì sẽ xảy ra với tất cả những chiếc điện thoại bị loại bỏ theo thời gian? Liệu tất cả số nhựa này có phân hủy hoàn toàn không? Các thiết bị điện tử tiêu dùng là nguyên nhân gây ra hàng tấn chất thải điện tử hàng năm, góp phần gây ra khủng hoảng khí hậu.
Ví dụ, iPhone chứa các vật liệu độc hại như chì và thủy ngân, có thể gây hại cho môi trường và con người nếu vứt bỏ không đúng cách. Apple cho biết chuỗi cung ứng đầu cuối của iPhone 12 thải ra 70 kg carbon vào khí quyển. Nếu có 1 triệu người không mua iPhone, chúng ta có thể tiết kiệm 70.000.000 kg carbon bay vào không khí trong một năm. Lượng khí thải này sẽ cao hơn nhiều khi tăng lên 10 triệu hoặc 100 triệu chiếc iPhone. Đây cũng là điều cần suy nghĩ trước khi người dùng nâng cấp smartphone.
Chu kỳ nâng cấp smartphone đã kéo dài hơn
Bất chấp những ưu đãi hấp dẫn từ phía nhà cung cấp, chu kỳ nâng cấp smartphone dường như đã kéo dài. Trong những năm gần đây, một số báo cáo cho thấy người Mỹ và châu Âu cảm thấy hạnh phúc hơn khi cầm điện thoại trong thời gian dài.
Galaxy S21 và iPhone 12.
Đó là bởi smartphone đang được cập nhật phần mềm và bảo mật lâu hơn. Ví dụ, iPhone 6S năm 2015 vẫn hỗ trợ nâng cấp lên iOS 15.
Bên cạnh tất cả những điều này, sự đổi mới smartphone đã đạt đến mức cao trào và ngành công nghiệp này mang dấu ấn của một ngành trưởng thành: tăng trưởng doanh số smartphone chậm lại cùng với sự phát triển chậm hơn của công nghệ.
Giảm khoảng cách công nghệ
Một vài năm trước, các nhà sản xuất điện thoại thông minh khiến nhiều người thấp thỏm chờ đợi sự thay đổi thiết kế trên những sản phẩm tiếp theo. Nhưng giờ đây, ngay cả với dòng iPhone 12, 5G có lẽ là tính năng nổi bật nhất.
Khi so sánh iPhone 12 với iPhone 11, những nâng cấp đáng phải kể đến là: kết nối 5G, màn hình OLED, thiết kế mới, sạc từ tính MagSafe và lớp cường lực Ceramic Shield nhưng không có gì đặc biệt. Lần gần nhất “Táo Khuyết” gây sốc đến thế giới là iPhone X vào năm 2017 - loại bỏ nút Home vật lý và thu nhỏ viền bezel, mang tới Face ID, tới nay vẫn truyền cảm hứng cho "gia đình" iPhone 12.
iPhone 12 mang tới tính năng Magsafe.
Với iPhone 13, chúng sẽ không được nâng cấp kỹ thuật quá lớn. Dự kiến, loạt iPhone 2021 sẽ có “tai thỏ” nhỏ hơn, pin lớn hơn và tốc độ làm mới màn hình nhanh hơn. Bản thân Apple cho biết vòng đời của một chiếc iPhone hiện nay thường là ba năm. Vì vậy, công ty sẽ sắp xếp lịch trình ra mắt iPhone mới của mình cho phù hợp: có sự thay đổi thiết kế lớn sau ba năm, những cập nhật nhỏ hơn ở giữa.
Một ví dụ khác là “gia đình” Galaxy S21 của Samsung. Ở đây, sự thay đổi nổi bật không được thực hiện đối với phần cứng hoặc phần mềm mà chỉ là mức giá thấp hơn dòng Galaxy S20 năm 2020.
Điều gì khiến Galaxy S21 trở thành một sản phẩm hấp dẫn? Rất có thể là nhờ hệ thống camera tuyệt vời, hiệu suất nhanh, tuổi thọ pin và màn hình sắc nét với viền màn hình mỏng. Nhưng sự thật là Galaxy S10 2019 cũng có tất cả các tính năng đó.
Chúng ta đang ở thời kỳ đỉnh cao của điện thoại thông minh?
Samsung và Huawei đã đạt được những tiến bộ công nghệ khi giới thiệu những chiếc smartphone có màn hình gập lại, và chúng có thể đại diện cho tương lai của ngành. Tuy nhiên, những thiết bị này lại có mức giá đơn giản là vượt quá tầm với của hầu hết mọi người. Ví dụ, Galaxy Z Fold 2 có giá lên tới 50 triệu đồng; Galaxy Z Flip có giá 36 triệu đồng tại Việt Nam. Cho đến khi những mức giá của chúng ngang bằng với iPhone 12 Pro hoặc iPhone 12 Pro Max, điện thoại gập lại mới có thể trở thành là một sản phẩm thương mại phổ biến.
Galaxy Z Flip có giá khá cao.
Thực tế, sự đổi mới của điện thoại thông minh đã bị đình trệ, gây áp lực lên các công ty điện tử tiêu dùng và những “gã khổng lồ” công nghệ thiết kế chúng. Có lẽ chúng ta đã đạt đến đỉnh cao nhất của thị trường smartphone, đây có lẽ là một phần lý do khiến cho “cuộc đua” nâng cấp smartphone đang chậm lại.
Nguồn: Dân Việt